Các hình thức nhà nước

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học - Đại học mở pptx (Trang 41 - 42)

- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc

b) Các hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác, đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị. Tuỳ theo điều kiện kinh tế, chính trị trong và ngoài nước, trước hết là tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, cũng như đặc điểm và truyền thống của mỗi dân tộc giai cấp thống trị tổ chức nền chuyên chính của mình dưới một hình thức nhất định.

Hình thức nhà nước có ảnh hưởng trong việc củng cố, bảo vệ và thực thi quyền lực nhà nước. Chính vì vậy mà các giai cấp cầm quyền rất quan tâm đến việc tìm kiếm hình thức nhà nước cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước để thực thi quyền lực thống trị chính trị của mình một cách hiệu quả nhất. Hình thức nhà nước khác nhau có ảnh hưởng đến việc thực thi quyền lực nhà nước, nhưng không làm thay đổi bản chất quyền lực nhà nước.

- Nhà nước chiếm hữu nô lệ - nền chuyên chính của giai cấp chủ nô tồn tại dưới những hình thức khác nhau như chính

thể quân chủ và chính thể cộng hoà. Song dù tồn tại dưới

chính thể nào thì giai cấp nô lệ cũng không có quyền về kinh tế và chính trị, không được tham gia vào công việc nhà nước. Không những thế, chủ nô còn có quyền mua bán nô lệ như “công cụ lao động” và thậm chí có quyền giết nô lệ.

- Nhà nước phong kiến có những hình thức quân chủ phân

quyềnvà quân chủ tập quyền. Song dù tồn tại dưới hình thức nào, nhà nước phong kiến vẫn là nền chuyên chính của giai cấp địa chủ phong kiến nhằm bảo vệ chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến và những đặc quyền, đặc lợi của nó. Đó là chế độ chuyên chế cá nhân: vua, chúa có quyền tuyệt đối, ý chí của nhà vua là pháp luật. Chế độ cha truyền con nối là một đặc quyền đặc lợi nổi bật của các nhà nước quân chủ nói chung.

Ở phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc và An Độ), hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rất mạnh, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật. Tuy nhiên, tính tập quyền đó trong thực tế lịch sử là dựa vào sức mạnh quân sự là chủ yếu. Do vậy, nguy cơ cát cứ phân quyền luôn thường trực. Mỗi khi chính quyền nhà nước trung ương suy yếu thì nguy cơ cát cứ lập tức xuất hiện biến thành các cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực giữa các thế lực địa chủ địa phương.

- Nhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nói chung cũng chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hòavà hình thức quân chủ lập hiến. Hình thức cộng hoà lại được tổ chức dưới những hình thức khác nhau như: cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống; trong đó hình thức cộng hoà đại nghị là hình thức điển hình và phổ biến nhất.

Sự khác nhau về hình thức của nhà nước tư sản không làm thay đổi bản chất của nó – đó là nền chuyên chính của giai cấp tư sản đối với các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội. Đề cập tới bản chất đó của nhà nước tư sản, V.I.Lênin viết: “Những hình thức của các nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”32.

Cơ quan tuyên truyền tư sản tìm mọi cách làm cho người ta tin rằng chế độ cộng hoà dân chủ tư sản là hình thức nhà nước

dân chủ, tự do, là nhà nước lý tưởng. Ngày nay, nhà nước tư sản thường có vẻ bề ngoài như là một cơ cấu cho phép nhân dân tỏ rõ ý chí của mình một cách định kỳ, nhưng những hình thức và thể chế dân chủ đó hoàn toàn không làm thay đổi bản chất của nhà nước tư sản như V.I.Lênin đã chỉ ra trên đây. Không những thế, chế độ cộng hoà dân chủ còn là một hình thức hoàn bị nhất của nền chuyên chính tư sản. Nhà nước tư sản tuyên bố quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân, nhưng trong thực tế đó chỉ là quyền bình đẳng tư sản, bảo đảm những lợi ích của giai cấp tư sản. Do đó, V.I.Lênin viết: “Pháp luật bảo vệ mọi người như nhau; nó bảo vệ tài sản của những người có của chống laị sự xâm phạm của cái khối lớn, những người không có của, không có gì cả ngoài hai cánh tay, và dần dần bị bần cùng hoá, bị phá sản và biến thành vô sản”33.

- Nhà nước vô sản có thể tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Công xã Pari 1871 đã đi vào lịch sử như hình thức đầu tiên của nhà nước vô sản. Hình thức thứ hai của chuyên chính vô sản là xô viết do cách mạng tháng mười năm 1917 sáng lập. Và có một số nhà nước vô sản tồn tại dưới hình thức dân chủ

nhân dânv.v..

Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại cho nhà nước chuyên chính vô sản nhiều hình thức mới. Tính đa dạng của nhà nước đó tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của thời điểm xác lập nhà nước ấy; tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các giai cấp và khối liên minh giai cấp tạo thành cơ sở xã hội của nhà nước; tuỳ thuộc vào nhiệm vụ kinh tế – chính trị – xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện; tuỳ thuộc vào truyền thống chính trị của dân tộc. Hình thức cụ thể của nhà nước trong thời kỳ quá độ có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng chỉ là một - chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.

Nhà nước vô sản là một nhà nước đặc biệt, nhà nước “không nguyên nghĩa”, là nhà nước “nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế – xã hội của sự xuất hiện và tồn tại nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà nước vô sản không phải bằng con đường bị thủ tiêu, bị xoá bỏ mà bằng con đường tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển chín muồi của lực lượng sản xuất và sự tiêu vong mọi giai cấp.

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học - Đại học mở pptx (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w