Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học - Đại học mở pptx (Trang 29 - 30)

mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới ở nước ta?

Trong quá trình nghiên cứu xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ nghiên cứu xã hội thông qua mối quan hệ biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà còn nghiên cứu cả những quan hệ khác. Trong đó mối quan hệ biện chứng giữa

cơ sở hạ tầngkiến trúc thượng tầng cũng được xem là một quy luật chung chi phối sự vận động và phát triển của xã hội loài người.

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

a) Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

Trong một xã hội, có thể tồn tại nhiều loại hình quan hệ sản xuất khác nhau, bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của một xã hội tương lai. Cơ sở hạ tầng chính là sự tổng hợp của các quan hệ sản xuất ấy, trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Do đó, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, bên cạnh những quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống thì quan hệ sản xuất thống trị vẫn là đặc trưng cơ bản của xã hội ấy.

b) Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thể chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v. được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Khi xã hội đã phân chia giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng mang tính giai cấp. Đó chính là cuộc đấu tranh về chính trị - tư tưởng của các giai cấp đối kháng, trong đó nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là sự biểu hiện rõ nét nhất cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thượng tầng

Mỗi một xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó, đây là hai mặt của đời sống xã hội và được hình thành một cách khách quan, gắn liền với những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Không như các quan niệm duy tâm giải thích sự vận động của các quan hệ kinh tế bằng những nguyên nhân thuộc về ý thức, tư tưởng hay thuộc về vai trò của nhà nước và pháp quyền, trong Lời tựa tác phẩm Góp phần phê phán khoa

kinh tế chính trị, C.Mác đã khẳng định: “không thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của con người, để giải thích những quan hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất”(1).

• Trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết địnhđối với kiến trúc thượng tầng. Vai trò quyết định đó được thể hiện:

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học - Đại học mở pptx (Trang 29 - 30)