- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc
1. Nguồn gốc giai cấp
+ Xã hội cộng sản nguyên thuỷ từng tồn tại hàng triệu năm,
nhưng chưa hề có giai cấp. Có hai nguyên nhân kinh tế để giải thích khái quát sự thật này: Một là, trình độ lực lượng sản xuất nguyên thủy quá thô sơ, thấp kém; con người còn quá lệ thuộc vào thiên nhiên (các vùng cư trú); của cải làm ra chưa đảm bảo nuôi sống được mọi người. Hai là, do đó, các cộng đồng nguyên thủy (thị tộc, bộ lạc) buộc phải cố kết chặt chẽ để cưu mang nhau cùng tồn tại ở mức sống tối thiểu trong quan hệ sản xuất nguyên thủy – của chung, làm chung, hưởng chung, phân phối bình quân, tức là chưa có giai cấp.
Rõ ràng một phương thức sản xuất thấp kém như vậy không thể gắn liền với phân chia giai cấp. Thậm chí trong thế giới văn minh ngày nay, vẫn còn sót lại đâu đó trên các châu lục (Á, Phi, Mỹ Latinh, Úc) những cộng đồng thổ dân (bộ lạc) chưa từng biết tới phân chia giai cấp. Vì thế, luận điểm cho rằng lịch sử loài người ngay từ đầu gắn liền với phân chia giai cấp là hoàn toàn vô căn cứ, phản khoa học, mưu toan biện hộ cho đặc quyền, đặc lợi của các giai cấp thiểu số bóc lột, áp bức, thống trị và nô dịch đa số.
+ Sự xuất hiện công cụ kim loại vào cuối thời nguyên thủy
(cách đây 7 – 8 ngàn năm) thay thế dần công cụ bằng đá đã làm tăng vượt bậc năng suất lao động, lần đầu tiên tạo ra sản phẩm dư thừa tương đối cho xã hội. Đây là tiền đề vật chất - khách quan cho một thiểu số tước đoạt lao động của đa số, dẫn tới sự phân hóa xã hội thành giai cấp bóc lột và bị bóc lột đầu tiên trong lịch sử. Gắn liền và tác động cùng chiều với quá trình phức tạp này là ba cuộc phân công lao động lớn: Một là, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; Hai là, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; Ba là, thương nghiệp tách khỏi sản xuất.
+ Trong điều kiện ấy, sở hữu gia đình từng bước hình
thành, và tỏ ra ưu việt hơn sở hữu công cộng nguyên thủy, và thay thế dần sở hữu lạc hậu này. Sự phân hóa giàu - nghèo trên nền tảng tư hữu như vậy là điều không tránh khỏi.
+ Trong điều kiện mới ấy của lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất, các tù binh bắt được trong chiến tranh không còn bị giết như trước nữa, mà được đem về làm nô lệ cho bên thắng trận. Cần hiểu rằng, đây là nhân tố hay con đường thứ hai có tác dụng bổ sung và đẩy nhanh quá trình phân hoá giai cấp vốn đã diễn ra tất yếu từ sự vận động, chuyển hóa và phát triển nội tại của phương thức sản xuất nguyên thủy vào thời kỳ tan rã của nó – với tư cách là con đường thứ nhất, chủ yếu dẫn tới phân hóa giai cấp. Nếu nhấn mạnh hoặc chỉ thừa nhận nguồn gốc phân hóa giai cấp từ nguyên nhân chiến tranh – bạo lực là xuyên tạc lịch sử, vô tình hay cố ý bênh vực cho kẻ mạnh mãi mãi bóc lột và áp bức kẻ yếu. Từ đó có thể khẳng định: sự xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp sự ra đời giai cấp.
+ Trong bối cảnh phân hóa giai cấp như vừa trình bày, đặc
biệt những người đứng đầu các bộ lạc nguyên thủy đã lợi dụng địa vị thủ lĩnh của mình để chiếm đoạt nhiều nhất các sản phẩm dư thừa của cộng đồng – kể cả tù binh bắt được và trở thành chủ nô. Các chủ nô này cùng với quá trình phân hóa giàu – nghèo trên nền tảng chế độ tư hữu đã dần dần hình thành nên giai cấp bóc lột đầu tiên trong lịch sử là giai cấp chủ nô, đa phần người lao động rơi xuống tình trạng giai cấp nô lệ.
Tóm lại, nguồn gốc giai cấp, xét đến cùng, là nguồn gốc kinh tế mang tính vật chất – khách quan, bắt nguồn từ một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và tiếp đó gắn liền trực tiếp với chế độ tư hữu