Các chỉ tiêu chất lượng của các dòng lúa thuần và giống đối chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần năng suất chất lượng cho các tỉnh phía bắc (Trang 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.7. Các chỉ tiêu chất lượng của các dòng lúa thuần và giống đối chứng

GIỐNG ĐỐI CHỨNG

4.7.1. Chiều dài và hình dạng hạt gạo lật

Theo IRRI (2002), chiều dài hạt gạo được chia thành 4 nhóm: hạt ngắn (< 5,50mm); hạt trung bình (5,51-6,60mm) và hạt dài (6,60-7,50mm) và quá dài (>7,50mm).

Số liệu trong Bảng 4.16 cho thấy: Chiều dài hạt gạo lật trung bình các dòng/giống lúa từ 6,0 – 7,35 mm trong vụ Mùa 2016 và từ 6,07-7,41mm trong vụ Xuân 2017 tại 2 địa điểm thí nghiệm. Theo hệ thống đánh giá của IRRI (2002), các dòng hạt dài gồm NSC15-8, NS1, NS2, NSC16-44, NSC16-46, NSC16-47, SSC - TT15, SSC - D23. Dòng NSC16 - 14 và NSC16-1 có chiều dài hạt gạo lật trung bình.

Các dòng lúa thuần mới và các giống đối chứng có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hạt gạo > 3 do đó theo hệ thống đánh giá của IRRI (2002) thuộc nhóm hạt thon dài. Trong vụ Xuân 2017 hạt lúa vào mẩy hơn vụ Mùa 2016 nên tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hạt gạo nhỏ hơn.

4.7.2. Chất lượng xay xát

- Tỷ lệ gạo xay

Gạo xay hay còn được gọi là gạo lật sau khi đã được loại bỏ vỏ trấu. Trong hạt thóc tỉ lệ vỏ trấu trung bình từ 20 - 22%, có thể thay đổi từ 18 - 26%. Tỷ lệ gạo xay không những phụ thuộc vào đặc tính di truyền của các giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, do đó yếu tố mùa vụ sản xuất trong năm có ảnh hưởng tới tỷ lệ gạo xay. Chất lượng gạo xay được đánh giá theo tiêu chuẩn của IRRI (1996) như sau: Tốt (>79%), trung bình (75 -79%), kém (<75%).

Kết quả trong Bảng 4.17 và 4.18 cho thấy, các dòng/giống lúa tham gia thí nghiệm có tỷ lệ gạo xay trong vụ Mùa 2016 dao động từ 77,5 - 81,7 % và trong vụ Xuân 2017 dao động từ 78,0 - 83,7%. Tỷ lệ gạo xay của dòng NSC15-8 đạt từ 80,0 – 82,0 %, dòng NS1 đạt từ 79,8 – 82,5%, dòng NS2 đạt từ 79,5 – 81.7%, dòng SSC-TT15 đạt từ 79,2 – 80,6%, dòng SSC-D23 đạt từ 79,9 – 83,7% thuộc nhóm có chất lượng gạo xay tốt theo thang điểm của IRRI (1996).

- Tỷ lệ gạo xát

Theo Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu (2013), trong hạt thóc còn chứa phôi và vỏ cám chiếm tỷ lệ 8-10% tùy thuộc vào giống, do đó tỉ lệ gạo trắng thường ở vào khoảng 70%. Tỷ lệ gạo xát phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, thời gian thu hoach bảo quản, ẩm độ của hạt trước khi xay xát và trang thiết bị xay xát.

Theo Lê Doãn Diên (1995) chất lượng lúa Việt Nam có tỷ lệ gạo xát được xếp hạng như sau: xếp hạng cao (68,1 – 72,0%), trung bình (65,0 - 68,0%) và

thấp (< 65%). Theo IRRI (1996) tiêu chuẩn phân cấp chất lượng gạo xát như sau: Rất tốt (> 70%), tốt (65,1-70%), trung bình (60 - 65%), kém (< 60%).

Tỷ lệ gạo xát trong vụ Mùa 2016 dao động từ 61,4 – 68,7 % và trong vụ Xuân 2017 dao động từ 60,2 - 68,7%. Các dòng có NSC15-8 (66,3 – 67,9%), dòng NS1 (66,9 – 68,0%), dòng NS2 (67,4 - 68,7%), dòng SSC-D23 (66,5 – 67,5%), dòng SSC-TT15 (65,9 – 67,0%), dòng NSC16-44 (65,5 - 67,5%), dòng NSC16-46 (65,9 - 67,2%), dòng NSC16-47 (66,2 – 68,4%) xếp hạng tốt theo thang điểm của IRRI (1996).

- Tỷ lệ gạo nguyên

Tỷ lệ gạo nguyên biến động rất lớn và chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ trong suốt thời gian chín, kéo dài đến lúc sau thu hoạch, đặc biệt là điều kiện phơi sấy, bảo quản. Nếu phơi sấy hạt khô đột ngột sẽ làm hạt gãy nhiều, tỷ lệ gạo nguyên giảm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng gạo (Nguyễn Văn Hoan, 2006). Theo IRRI (1996), tỷ lệ gạo nguyên được phân cấp như sau: Rất tốt (> 57%), tốt (46,0 – 56,9%), trung bình (39,0 – 45,9%), kém (30,0 – 38,9%).

Các dòng lúa và giống đối chứng có tỷ lệ gạo nguyên dao động từ 58,3 – 85,9% trong vụ Mùa 2016 và trong vụ Xuân 2017 dao động từ 41,2 – 67,1%. Trong vụ Xuân 2017 giai đoạn lúa chín và thu hoạch có nắng nóng (nhiệt độ > 400C) nên hạt bị nứt gãy nhiều, giảm tỷ lệ hạt gạo nguyên.

Theo thang điểm của IRRI (1996) chất lượng gạo nguyên rất tốt (trên 57%) gồm dòng NSC15-8 (58,9 – 85,9%), dòng NS1 (57,6 – 83,6%), dòng NS2 (57,8 - 75,6%), dòng SSC-TT15 (57,6 -75,9%), SSC - D23 (59,1 - 82,3%) và 2 giống đối Thiên ưu 8 (57,6 - 83,4%), TBR225 (57,4 - 71,2%). Dòng NSC15-8 và SSC - D23 có tỷ lệ gạo nguyên tốt hơn so với giống Thiên ưu 8 và TBR225. Dòng NS1 tỷ lệ gạo nguyên tương đương Thiên ưu 8.

- Tỷ lệ gạo trắng trong

Độ trắng trong hạt gạo phụ thuộc vào tính chất của nội nhũ, vết đục xuất hiện ở lưng, bụng hoặc trung tâm hạt gạo làm giảm tỷ lệ gạo trắng trong. Sự thay đổi khí hậu (nhiệt độ cao khi lúa trỗ) có ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng độ bạc bụng giảm hạt trắng trong (Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu, 2013).

Các dòng lúa và giống đối chứng có tỷ lệ gạo trắng dao động từ 29,3 – 85,2% trong vụ Mùa 2016 và dao động từ 44,4 – 91,2% trong vụ Xuân 2017. Tỷ

lệ gạo trắng trong của dòng NSC15-8 (81,5 -91,2%) và NS1 (72,1 - 87,5%) cao hơn giống đối chứng Thiên ưu 8 (71,5 - 81,2%).

4.7.3. Chất lượng nấu nướng

Theo Nguyễn Thị Trâm (2001, chất lượng nấu nướng chịu ảnh hưởng nhiều của hàm lượng amyloza và nhiệt độ hoá hồ. Giống có hàm lượng amyloza cao 28-35% cơm rất cứng vì nhiệt độ hoá hồ cao, khi nấu cần nhiều nước, thời gian chín lâu. Giống có hàm lượng amyloza từ 25-27% cơm khô tơi xốp khi để nguội cơm cứng, hàm lượng amyloza từ 20-24%, nấu cơm nhanh chín, cơm mềm xốp ngon, amyloza 15-19% cơm mềm dẻo, nhỏ hơn 15%, cơm dẻo nát và amyloza

dưới 2% sẽ có nội nhũ đục, chính là gạo nếp, cơm dẻo dính.

Trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 tổng số điểm đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cơm của giống Thiên ưu 8 (14,2 điểm), Hương thơm 1(15,2 điểm) và TBR225 (13,6 điểm), do đó giống Thiên ưu 8 và TBR225 có chất lượng cơm trung bình, Hương thơm số 1 chất lượng cơm khá. Dòng NS2, NSC16-44, NSC16 - 14, NSC16-1 chất lượng cơm kém. Các dòng NSC15-8, SSC - D23 có chất lượng cơm khá tương đương với Hương thơm 1.

Bảng 4.16. Chiều dài hạt gạo lật của các dòng/giống lúa trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017

Tên dòng/ giống

Chiều dài hạt gạo (mm) Tỷ lệ D/R hạt gạo

Hình dạng hạt gạo

Vụ Mùa 2016 Vụ Xuân 2017 Vụ Mùa 2016 Vụ Xuân 2017

Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu Ba Vì

NSC 15-8 6,76 6,72 6,80 6,79 3,24 3,23 3,22 3,20 Thon dài NS1 7,02 7,01 7,07 7,05 3,35 3,35 3,31 3,33 Thon dài NS2 7,23 7,20 7,30 7,28 3,39 3,38 3,33 3,34 Thon dài NSC16-44 7,35 7,35 7,38 7,36 3,35 3,34 3,32 3,34 Thon dài NSC16 – 14 6,15 6,10 6,18 6,16 3,42 3,40 3,39 3,38 Thon dài NSC16-1 6,05 6,00 6,10 6,07 3,49 3,46 3,42 3,39 Thon dài SSC - TT15 6,87 6,90 7,01 6,98 3,48 3,45 3,34 3,32 Thon dài NSC16-47 7,35 7,35 7,40 7,41 3,28 3,30 3,17 3,19 Thon dài NSC16-46 7,14 7,18 7,20 7,22 3,29 3,28 3,26 3,26 Thon dài SSC - D23 6,67 6,64 6,70 6,70 3,19 3,18 3,18 3,16 Thon dài TBR225 (đ/c) 7,28 7,30 7,32 7,36 3,15 3,12 3,13 3,10 Thon dài Thiên ưu 8 (đ/c) 6,97 6,92 7,04 7,02 3,54 3,55 3,49 3,49 Thon dài Hương thơm 1 (đ/c) 6,68 6,64 6,72 6,70 3,05 3,05 3,01 3,01 Thon dài

Bảng 4.17. Chất lượng xay xát của các dòng/giống lúa trong vụ Mùa 2016 tại Khoái Châu – Hưng Yên và Ba Vì – Hà Nội

Tên dòng/giống Tỷ lệ gạo xay (%thóc) Tỷ lệ gạo xát (%thóc) Tỷ lệ gạo nguyên (%GX) Tỷ lệ gạo trắng trong (%GN)

Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu Ba Vì

NSC 15-8 80,0 81,2 67,9 67,1 77,1 85,9 81,5 85,2 NS1 79,8 80,6 66,9 67,5 83,6 79,4 72,1 76,8 NS2 80,7 79,5 68,4 68,7 72,4 75,6 66,6 70,8 NSC16-44 78,8 79,5 66,1 67,5 67,4 65,6 62,1 60,3 NSC16 – 14 79,1 80,3 61,4 62,2 65,4 59,8 29,3 33,6 NSC16-1 77,5 79,8 64,6 65,1 63,8 61,2 56,6 58,4 SSC - TT15 79,2 80,6 66,0 67,0 74,3, 75,9 64,9 67,2 NSC16-47 79,9 81,4 68,4 66,2 58,3 62,9 44,7 49,1 NSC16-46 78,6 80,2 66,9 67,2 62,7 67,0 63,6 68,9 SSC - D23 81,7 79,9 67,5 67,2 78,7 82,3 51,3 60,2 TBR225 (đ/c) 80,6 79,9 68,1 67,9 71,4 69,2 46,7 58,5 Thiên ưu 8 (đ/c) 79,4 78,7 65,3 64,7 79,6 83,4 71,5 73,4 Hương thơm 1 (đ/c) 78,0 78,7 68,6 65,8 64,3 67,9 58,9 67,2

Bảng 4.18. Chất lượng xay xát của các dòng/giống lúa vụ Xuân 2017 tại Khoái Châu – Hưng Yên và Ba Vì – Hà Nội

Tên dòng/giống Tỷ lệ gạo xay (%thóc) Tỷ lệ gạo xát (%thóc) Tỷ lệ gạo nguyên (%GX) Tỷ lệ gạo trắng trong (%GN)

Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu Ba Vì

NSC 15-8 82,0 80,2 66,3 66,9 67,1 58,9 89,6 91,2 NS1 82,5 80,8 68,0 67,6 57,6 62,1 82,8 87,5 NS2 81,7 80,2 67,4 68,7 62,1 57,8 78,3 78,6 NSC16-44 81,2 82,0 66,4 65,5 41,8 47,4 51,4 48,8 NSC16 – 14 78,1 80,3 64,4 60,2 54,9 46,3 44,4 48,9 NSC16-1 78,2 79,8 60,6 63,1 47,8 53,2 64,2 68,4 SSC - TT15 80,2 80,6 65,9 66,8 60,1 57,6 71,8 77,4 NSC16-47 79,9 81,4 67,4 66,2 46,3 51,9 53,6 60,5 NSC16-46 79,6 80,2 65,9 67,2 41,2 46,8 73,6 72,8 SSC - D23 83,7 79,9 66,5 67,2 59,1 64,3 62,7 69,5 TBR225 (đ/c) 80,6 79,9 68,1 66,9 57,4 65,2 70,9 77,9 Thiên ưu 8 (đ/c) 82,3 80,7 62,8 60,7 57,6 57,8 78,6 81,2 Hương thơm 1 (đ/c) 78,0 78,0 68,6 67,8 55,3 50,9 78,5 87,2

Bảng 4.19. Đánh giá cảm quan chất lượng cơm của các dòng lúa và giống đối chứng trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017

Đơn vị tính: điểm

Tên giống Mùi thơm Độ trắng

Độ mềm

dẻo Vị ngon trung bình Điểm 2 vụ Đánh giá M16 X17 M16 X17 M16 X17 M16 X17 NSC 15-8 2,3 2,3 5,0 5,0 4,5 4,2 3,6 3,7 15,3 Khá NS1 2,3 2,3 5,0 5,0 4,5 4,3 3,4 3,4 15,1 TB NS2 1,8 1,8 4,5 4,3 2,6 2,7 2,1 2,3 11,1 Kém NSC16-44 1,4 1,5 4,2 4,1 3,4 3,3 2,1 2,2 11,1 Kém NSC16 – 14 1,7 1,7 4,2 4,1 3,4 3,2 1,8 2,1 11,1 Kém NSC16-1 1,0 1,7 4,5 4,5 2,1 3,0 1,8 1,7 10,2 Kém SSC - TT15 2,0 2,4 4,0 4,4 3,4 3,7 3,4 3,0 13,2 TB NSC16-47 2,1 2,3 5,0 5,0 2,8 3,0 2,8 2,4 12,7 TB NSC16-46 1,6 2,1 5,0 5,0 3,3 3,5 2,7 2,5 12,9 TB SSC - D23 2,3 2,5 4,5 4,5 4,8 4,7 3,5 3,6 15,2 Khá TBR225 (đ/c) 2,3 2,5 4,4 4,6 3,8 4,0 3,1 3,5 14,1 TB Thiên ưu 8 (đ/c) 2,3 2,2 4,5 4,6 4,2 4,6 3,2 3,0 14,3 TB Hương thơm 1 (đ/c) 2,8 2,9 4,3 4,3 4,0 4,1 4,0 4,1 15,3 Khá

Ghi chú: Phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8373:2010 4.8. KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THUẦN TRIỂN VỌNG

Tổng hợp kết quả đánh giá 10 dòng lúa thuần vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 tại 2 địa điểm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chưa có dòng nào vượt qua được giống đối chứng Thiên ưu 8 về năng suất. Tuy nhiên để đa dạng hóa bộ giống lúa, có thể tuyển chọn được 1 dòng mới ưu tú nhất trong thí nghiệm này là NSC15-8. Đặc điểm chính của dòng NSC15-8 được trình bày tại bảng 4.20.

Bảng 4.20. Đặc điểm chính của dòng ưu tú NSC15-8 so với đối chứng tốt nhất Thiên ưu 8

TT Chỉ tiêu đánh giá NSC15-8 Thiên ưu 8 (đ/c) 1 TGST (ngày): - Mùa - Xuân 100-103 129 103-105 133-135

2 Chiều cao cây (cm) 98,5-108,4 105,4-111,9

3 Chiều dài bông (cm) 21,5-24,2 21,7 - 23,8

4 Số bông/khóm 5,5 – 5,9 4,9 – 5,2 5 Số hạt chắc/bông 143,0-158,2 170,4 - 183,7 6 Khối lượng 1000 hạt (g) 21,6-22,3 21,8-22,1 7 NSTT (tạ/ha): - Mùa - Xuân 68,7 77,4 71,4 81,5

8 Độ ổn định năng suất (S2di) -4,71 -3,99

9 Chỉ số thích nghi (bi) 0,796 0,910

10 Tỷ lệ gạo xát (% thóc) 67,1 63,4

11 Tỷ lệ gạo nguyên (% GX) 72,3 69,6

12 Tỷ lệ trắng trong (% GN) 90,0 75,7

13 Chiều dài hạt gạo (mm) 6,74-6,80 6,95-7,03

14 Tỷ lệ dài/rộng (lần) 3,2 3,4

15 Chất lượng cơm: - Tổng điểm - Xếp loại

15,3 Khá

14,3 Trung bình 16 Đánh giá bệnh tự nhiên (điểm)

- Đốm sọc vi khuẩn - Khô vằn

- Đạo ôn cổ bông - Bạc lá 3-5 3 1 3 5-7 3 3 3-5 17 Đánh giá bạc lá nhân tạo (mức độ)

- Mẫu bệnh NSC6-3 - Mẫu bệnh NSC51-6 - Mẫu bệnh NSC58-1 - Mẫu bệnh NSC80-1 S S R R S S R R

Nhận xét: TGST của NSC15-8 trong vụ Mùa 100 – 103 ngày, ngắn hơn Thiên ưu 8 từ 2–3 ngày và vụ Xuân 129 ngày ngắn hơn Thiên ưu 8 từ 4-6 ngày. Năng suất thực thu ở cả 2 vụ của NSC15-8 đều thấp hơn nhưng tương đương cùng mức với Thiên ưu 8. Độ ổn định năng suất của NSC15-8 ở mức tin cậy 99% tốt hơn Thiên ưu 8. Các chỉ tiêu chất lượng gạo chênh lệch giữa 2 giống không nhiều nhưng chất lượng cơm của NSC15-8 đạt điểm cao hơn (15,3 điểm) xếp loại khá, trong khi đối chứng đạt 14,3 điểm, xếp loại trung bình.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

1. Kết quả đánh giá 10 dòng lúa thuần triển vọng trong 2 vụ tại 2 điểm cho thấy năng suất trung bình các dòng trong vụ Mùa đạt 56,7-71,6 tạ/ha, vụ Xuân 68,0 - 82,7 tạ/ha, giống đối chứng Thiên ưu 8 có năng suất cao nhất (71,4 tạ/ha, vụ Mùa và 81,5 tạ/ha, vụ Xuân), đã xác định được 5 dòng có cùng mức năng suất với Thiên ưu 8 ở cả 2 vụ là NSC15-8, NS1, NS1, SSC-TT15, SSC-D23. Các dòng này có thời gian sinh trưởng ngắn (127-135 ngày, vụ Xuân và 97-109 ngày, vụ Mùa), có thể bố trí trong cơ cấu vụ lúa Mùa sớm, Xuân muộn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

2. Kết quả lây nhiễm bệnh bạc lá nhân tạo thấy 2 dòng NSC15-8 và NS1 có phản ứng kháng (R) với 2 mẫu bệnh NSC58-1 và NSC80-1 tương đương với Thiên ưu 8. Dòng SSC-TT15, SSC-D23 có phản ứng kháng trung bình (MR) với 2 mẫu bệnh NSC 58-1 và NSC 80-1 tương đương với TBR225. Tất cả các dòng nghiên cứu và các đối chứng đều nhiễm 2 mẫu bệnh NSC6-3 và NSC 51-6.

3. Các dòng NSC15-8, NS1, SSC-TT15, SSC-D23 có tỷ lệ gạo xát từ 66,3 - 68,7% tương đương với 2 đối chứng TBR225, HT1 và cao hơn Thiên ưu 8, hạt gạo thon dài trong, chất lượng thương phẩm khá. Đánh giá cảm quan chất lượng cơm đã xác định 2 dòng NSC15-8 và SSC-D23 có điểm cao tương đương với HT1 (15,3-15,2 điểm) đạt loại khá, dòng NS1, SSC-TT15 có chất lượng cơm trung bình, riêng dòng NS2 cơm khô cứng, chất lượng kém.

4. Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định dòng NSC15-8 có triển vọng với những ưu điểm sau: TGST ngắn (vụ Mùa: 100 - 103 ngày, vụ Xuân: 129 ngày), phù hợp cho trà Xuân muộn, Mùa sớm. Trong điều kiện tự nhiên, dòng NSC15-8 nhiễm nhẹ đạo ôn cổ bông, khô vằn, đốm sọc vi khuẩn, bạc lá. Trong lây nhiễm nhân tạo vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae, dòng NSC15-8 kháng (R) mẫu bệnh NSC58-1 và NSC80-1 thu thập tại tỉnh Nam Định và Hưng Yên. Năng suất thực thu đạt 68,7 – 77,4 tạ/ha, cùng mức với Thiên ưu 8, độ ổn định năng suất (S2di = - 4,710) ở mức tin cậy P= 99% tại 2 điểm nghiên cứu trong 2 vụ. Dòng NSC15-8 có hạt gạo thon dài, tỷ lệ gạo xát 66,6%, cao hơn Thiên ưu 8 (61,7%). Tỷ lệ gạo nguyên 63%, tỷ lệ trắng trong 90,4%. Chất lượng cơm khá (15,3 điểm) hơn Thiên ưu 8 và tương đương Hương thơm 1.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Tiếp tục so sánh và khảo nghiệm sản xuất dòng NSC15-8 ở nhiều vùng sinh thái khác nhau đồng thời bố trí thêm thí nghiệm thời vụ, phân bón, gieo thẳng, cấy máy... để thu được kết quả chính xác và đa dạng về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu và thích ứng, làm cơ sở để gửi khảo nghiệm Quốc gia và phát triển sản xuất trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ Khoa học và công nghệ (2016). Báo cáo đánh giá hiện trạng, năng lực công nghệ và nhu cầu đổi mới công nghệ trong sản xuất và sau thu hoạch lúa gạo tại Việt Nam. Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

2. Bộ Khoa học và công nghệ (2016). Báo cáo kết quả xây dựng bản đồ công nghệ trong ngành chọn tạo giống lúa. Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2008). Quyết định ban hành “Chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần năng suất chất lượng cho các tỉnh phía bắc (Trang 72)