- Hệ tư tưởng là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, quan niệm của một giai cấp đã được hệ thống hóa, khái quát hóa
2. thức pháp quyền
Ý thức pháp quyền là toàn bộ những quan điểm về bản chất, vai trò của luật pháp, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội, về đánh giá các luật pháp đã ban hành...
Một bộ phận tập trung và quan trọng nhất của ý thức pháp quyền là Hệ thống luật pháp. Nó do cơ quan lập pháp là quốc hội hoặc thượng, hạ viện nằm trong hệ thống nhà nước ban hành, được thi hành bởi cơ quan hành pháp là bộ máy chính phủ từ trung ương tới địa phương, được cơ quan tư pháp gồm cơ quan kiểm sát, toà án, nhà tù... phát hiện và xử lý các sai phạm trong thực thi pháp luật, pháp chế.
Ý thức pháp quyền mang tính giai cấp rất rõ. Bởi vì, pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành luật lệ. Mỗi chế độ xã hội, mỗi nhà nuớc chỉ có một hệ thống pháp luật của giai cấp nắm chính quyền. Và trong các xã hội có giai cấp đối kháng, các giai cấp khác nhau có những ý thức khác nhau, thậm chí đối lập nhau về pháp quyền và pháp luật. Nhưng ý thức pháp quyền và pháp luật của giai cấp thống trị bao giờ cũng giữ vai trò thống trị, chi phối các ý thức pháp quyền và pháp luật của các giai cấp khác. Mặt khác, ý phức pháp quyền, mà đặc biệt là hệ thống luật pháp còn luôn đặt nền tảng trên điều kiện kinh tế chung của xã hội. Luật kinh tế vừa bảo vệ lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị, vừa phản ánh điều kiện kinh tế chung của xã hội, chú ý phần nào đến lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội. Luật thuế còn phải căn cứ trên tình hình sản xuất của xã hội, chú ý động viên sức sản xuất của xã hội thông qua đảm bảo nhu nhập... của mọi thành phần kinh tế.
Cũng như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền ra đời cùng với nhà nước. Giữa hai hình thái này có sự gắn bó chặt chẽ với nhau và với nhà nước. Tư tưởng chính trị thấm nhuần trong luật pháp; và luật pháp thể hiện mục tiêu chính trị; bộ máy nhà nước với cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp là công cụ quyền lực to lớn đảm bảo thực thi luật pháp, thực hiện đường lối chính trị. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh có ý nghĩa to lớn đối với mọi quốc gia hiện nay.
Luật pháp và hệ tư tưởng pháp quyền xã hội chủ nghĩa
phản ánh lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công cụ bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng”37.