Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein ăn vào/ngày trong mùa hè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức năng lượng và protein thô thích hợp trong khẩu phần của bò đực giống holstein friesian nuôi tại trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh moncada (Trang 48 - 65)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein ăn vào/ngày trong mùa

4.2.1. Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein ăn vào/ngày trong mùa hè

hè - thu đến năng suất và chất lượng tinh dịch của bò đực sản xuất tinh giống Holstein Friesian nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada

4.2.1.1. Lượng dinh dưỡng thu nhận của bò thí nghiệm mùa hè - thu

Lượng ăn vào của gia súc là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá chất lượng khẩu phần và liên quan chặt chẽ tới sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi. Lượng ăn vào của gia súc chịu ảnh hưởng của các yếu tố tập tính chọn lựa thức ăn, bản thân thức ăn và bản thân con gia súc (Preston and Leng, 1987). Kết quả theo dõi lượng ăn vào của bò thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.5.

Kết quả cho thấy tổng lượng ăn vào của bò đực giống thí nghiệm tăng dần theo mức dinh dưỡng cho ăn, cao nhất ở các bò đực ăn ở mức III, tiếp đến lô thí nghiệm ăn mức II và cuối cùng là mức I. Có sự sai khác về lượng vật chất khô ăn vào giữa mức I và mức III (P<0,05). Vật chất khô ăn vào tính trên % khối lượng cơ thể dao động trong khoảng 1,25% đến 1,35 % và có sự sai khác có ý nghĩa giữa các mức I, II so với mức III (P<0,05). Lượng vật chất khô ăn vào tính trên khối lượng trao đổi của bò đực giống ăn mức III cao hơn với khuyến cáo của NRC 1988 là 2% trong khi bò đực giống ăn mức II và I thấp hơn khuyến cáo NRC 1988 (2,3 – 5,5%).

Bảng 4.5. Lượng dinh dưỡng thu nhận của bò thí nghiệm mùa hè - thu Chỉ tiêu Chỉ tiêu Các mức dinh dưỡng Mức I Mức II Mức III TT SS% TT SS% TT SS% Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE

Vật chất khô ăn vào (kg/con/ngày) 12,92

b± 0,02 94,5 13,38ab ± 0,03 97,7 13,99a ± 0,03 102,2 Vật chất khô ăn vào

(% BW/ngày) 1,25

b ± 0,01 94,7 1,29b ± 0,01 96,4 1,35a ± 0,01 100,8 Vật chất khô ăn vào

(g/kgW0,75/ngày) 70,86

c ± 0,13 94,5 73,27b ± 0,13 97,7 76,67a ± 0,13 102,2 Tổng protein thô ăn

vào (g/con/ngày) 1.354,1

b± 22,34 98,7 1.409,8ab ± 23,35 103,4 1.469,0a ± 25,35 107,9 Tổng protein thô ăn

vào (g/kgW0,75/ngày) 7,43 c ± 0,01 99,4 7,72b ± 0,01 103,3 8,05a ± 0,01 107,8 Tổng ME ăn vào (MJ/con/ngày) 111,5 b ± 1,32 98,7 118,4ab ± 1,35 103,3 123,4a ± 1,35 107,7 Tổng ME ăn vào (MJ/kgW0,75/ngày) 0,63 ± 0,05 100 0,66 ± 0,06 104,7 0,69 ± 0,06 109,5

Ghi chú: BW: Khối lượng cơ thể. Các giá trị trong cột TT mang chữ cái khác nhau trong một hàng khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05); TT: Thực tế ăn vào từ khẩu phần thí nghiệm; SS: So sánh

TT/NRC1988 tính theo %.

Theo McDonald et al. (1995) thì lượng vật chất khô thu nhận của bò được ước tính khoảng 2,2% khối lượng cơ thể. Lượng vật chất khô ăn vào của bò đực trong thí nghiệm này thấp. Lượng protein thô và năng lượng trao đổi ăn vào của bò đực giống được trình bày ở bảng 4.5 cho thấy có sự sai khác (P<0,05) giữa mức I và mức II, III. Năng lượng trao đổi và protein thô ăn vào của các bò đực giống ăn mức II và III cao hơn mức I từ 3 đến 7 % (P<0,05).

4.2.1.2. Khối lượng cơ thể và điểm thể trạng của bò thí nghiệm mùa hè - thu Khối lượng cơ thể và điểm thể trạng cơ thể của bò đực là 2 chỉ tiêu có ý nghĩa khi đánh giá chế độ ăn của bò đực khai thác tinh (Chase et al., 1993). Khối lượng bò lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm không có sự sai khác thống kê giữa các mức năng lượng trao đổi và protein thô cho ăn (P>0,05). Tuy nhiên khối lượng bò ăn khẩu phần ở mức I có xu hướng giảm khối lượng và bò ăn khẩu phần ở mức III có xu hướng tăng khối lượng.

Bảng 4.6. Khối lượng cơ thể và điểm thể trạng của bò thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi

Mức ME và CP

Thời điểm đánh giá

P Bắt đầu thí nghiệm (kg) Cân sau 2 tháng (kg) Kết thúc thí nghiệm (kg) Khối lượng cơ thể Mean ± SE Mức I 1.016,4 ± 23,12 1.013,4 ± 24,02 1.009,8 ± 24,35 NS Mức II 1.058,0 ± 23,48 1.057,4 ± 23,69 1.058,0 ± 23,73 NS Mức III 1.033,0 ± 24,39 1.035,4 ± 23,47 1.037,6 ± 23,56 NS Điểm thể trạng (1 - 9) Mức I 5 5 5 - Mức II 5 5 5 - Mức III 5 5 5 -

Ghi chú: NS: Sai khác không có ý nghĩa

Tương tự khối lượng, trung bình các bò thí nghiệm đều đạt điểm thể trạng là 5 điểm. Điểm thể trạng có tương quan với tiềm năng sản xuất tinh trùng và chu vi dịch hoàn. Addass (2011) khi so sánh các bò đực giống có cùng chu vi dịch hoàn và khác nhau về điểm thể trạng đã cho thấy số lượng tinh trùng đạt cao nhất ở những bò đực giống có điểm thể trạng bằng 5. Điều này cho thấy, các bò đực giống được nuôi dưỡng với mức dinh dưỡng hợp lý và khẩu phần thức ăn đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bò đực giống nên các bò đực giống có điểm thể trạng tốt nhất (5 điểm) cho bò đực sản xuất tinh.

4.2.1.3. Số lượng, chất lượng tinh dịch của bò thí nghiệm mùa hè - thu Chất lượng tinh dịch của bò thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.7 và 4.8

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy năng lượng trao đổi và protein thô có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu chất lượng tinh.

Thể tích tinh dịch và hoạt lực tinh trùng

Thể tích tinh dịch và hoạt lực tinh trùng của các bò đực không cho thấy có sự sai khác giữa các mức năng lượng trao đổi và protein cho ăn (P>0,05) cụ thể các bò ăn ở mức III thể tích tinh dịch là 6,68 ml, hoạt lực là 69,91%. Mức II thể tích tinh dịch là 6,65ml, hoạt lực đạt 68,76% còn mức I thể tích đạt 6,66ml và hoạt lực là 67,58%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả Coulter and Foute (1997) và Pruitt and Corah (1985). Mann and Walton (1953) phát hiện ra rằng suy dinh dưỡng làm giảm nồng độ fructose và citrate trong tinh thanh nhưng không ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch. Marume và cs. (2014) khi nghiên cứu trên bò đực giống kết luận thể tích tinh dịch không bị ảnh hưởng của dinh dưỡng hoặc mùa vụ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này lại

ngược với nghiên cứu của Tegegne et al. (1994), khi cho rằng dinh dưỡng có ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch và nồng độ tinh trùng.

Bảng 4.7. Thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng của bò thí nghiệm mùa hè – thu

Mức ME và CP N

Chỉ tiêu theo dõi Thể tích tinh dịch (ml) Hoạt lực tinh trùng (%) Nồng độ tinh trùng (tỷ/ml) Tổng số tinh trùng tiến thẳng (tỷ/lần khai thác) Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE Mức I 96 6,66 0,02 67,58 1,43 1,24b 0,003 5,58c 0,01

Mức II 96 6,65 0,02 68,76 1,42 1,27a 0,002 5,81b 0,01

Mức III 96 6,68 0,02 69,91 1,42 1,28a 0,002 5,98a 0,01

Ghi chú: Trong cùng chỉ tiêu: các giá trị trong một cột có chữ cái a,b,c khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Nồng độ tinh trùng

Khi nghiên cứu về chỉ tiêu này kết quả cho thấy các bò đực ăn mức III cho giá trị cao nhất đạt 1,28 tỷ/ml, tiếp đến lần lượt mức II đạt 1,27 tỷ/ml và mức I đạt 1,24 tỷ/ml thấp nhất. (P<0,05).

Tổng số tinh trùng tiến thẳng

Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng là chỉ tiêu tổng hợp của 3 chỉ tiêu lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng (V x A x C). Qua chỉ tiêu tổng số tinh trùng sống tiến thẳng có thể đánh giá được số lượng tinh đông lạnh sản xuất của gia súc (Phùng Thế Hải, 2013; Lê Bá Quế, 2013). Kết quả nghiên cứu tổng số tinh trùng tiến thẳng cũng cho thấy có sự sai khác (P<0,05) cao nhất ở các bò đực ăn mức III đạt 5,98 tỷ/lần khai thác và thấp nhất ở mức I đạt 5,58 tỷ/lần khai thác. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Robinson et al. (2006) khi cho gia súc ăn khẩu phần thiếu dinh dưỡng, nồng độ tinh trùng vàhoạt lực tinh trùng giảm đi. Garner et al. (1996) khi nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng trên các mô kẽ tinh hoàn cho rằng dinh dưỡng không ảnh hưởng đến số lượng tế bào Leydig nhưng tổng số khối lượng của các tế bào Leydig mỗi tinh hoàn cao hơn 30% trong bò đực cho ăn không hạn chế so với bò đực ăn hạn chế, cho thấy một sự thay đổi trong khối lượng của các tế bào. Nghiên cứu của Setchell et al. (1965) cho rằng dinh dưỡng ảnh hưởng đến sản xuất testosterone, hormone cần thiết cho

quá trình hình thành tinh trùng. Đối với bò đực, ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với sản xuất testosterone là rất rõ ràng từ những nghiên cứu sớm nhất dựa trên chỉ số hàm lượng fructose và citrate trong tinh thanh (yếu tố kích thích dịch hoàn sản xuất testosterone). Labuschane (2001) khi nghiên cứu trên bò đực cho rằng, có mối quan hệ trực tiếp giữa dinh dưỡng, khối lượng tinh hoàn và số lượng tinh trùng cho một lần xuất tinh. Khi tổng hợp các nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến động vật, Brown (1994) đã kết luận dinh dưỡng ảnh hưởng rõ ràng phát triển tinh hoàn và việc sản xuất tinh trùng.

Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu PH, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống, màu sắc được trình bày bảng 4.8.

Bảng 4.8. pH tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống và màu sắc tinh dịch của bò thí nghiệm mùa hè - thu

Mức ME và CP N

Chỉ tiêu theo dõi pH Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) Tỷ lệ tinh trùng sống(%) Màu sắc Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE Mức I 96 6,81 0,01 13,39 0,13 81,38b 1,72 3,44 0,07

Mức II 96 6,81 0,01 13,34 0,13 84,46ab 1,71 3,50 0,07

Mức III 96 6,81 0,01 13,21 0,13 86,26a 1,71 3,52 0,07

Ghi chú: Trong cùng chỉ tiêu: các giá trị trong một cột có chữ cái a,b khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

pH tinh dịch

Kết quả cho thấy chỉ tiêu này ổn định trong suốt giai đoạn thí nghiệm, pH là 6,81 ở các mức thí nghiệm. Anderson (1952) cho rằng pH tinh dịch cao có xu hướng tương quan dương với tỷ lệ thụ thai và ngược lại. Chỉ tiêu pH của bò thí nghiệm của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Dhami et al. (2001). Chỉ tiêu pH của bò HF của Dhami et al. (2001) đạt 6,61 ± 0,04.

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

Khi nghiên cứu chỉ tiêu này kết quả cho thấy tỷ lệ tinh trùng kỳ hình dao động trong khoảng 13,21 đến 13,39%, mặc dù không có sự sai khác giữa các khẩu phần (P>0,05) nhưng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình có xu hướng thấp hơn ở những bò ăn mức III. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, kích thước ống sinh tinh, mùa vụ (Martin et al.

(2010). Trong thí nghiệm này tỷ lệ tinh trùng kỳ hình có xu hướng thấp hơn ở những bò ăn mức năng lượng trao đổi và và protein thô cao (mức III).

Tỷ lệ tinh trùng sống

Theo (Herman and Madden, 1963) thì chất lượng tinh trùng tốt phải có 80% tinh trùng sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tinh trùng sống đều đạt trên 80% và ảnh hưởng các mức dinh dưỡng thí nghiệm cho thấy có sự sai khác (P<0,05) ở các bò đực ăn mức III có tỷ lệ tinh trùng sống cao nhất đạt 86,26%, các bò ăn ở mức II đạt 84,46%, và thấp nhất ở mức I đạt 81,38%. Tỷ lệ tinh trùng sống của thí nghiệm này tương đương với nghiên cứu của Dhami

et al. (1998) và Lemma and Shemsu (2011) nhưng thấp hơn so với kết quả của Hoflack (2006).

Màu sắc tinh dịch

Màu sắc tinh dịch trong thí nghiệm được gắn với các giá trị số đã cho thấy giá trị trung bình tổng thể của màu sắc tinh dịch theo các mức dinh dưỡng dao động trong khoảng 3,44 đến 3,52 (màu trắng đục). (P>0,05).

Tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn

Tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn theo Vincent et al. (2012) để đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao khi sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo, ngoài các yếu tố như chất lượng sinh sản của đàn bò cái, tay nghề của dẫn tinh viên, thì chất lượng tinh đông lạnh sau giải đông phải đủ số lượng tinh trùng trong mỗi cọng rạ và hoạt lực sau giải đông phải lớn hơn 40%. Maurya and Tuli (2003) trong nghiên cứu của mình đã kết luận chất lượng của tinh trùng sau giải đông của những lần xuất tinh đã được đánh giá chất lượng tinh tốt hơn so với không đánh giá chất lượng tinh. Do vậy, để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác TTNT trên đàn gia súc, cần thiết phải đưa ra những tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch chủ yếu, nhằm sản xuất được tinh cọng rạ có chất lượng tốt và tránh lãng phí trong quá trình sản xuất tinh đông lạnh do tinh dịch có chất lượng kém gây nên. Tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của con đực, nếu tỷ lệ khai tinh đạt tiêu chuẩn cao thì khả năng sản xuất tinh tốt và ngược lại. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của bò thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Tỷ lệ số lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của bò thí nghiệm mùa hè - thu mùa hè - thu

Chỉ tiêu theo dõi Mức ME và CP Số lần KT (lần) Số lần KT ĐTC (lần) Tỷ lệ (%) Số lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (lần) Mức I 96 78 81,25 Mức II 96 81 84,38 Mức III 96 85 88,54 V (ml) Mức I 96 96 100 Mức II 96 96 100 Mức III 96 96 100 A (%) Mức I 96 80 83,33 Mức II 96 81 84,38 Mức III 96 85 88,54 C (tỉ/lần khai thác) Mức I 96 96 100 Mức II 96 96 100 Mức III 96 96 100 pH Mức I 96 96 100 Mức II 96 96 100 Mức III 96 96 100 K (%) Mức I 96 81 84,38 Mức II 96 82 85,42 Mức III 96 86 89,58 L (%) Mức I 96 78 81,25 Mức II 96 82 85,42 Mức III 96 87 90,63

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mẫu tinh dịch ở tất cả các lần khai thác tinh đều có các chỉ tiêu thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng và pH tinh dịch đạt tiêu chuẩn. Chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống đạt tiêu chuẩn tăng dần theo các mức dinh dưỡng ăn vào Các tỷ lệ này cao nhất ở các bò ăn mức III theo thứ tự 88,54%; 89,58%; 90,63%.

Chỉ tiêu số lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn là chỉ tiêu tổng hợp của tất cả các chỉ tiêu thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, pH, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống. Kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ tiêu số lần khai thác đạt tiêu chuẩn cao nhất ở các bò đực giống ăn mức III (88,54%), tiếp đến mức II (84,38%) và mức I (81,25%).

Để sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ, mẫu tinh dịch phải có các chỉ tiêu số lượng, chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định đã đặt ra sau đó mới đưa vào pha chế và sản xuất tinh cọng rạ (thể tích một cọng rạ là 0,25ml). Do vậy số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giống, tuổi, cá thể, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ, kỹ thuật khai thác tinh, quản lý… tương tự như các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch. Đặc biệt, chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng trong tinh dịch. Nếu thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng và nồng độ tinh trùng càng cao thì số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh càng nhiều (Mathevon et al., 1998).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức năng lượng và protein thô thích hợp trong khẩu phần của bò đực giống holstein friesian nuôi tại trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh moncada (Trang 48 - 65)