- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc
2. Vai trò của cách mạng xã hộ
Các cuộc cách mạng xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, mới thay thế được hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn. Cách mạng xã hội là bước chuyển vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế - chính trị - văn hoá - tư tưởng. Trong thời kỳ cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một cách cao độ như C.Mác coi cách mạng xã hội là “đầu tàu” của lịch sử.
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua các quá trình chuyển biến cách mạng xã hội: Thứ nhất, từ cộng đồng nguyên thuỷ lên chế độ chiếm hữu nô lệ; Thứ hai, từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến; Thứ ba, từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa; Thứ tư, từ chế độ tư bản chủ nghĩa lên chế độ xã hội chủ nghĩa. Và lịch sử càng tiến lên thì đặc trưng và vai trò của cách mạng xã hội càng trở nên đầy đủ và rõ rệt hơn.
Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện mục đích cao cả là giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khác. Đó cũng là sự giải phóng con người nói chung khỏi sự bóc lột, áp bức và bất công. Tất cả các cuộc cách mạng trước chỉ là sự thay thế hình thức người bóc lột người. Cách mạng vô sản có mục đích cuối cùng là xoá bỏ mọi hình thức người bóc lột người, xây dựng một xã hội không còn giai cấp. Đó là sự chuyển biến sâu sắc nhất trong lịch sử phát triển nhân loại. Vì vậy, khác với các cuộc cách mạng trước, đối với cách mạng vô sản, việc giành được chính quyền mới chỉ là bước mở đầu cho quá trình biến đổi cách mạng toàn bộ đời sống xã hội; cách mạng vô sản không thể không dẫn đến sự chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Song, nếu như nền chuyên chính do các cuộc cách mạng trước tạo ra chỉ có thể bị thủ tiêu bằng cách mạng, thì chuyên chính vô sản chỉ là bước quá độ để đi tới xoá bỏ giai cấp và chyên chính giai cấp.
Ø Câu 48: Tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng xã hội là gì. Phân tích điều kiện khách quan và
nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội? 1. Tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng xã hội là gì?
Tính chất của một cuộc cách mạng xã hội do nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó quyết định - cuộc cách mạng phải giải quyết những mâu thuẫn giai cấp nào, đưa đến sự thành lập một chế độ xã hội nào. Chẳng hạn cuộc cách mạng 1789 ở Pháp là cuộc cách mạng tư sản vì giai cấp tư sản và các tầng lớp lao động do giai cấp tư sản lãnh đạo đã thực hiện nhiệm vụ lật đổ giai cấp địa chủ phong kiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư
bản. Cuộc cách mạng này nhằm giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp địa chủ phong kiến với giai cấp tư sản cũng như với giai cấp công nhân.
Lực lượng của cuộc cách mạng xã hội là những giai cấp và tầng lớp nhân dân có lợi ích ít hoặc nhiều gắn bó với cách mạng cùng đứng lên làm cách mạng. Lực lượng của cách mạng do tính chất và điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi cuộc cách mạng quyết định. Có những cuộc cách mạng cùng một kiểu nhưng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong nước và trên thế giới khác nhau nên có những lực lượng cách mạng khác nhau.
Động lực của cách mạng xã hội là những giai cấp và tầng lớp có lợi ích gắn bó chặt chẽ với cách mạng, có tinh thần cách mạng cao nhất, có khả năng lôi cuốn các giai cấp và các tầng lớp nhân dân khác cùng đứng lên làm cách mạng và là lực lượng có tác dụng quyết định thắng lợi của cách mạng.
Vai trò lãnh đạo cách mạng xã hội thuộc về giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại, đại biểu cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp vạch ra đường lối, dẫn dắt tất cả các giai cấp và các tầng lớp nhân dân khác làm cách mạng. Trước kia, trong các cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản là giai cấp lãnh đạo vì nó đại biểu cho phương thức sản xuất tiến bộ thời bấy giờ, có khả năng tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động làm cách mạng xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ tư bản. Ngày nay, trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, vai trò lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp công nhân, giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp tiên tiến nhất của thời đại có đầy đủ tư cách và năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thắng lợi hòan tòan.
Việc xác định tính chất, lực lượng, động lực và vai trò lãnh đạo cách mạng có ý nghĩa quan trọng. Đó là cơ sở để Đảng của giai cấp công nhân định ra đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng đúng đắn quyết định sự thành công của cách mạng.
Cách mạng xã hội có nguồn gốc sâu xa từ kinh tế và xã hội, nhưng cách mạng chỉ có thể nổ ra và giành được thắng lợi khi có đủ các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cần thiết.