Tính thích ứng và độ ổn định về năng suất thực thu của các dòng,giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần năng suất chất lượng cho các tỉnh phía bắc (Trang 70 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.6.Tính thích ứng và độ ổn định về năng suất thực thu của các dòng,giống

CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG LÚA THUẦN

Tính thích ứng và độ ổn định của các dòng, giống lúa tại các vùng sinh thái được đánh giá theo mô hình ổn định, thích nghi của Eberhard và Rusell (1966) như sau:

+ Chỉ số thích nghi (bi) của giống: Nếu bi=1 biểu thị tính thích nghi rộng của giống; Nếu bi<1 biểu thị giống thích nghi theo điều kiện môi trường bất lợi; Nếu bi>1 biểu thị tính thích nghi của giống theo điều kiện môi trường thuận lợi.

+ Chỉ số ổn định S2di của giống: Chỉ số ổn định này có xu hướng tiến đến 0, nếu: S2di =0 được xem là ổn định, S2di # 0 thì không ổn định; S2di >0 có ý nghĩa giống sẽ có năng suất không ổn định. Không chấp giả thuyết về tương tác GxE tuyến tính.

Kết quả trong Bảng 4.14 cho thấy:

+ Dòng NSC15-8 có các tham số ổn định S2di = - 4,710 tiến dần về giá trị 0, giá trị P = 0,071 nhỏ. Các giá trị Ttn = 4,286 lớn hơn giá trị Tlt (α = 0,01; df = 51) = 2,676 nên dòng NSC15-8 có năng suất thực thu ổn định trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 tại hai địa điểm nghiên cứu ở mức tin cậy 99%. Giá trị trong cột hệ số hồi quy chính là chỉ số thích nghi bi = 0,769 nhỏ hơn 1 nên dòng NSC15 -8 biểu hiện tính thích nghi theo điều kiện khó khăn bất lợi.

Bảng 4.14. Độ ổn định năng suất của các dòng/giống lúa trong 2 vụ tại 2 điểm thí nghiệm Tên dòng/giống Trung bình (tạ/ha) Hệ số hồi quy (bi) Ttn P Tham số ổn định S2di P NSC15-8 73,00 0,769 4,286 0,976* -4,710 0,071 NS1 74,70 1,435 9,279 0,996* -4,801 0,054 NS2 73,98 1,288 1,376 0,848 0,545 0,665 NSC16-44 68,48 1,249 2,615 0,940 -3,913 0,203 NSC16–14 62,35 1,063 0,313 0,612 0,187 0,640 NSC16-1 62,83 0,972 0,145 0,553 -0,086 0,620 SSC-TT15 73,73 0,654 12,735 0,998* -4,989 0,018 NSC16-47 70,58 0,865 0,998 0,788 -2,719 0,365 NSC16-46 68,45 0,988 0,255 0,593 -4,803 0,054 SSC-D23 74,83 1,167 1,785 0,891 -3,954 0,196 TBR225 (đ/c) 73,75 0,656 6,412 0,990* -4,713 0,071 Thiên ưu 8 (đ/c) 76,48 0,910 0,974 0,783 -3,990 0,191 Hương thơm 1 (đ/c) 69,83 0,983 0,291 0,605 -4,650 0,081

+ Dòng NS1 có các tham số ổn định S2di = - 4,801 tiến dần về giá trị 0, giá trị P = 0,054 nhỏ. Các giá trị Ttn = 9,279 lớn hơn giá trị Tlt (α = 0,01; df = 51) = 2,676 nên dòng NS1 có năng suất thực thu ổn định trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 tại hai địa điểm nghiên cứu ở mức tin cậy 99%. Giá trị trong cột hệ số hồi quy chính là chỉ số thích nghi bi = 1,435 lớn hơn 1 nên dòng NS1 biểu hiện tính thích nghi theo điều kiện thuận lợi.

+ Dòng SSC-TT15 có các tham số ổn định S2di = - 4,988, giá trị P = 0,014 nhỏ. Các giá trị Ttn = 12,735 lớn hơn giá trị Tlt (α = 0,01; df = 51) = 2,676 nên dòng SSC-TT15 có năng suất thực thu ổn định trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 tại hai địa điểm nghiên cứu ở mức tin cậy 99%. Giá trị trong cột hệ số hồi quy chính là chỉ số thích nghi bi = 0,654 nhỏ hơn 1 nên dòng SSC-TT15 biểu

hiện tính thích nghi theo điều kiện bất lợi.

+ Các dòng NS2, SSC-D23 có năng suất cao tương đương với giống đối chứng Thiên ưu 8 và TBR225, tuy nhiên tính ổn định về năng suất của 2 dòng trên không cao. Dòng NS2 có các tham số ổn định S2di = 0,545, giá trị P = 0,665 lớn. Các giá trị Ttn = 1,376 nhỏ hơn giá trị Tlt (α = 0,01; df = 51) = 2,676 nên dòng NS2 kém ổn định ở mức tin cậy 99% và dòng NS2 có biểu hiện tính thích nghi theo điều kiện thuận lợi (bi = 1,288). Dòng SSC-D23 có các tham số ổn định S2di = - 3,954, giá trị P = 0,196. Các giá trị Ttn = 1,785 nhỏ hơn giá trị Tlt (α = 0,01; df = 51) = 2,676 nên dòng NS2 kém ổn định ở mức tin cậy 99% và dòng NS2 có biểu hiện tính thích nghi theo điều kiện thuận lợi (bi = 1,167).

- Chỉ số môi trường (Ij) tại các địa điểm nghiên cứu được xét như là hiệu số giữa năng suất trung bình của các giống tại môi trường đó với năng suất trung bình của các giống tại tất cả các môi trường thí nghiệm. Khi chỉ số môi trường tại một điểm thí nghiệm có giá trị lớn hơn “0” thì môi trường đó được coi là môi trường thuận lợi. Chỉ số môi trường của các điểm thí nghiệm có giá trị nhỏ hơn “0” thì môi trường đó được coi là môi trường bất lợi. Chỉ số môi trường (Ij) trong vụ Mùa 2016 tại Ba Vì là Ij = -5,372 và tại Khoái Châu –Hưng Yên là Ij = -5,705 do đó tại cả 2 địa điểm thí nghiệm môi trường thí nghiệm không thuận lợi. Trong vụ Xuân 2017 tại Ba Vì có chỉ số môi trường Ij = 3,803 và tại Khoái Châu – Hưng Yên có chỉ số môi trường Ij =7,274 do đó tại cả 2 địa điểm thí nghiệm môi trường thí nghiệm thuận lợi

Bảng 4.15. Chỉ số môi trường tại các điểm thí nghiệm

Địa điểm Chỉ số môi trường (Ij)

Vụ Mùa 2016 Vụ Xuân 2017

Ba Vì – Hà Nội -5,372 3,803

Khoái Châu – Hưng Yên -5,705 7,274

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần năng suất chất lượng cho các tỉnh phía bắc (Trang 70 - 72)