Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học - Đại học mở pptx (Trang 35)

- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc

3. Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản

tư sản như là cuộc đấu tranh cao nhất, điển hình nhất và cũng là

cuối cùng của lịch sử đấu tranh giai cấp. Các cuộc đấu tranh giai cấp trước kia từ thời chiếm hữu nô lệ tới thời phong kiến là kém điển hình, vì thường diễn ra dưới hình thức đẳng cấp hơn là giai cấp.

Bốn là,trong những bối cảnh lịch sử nhất định, có thể có đối kháng về lợi ích giữa các giai cấp, các tập đoàn bóc lột - thống trị, nhưng chúng vẫn có thể dễ dàng cấu kết với nhau để đàn áp cuộc đấu tranh chính nghĩa của quần chúng lao động và các dân tộc bị áp bức.

Năm là,cần lưu ý liên minh giai cấp là vấn đề đặc biệt quan trọng trong đấu tranh giai cấp, là một hình thức tập hợp lực lượng thêm bạn, bớt thù trong đấu tranh giai cấp, đặc biệt khi mà đấu tranh giai cấp phát triển tới giai đoạn quyết định: nó có thể và cần phải lôi cuốn ngày càng đông đảo các giai cấp, tầng lớp vào bên này hay bên kia trận tuyến. Có liên minh tạm thời giữa các giai cấp hay tầng lớp có lợi ích căn bản đối lập nhau. Có liên minh lâu dài giữa các giai cấp hay tầng lớp có lợi ích căn bản phù hợp nhau. Liên minh giai cấp cùng với liên minh dân tộc có thể diễn ra từ qui mô trong nước tới quốc tế để hình thành nên các tầng mặt trận thống nhất dân tộc, khu vực và toàn thế giới. Đương nhiên, không phải vì vậy mà ảo tưởng rằng đấu tranh giai cấp bị xóa nhòa trong các liên minh hay trong các mặt trận. Xưa nay, không một liên minh hay mặt trận nào khiến cho các giai cấp khác nhau tự nguyện vất bỏ lợi ích cơ bản sống còn của mình. 2. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển chủ yếu của xã

hội có giai cấp.

CNDV lịch sử khẳng định động lực phát triển chân chính và chủ yếu nhất của lịch sử xã hội có giai cấp là đấu tranh cách mạng của các giai cấp bị áp bức, bị bóc lột chống lại các giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Cùng với thời gian, cuộc đấu tranh này sẽ phát triển tới đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội. Kết cục vật chất của những biến cố lịch sử phi thường này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất mới đối với các quan hệ sản xuất cũ, giải phóng và phát triển vượt bậc lực lượng sản xuất nói riêng, thúc đẩy tiến bộ xã hội nói chung trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Vai trò động lực của đấu tranh giai cấp không chỉ thể hiện rõ nhất qua các cuộc cách mạng xã hội long trời lở đất, mà còn được triết học Mác-Lênin nhìn nhận dưới một loạt các khía cạnh dưới đây:

Thứ nhất, đấu tranh giai cấp còn là động lực phát triển xã

hội trong thời bình. C.Mác nêu ví dụ điển hình ở nước Anh, rằng “… kể từ 1925 (nổ ra khủng hoảng “thừa” đầu tiên trong lịch sử phát triển TBCN – chú thích của chúng tôi), sự phát sinh và sử dụng máy móc chỉ là do kết quả của đấu tranh của các chủ xí nghiệp và công nhân”25. Xét đến cùng thì điều đó vẫn đúng đối

25 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.27, tr. 425 (Tiếng Nga).

với cả cách mạng khoa – công nghệ trong điều kiện của CNTB hiện đại ngày nay.

Thứ hai, các cải cách xã hội tiến bộ nhất định mà các giai cấp thống trị lỗi thời thực hiện không phải là “ban ơn”, mà chính là kết quả đấu tranh bền bỉ của quần chúng lao động cùng với các lực lượng tiến bộ trong nước và trên thế giới.

Thứ ba, đấu tranh giai cấp đặc biệt để lại những dấu ấn sâu sắc trong lĩnh vực tinh thần tinh tế và nhạy cảm của đời sống xã hội là lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, và cũng là động lực mạnh mẽ của lĩnh vực này.

Thứ tư,đấu tranh giai cấp chẳng những có tác động cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng lỗi thời và phản động, mà còn cải tạo chính bản thân các giai cấp cách mạng.

Thứ năm, đấu tranh giai cấp không phải là động lực duy nhất của xã hội có giai cấp, nhưng là động lực mạnh mẽ nhất và trực tiếp nhất của xã hội có giai cấp. Các cuộc đấu tranh khác như đấu tranh dân tộc, đấu tranh tôn giáo… như nhận xét của Ăngghen – đều phản ánh ít nhiều đấu tranh giai cấp.

3. Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản sản

3. Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản sản

Từ giữa thế kỷ XIX, lần đầu tiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa trình độ và tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất được công nghiệp hóavới quan hệ sản xuất tư nhân TBCNngày càng tỏ ra chật hẹp lỗi thời – mà cốt lõi là chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.

Với tất cả tính ưu việt vốn có của mình (đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, XHCN, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có bản chất cách mạng triệt để, có tinh thần quốc tế cao cả, có đội tiền phong được trang bị lý luận Mác - Lênin lãnh đạo, có khả năng liên minh chặt chẽ với tất cả những người lao động và các dân tộc bị áp bức), giai cấp vô sản có được sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình là đấu tranh lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng thành công CNXH, CNCS. Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản hoàn toàn khác về chất so với tất cả các cuộc đấu tranh giai cấp trước đó trong lịch sử: thay đổi căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội trong sản xuất, giải phóng triệt để và phát triển tất cả những người lao động thành những con người phát triển tự do và toàn diện. Bản chất nhân đạo cao cả của sự nghiệp vô sản chính là ở chỗ đó. Cách đây hơn 150 năm, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng kết luận về giai cấp vô sản, rằng: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản, thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học - Đại học mở pptx (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w