Các giai đoạn phát triển của khoa học

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học - Đại học mở pptx (Trang 51 - 52)

- Hệ tư tưởng là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, quan niệm của một giai cấp đã được hệ thống hóa, khái quát hóa

c) Các giai đoạn phát triển của khoa học

Giai đoạn 1 bắt đầu từ thời cổ đại cho đến thế kỷ

XV. Ở giai đoạn này, khoa học như còn “thai nghén”, vừa rất sơ khai, vừa hạn hẹp trong một số lĩnh vực: cơ học, toán học, thiên văn học nhằm đáp ứng trực tiếp các nhu cầu thủy lợi, hàng hải, xây dựng, kiến trúc... khoa học chưa ảnh hưởng bao nhiêu tới sản xuất. Đặc biệt, trong “đêm trường trung cổ” phong kiến, các phát minh khoa học được coi là tội lỗi, là “tà đạo” và bị trừng phạt bởi Nhà thờ cấu kết với nhà nước. Trong khuôn khổ phương thức sản xuất phong kiến, nền kinh tế vẫn mang nặng tính tự nhiên, vẫn tiếp tục sử dụng công cụ thủ công trong giới hạn kỷ xảo cá nhân và kinh nghiệm của con người thợ cả.

Giai đoạn 2 bắt đầu tư cuối thế kỳ XV đến hết thế

kỷ XIX, gồm 2 thời kỳ:

+ Thời kỳ thứ 1 bắt đầu từ Côpenic và kết thúc ở Niutơn. Đặc điểm của thời kỳ này là các khoa học lần lượt đi sâu vào

nghiên cứu các lĩnh vực của hiện thực, đề cao thực nghiệm và suy lý, tuyên chiến với các giáo điều, công khai hoài nghi tất cả các dự đoán chưa được chứng minh bằng thực nghiệm hoặc bằng suy lý chắc chắn. Cơ học cổ điển lần đầu tiên đạt tới đỉnh cao với tên tuổi Niutơn. Trong bối cảnh ấy, phương pháp tư duy siêu hình giữ vai trò thống trị trong triết học lẫn trong các khoa học, Nhưng mặt khác, sự phát triển của triết học duy vật và của các khoa học đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của CNTB ở phương Tây.

+ Thời kỳ thứ 2 bắt đầu từ giả thuyết về sự hình thành thái dương hệ của Cantơ và kết thúc với các thành tựu khoa học tự nhiên xuất sắc nhất ở thế kỷ thứ XIX như thuyết tế bào, thuyết tiến hóa các giống loài, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Đặc điểm của khoa học thời nay là phát triển theo hướng phá vỡ quan niệm siêu hình về các đối tượng nghiên cứu, công khai gạt bỏ cái gọi là “sự sáng tạo”của Chúa ra khỏi khoa học, và ngày càng gắn chặt với sản xuất. Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên là sự phát triển mạnh tri thức khoa học xã hội theo hướng đề cao chủ nghĩa nhân văn, đề cao tinh thần dân chủ, thoát dần ảnh hưởng của thần học. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học về tự nhiên và về xã hội thời này là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình tư sản hóa ở phương Tây, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy quá trình ra đời và trưởng thành của giai cấp vô sản công nghiệp, và do đó, thúc đẩy sự ra đời và phát triển học thuyết Mác - hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản.

Giai đoạn 3 - thế kỷ XX: Đặc điểm của giai đoạn này không chỉ là sự gia tăng vượt bật của mọi tri thức khoa học, mà còn là sự gia tăng rõ rệt vai trò của khoa học đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các khoa học lần lượt tham gia vào cưộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, và ở 30 năm cuối thế kỷ XX thì tham gia vào cách mạng khoa học - công nghệ, vô luận là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân văn. Dự báo thiên tài của Mác từ thếc kỷ XIX “khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” đã thành hiện thực. Hàm lượng khoa học vật hóa trong các sản phẩm tăng nhanh chưa từng thấy và ngày càng rõ ý nghĩa sống còn trong điều kiện kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện nay. Một đặc điểm nữa của khoa học hiện đại là đồng thời diễn ra mạnh mẽ hai quá trình phân ngành và hợp ngành trong khoa học. Nỗ lực bao trùm của quá trình hợp ngành là khuynh hướng tiến tới nhất thể hóa toàn bộ các tri thức khoa học thành một lực lượng trí tuệ thống nhất để nhận thức và cải tạo thế giới một cách hiệu quả nhất.

Trong bối cảnh đó, bản thân các hoạt động khoa học cũng trở thành một ngành sản xuất mới với quy mô ngày càng rộng lớn (các viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí nghiệp,...) thu hút ngày càng nhiều các cán bộ khoa học và kinh phí đầu tư.

Đảng ta từ nghị quyết TW 2 khóa VIII (1996) đã khẳng định khoa học - công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo là những “quốc sách hàng đầu” nhằm tạo động lực mạnh mẽ để công nghiệp hóa

hiện đại hóa đất nước, phấn đấu tới năm 2020 căn bản hoàn thành công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đất nước.

Ø Câu 54: Trình bày các quan niệm khác nhau về con người

trong triết học trước Mác?

Con người là đối tượng nhận thức của triết học và của nhiều ngành khoa học cụ thể. Nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau, mục đích và mức độ nhận thức về con người cũng khác nhau. Khi khả năng con người tìm hiểu bí mật của giới tự nhiên càng tăng lên bao nhiêu thì những vấn đề liên quan đến con người càng được đặt ra nhiều và càng sâu sắc bấy nhiêu. Song, nếu như các khoa học cụ thể đến với con người để “chia cắt” con người ra, lấy một số mặt, một số yếu tố nào đó làm đối tượng để tìm hiểu thì ngược lại, triết học bao giờ cũng nhìn con người trong tính chỉnh thể của nó. Triết học, trước khi đi vào những vấn đề khác về con người bao giờ cũng truy tìm bản chất, vạch ra vị trí và vai trò của con người qua các hoạt động và quan hệ của nó trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học - Đại học mở pptx (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w