Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần năng suất chất lượng cho các tỉnh phía bắc (Trang 47)

- Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng các chương trình Excel 2007, chương trình IRRISTAT 5.0.

- Phân tích sự ổn định về năng suất các dòng/giống bằng chương trình DTSL – Diallel (Nguyễn Đình Hiền,1995).

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.THỜI GIAN QUA CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG/GIỐNG TRONG THÍ NGHIỆM

Thời gian sinh trưởng gồm hai giai đoạn là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thời gian sinh trưởng của một giống chủ yếu do đặc tính di truyền quyết định nhưng cũng bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và ánh sáng có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sinh trưởng.

Trong vụ Mùa 2016, các dòng/giống lúa tham gia thí nghiệm được gieo vào ngày 26/6/2016 tại Ba Vì – Hà Nội và ngày 01/07/2016 tại Khoái Châu – Hưng Yên muộn hơn so với các năm trước từ 7 - 10 ngày. Do vậy thời gian sinh trưởng của các dòng lúa thuần từ 97 - 109 ngày và giống đối chứng gồm Hương thơm 1 từ 98 - 99 ngày; Thiên ưu 8 từ 103 -105 ngày; TBR225 từ 104 - 105 ngày. Trong vụ Xuân 2017 các dòng lúa thuần có thời gian sinh trưởng từ 127 – 135 ngày, giống đối chứng Thiên ưu 8 và TBR225 có thời gian sinh trưởng từ 133-135 ngày; giống Hương thơm 1 sinh trưởng từ 128 - 130 ngày. Theo Nguyễn Trọng Khanh và Nguyễn Văn Hoan (2014) thời gian sinh trưởng của giống lúa chất lượng từ 120-135 ngày trong vụ Xuân (trà xuân muộn) và 95-110 ngày trong vụ mùa. Do đó các dòng lúa thuần phù hợp với cơ cấu mùa vụ tại vùng đồng bằng sông Hồng và tại phía Bắc.

Trong vụ Mùa 2016 tại 2 địa điểm nghiên cứu các dòng/giống được gieo cấy cùng tuổi mạ (14 ngày) nhưng thời gian sinh trưởng tại vùng Ba Vì – Hà Nội dài hơn từ 1 - 3 ngày so với vùng Khoái Châu – Hưng Yên. Do vùng Ba Vì – Hà Nội là vùng bán sơn địa gần núi cao, nền nhiệt độ chung toàn vụ là 29,6 0C thấp hơn 0,3 0C so với Khoái Châu – Hưng Yên (29,9 0C) là vùng đồng bằng châu thổ không có đồi núi. Mặt khác thí nghiệm tại Ba Vì – Hà Nội lúa sinh trưởng giai đoạn đứng cái làm đòng (tháng 8/2016) bị ngập úng do mưa lớn có tổng lưu lượng đạt 718,4 mm làm nước khu vực sông Tích dâng cao, nước thoát chậm đã ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển và kéo dài thời gian sinh trưởng so với thí nghiệm tại Khoái Châu – Hưng Yên.

Bảng 4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng/giống lúa trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017

Tên dòng/ giống

Thời gian gieo -trỗ 10% (ngày) Thời gian sinh trưởng (ngày)

Vụ Mùa 2016 Vụ Xuân 2017 Vụ Mùa 2016 Vụ Xuân 2017

Ba Vì Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu Ba Vì Khoái Châu

NSC 15-8 73 70 100 100 103 100 129 129 NS1 73 70 103 104 105 103 133 134 NS2 78 76 104 105 109 106 135 135 NSC16 – 44 67 65 97 98 99 97 127 128 NSC16 – 14 72 71 103 105 104 102 135 135 NSC16 – 1 72 71 104 106 104 103 135 135 SSC - TT15 72 70 103 104 103 100 133 134 NSC16 – 47 74 72 104 105 105 103 135 135 NSC16 – 46 74 71 103 105 105 102 133 135 SSC - D23 74 72 100 101 105 102 130 130 TBR225 (đ/c) 75 72 103 104 105 104 133 135 Thiên ưu 8 (đ/c) 72 70 103 105 105 103 133 135 Hương thơm 1 (đ/c) 69 67 98 100 99 98 128 130

Trong vụ Mùa 2016 dòng NSC15-8, NS1, SSC-TT15, SSC - D23, NSC16 - 14, NSC 16-1, NSC16-46, NSC16-47 có thời gian sinh trưởng 100 - 105 ngày. Dòng NSC16 - 44 có thời gian sinh trưởng 97 - 99 ngày tương đương với giống Hương thơm 1 (98 - 99 ngày). Dòng NS2 có thời gian sinh trưởng 106 - 109 ngày và dài hơn 2 - 4 ngày so với giống Thiên ưu 8.

Vụ Xuân 2017, các dòng NSC15-8, NSC16-44, SSC-D23 có thời gian sinh trưởng 127 - 130 ngày bằng với giống Hương thơm 1 (128 - 130 ngày). Các dòng NS1, NS2, NSC16-14, NSC16-1, SSC - TT15, NSC16-46, NSC16-47 có thời gian sinh trưởng 133 – 135 ngày bằng với thời gian sinh trưởng của giống Thiên ưu 8 và TBR225 (133-135 ngày).

4.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ HÌNH THÁI CỦA CÁC DÒNG/GIỐNG LÚA DÒNG/GIỐNG LÚA

a. Chiều cao cây

Chiều cao cây có liên quan tới tính đổ ngã vì chiều cao cây cao do số lóng và chiều dài các lóng tạo thành, theo Nguyễn Văn Hoan (2006) mỗi thân lúa đều có 4-5 lóng dài có thể phân biệt được, lóng ra sau dài hơn lóng ra trước và 3 lóng cuối là dài nhất. Tổng chiều dài của 3 lóng cuối và bông lúa chiếm 90-95% chiều cao cây lúa, do đó nếu 3 lóng cuối ngắn, đường kính to, thành vách dày thì cây lúa cứng cáp có khả năng chống đổ tốt.

Qua số liệu Bảng 4.2 cho thấy: Tại hai địa điểm thí nghiệm chiều cao cây trung bình của các dòng/giống lúa trong vụ Mùa 2016 dao động từ 105,1 – 121,7 cm và vụ Xuân 2017 dao động từ 96,7 - 117,1 cm. Chiều cao cây trong vụ Xuân thấp hơn vụ Mùa do giai đoạn lúa trỗ bông trong vụ Mùa thường có mưa nhiều, nhiệt độ và cường độ ánh sáng mạnh thuận lợi cho quá trình vươn lóng trỗ bông.

Trong hai vụ nghiên cứu chiều cao cây trung bình của các dòng lúa thuần tại vùng Ba Vì–Hà Nội từ 101,0–115,3cm và tại Khoái Châu–Hưng Yên từ 105,9 – 119,1 cm. Trong cùng 1 vụ các dòng/giống cấy tại Khoái Châu – Hưng Yên có xu hướng cao cây hơn so với cấy tại Ba Vì – Hà Nội do đặc điểm địa hình, khí hậu và đặc điểm dinh dưỡng trong đất. Vùng Ba Vì – Hà Nội là vùng bán sơn địa có chiều cao so với mực nước biển (16 m) cao hơn so với Khoái Châu – Hưng Yên (4-7m tại vùng đồng bằng sông Hồng) nên lượng ánh sáng trực xạ giảm dần. Nhiệt độ trung bình trong vụ Mùa 2016 là 29,60C và vụ Xuân 2017 là 23,6 0C thấp hơn nhiệt độ trung bình tại Khoái Châu – Hưng Yên từ 0,1–0,30C.

Bảng 4.2. Chiều cao cây của các dòng, giống lúa thuần trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017

Đơn vị tính: cm Tên dòng/giống Khoái Châu - Hưng Yên Ba Vì - Hà Nội

M16 X17 Trung bình M16 X17 Trung bình NSC 15-8 111,6bc 100,2d 105,9 105,2d 96,7e 101,0 NS1 112,0bc 104,5cd 108,3 112,3bcd 102,2cd 107,3 NS2 121,7a 114,0ab 117,9 117,8ab 112,3a 115,1 NSC16-44 118,9ab 111,6abc 115,3 113,7bcd 107,8bcd 110,8 NSC16 – 14 121,0a 114,2ab 117,6 118,4a 110,2ab 114,3 NSC16-1 114,6bc 107,6bc 111,1 112,6bcd 105,4bcd 109,0 SSC - TT15 112,8bc 107,1bc 110 111,2bcd 103,2cd 107,2 NSC16-47 121,0a 117,1a 119,1 116,0abc 112,2a 114,1 NSC16-46 114,6bc 105,2cd 109,9 113,6bcd 108,5abc 111,1 SSC - D23 111,3bc 102,8cd 107,1 108,0cd 104,0bcd 106,0 TBR225 (đ/c) 113,2bc 102,0cd 107,6 112,0bcd 105,5bcd 108,8 Thiên ưu 8 (đ/c) 113,5bc 105,9cd 109,7 110,3bcd 104,9bcd 107,6 Hương thơm 1 (đ/c) 121,1a 111,6abc 116,4 120,0a 110,5ab 115,3

LSD 0,05 4,8 5,7 4,6 4,2

CV% 2,5 3,1 2,4 2,3

Ghi chú: a, b, c, d, e kiểm định Duncan theo cột dựa vào LSD0,05, nhóm cùng chữ không khác biệt thóng kê, nhóm khác chữ khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%.

Trong bảng 4.2 cho thấy: trong số 3 giống đối chứng thì giống Hương thơm 1 cao cây nhất và khác biệt có ý nghĩa so với Thiên ưu 8 và TBR225. Các dòng NS1, NSC16-1, NSC16-46, SSC-D23, SSC-TT15 có chiều cao cây tương đương với giống đối chứng TBR225, Thiên ưu 8. Các dòng NS2, NSC16 - 14, NSC16- 47, NSC16-44 có chiều cao cây tương đương so với giống Hương thơm 1.

TBR225 trong vụ Mùa 2016 tại cả 2 địa điểm, nhưng vụ Xuân 2017 tại Ba Vì – Hà Nội lại thấp hơn có ý nghĩa so với giống Thiên ưu 8 và TBR225.

b. Chiều dài bông

Các dòng/giống lúa thuần tham gia thí nghiệm có chiều dài bông dao động từ 19,5 – 26,9 cm trong điều kiện vụ Mùa 2016 và dao động từ 19,9 - 26,7 cm trong điều kiện vụ Xuân 2017.

Bảng 4.3. Chiều dài bông của các dòng/giống trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017

Đơn vị tính: cm Tên dòng/giống Khoái Châu- Hưng Yên Ba Vì - Hà Nội

M16 X17 Trung bình M16 X17 Trung bình NSC 15-8 24,6bcd 21,5efg 23,1 23,7def 21,5e 22,6 NS1 24,1bcde 21,5efg 23,0 24,0cde 22,1cde 23,1

NS2 20,9g 19,9g 20,4 21,5g 19,5f 20,5 NSC16-44 22,9ef 22,6cdef 22,8 22,7efg 22,9bcd 22,8 NSC16 – 14 24,3ab 25,5a 25,7 25,4b 25,0a 25,2 NSC16-1 25,3a 24,8ab 25,6 26,9a 25,0a 26,0 SSC - TT15 23,1def 21,0fg 22,1 22,7fg 22,2bcde 22,5 NSC16-47 25,6bcd 23,5bcd 24,6 25,1bc 23,6b 24,4 NSC16-46 22,9f 21,9def 22,4 23,1ef 22,0cde 22,6 SSC - D23 23,1def 22,8cde 23,0 23,1ef 22,5bcde 22,8 TBR225 (đ/c) 24,9abc 24,2abc 24,6 24,7bcd 24,7a 24,9 Thiên ưu 8 (đ/c) 24,3cdef 21,7ef 23,0 23,8cdef 21,7de 22,8 Hương thơm 1 (đ/c) 23,9abc 22,7cde 23,9 23,3ef 23,1bc 23,2

LSD0,05 1,5 1,7 1,3 1,2

CV % 3,8 4,5 3,1 3,2

Ghi chú: a, b, c, d, e kiểm định Duncan theo cột dựa vào LSD0,05, nhóm cùng chữ không khác biệt thóng kê, nhóm khác chữ khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%.

Số liệu trong Bảng 4.3 cho thấy chiều dài bông của các dòng/giống trong điều kiện vụ Mùa 2016 lớn hơn so với điều kiện vụ Xuân 2017. Nguyên nhân là do trong vụ Xuân 2017, giai đoạn lúa làm đòng thời tiết có nhiều biến động do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa, nhiệt độ giảm đã làm gây ra hiện tượng thoái hóa các hoa đầu bông.

Trong vụ Mùa 2016, dòng NSC15-8 và NS1 có chiều dài bông cùng mức với 3 giống đối chứng tại hai địa điểm thí nghiệm. Tại Ba Vì, dòng NSC16-44, NSC16-46, SSC-D23 có chiều dài bông cùng mức với đối chứng Thiên ưu 8 và Hương thơm 1, dòng NSC16-47 cùng mức với chiều dài bông của Thiên ưu 8 và TBR225. Tại Khoái Châu – Hưng Yên dòng NSC16-1 và NSC16-14 dài bông hơn nhưng cùng mức với TBR225 và Hương thơm 1.

Trong vụ Xuân 2017 dòng NSC16-44, SSC-TT15, NSC16-46, SSC-D23 có chiều dài bông cùng mức với 3 giống đối chứng tại Khoái Châu – Hưng Yên và cùng mức với 2 đối chứng Thiên ưu 8 và Hương thơm 1 tại địa điểm Ba Vì – Hà Nội.

c. Một số đặc điểm hình thái của các dòng/giống lúa tham gia thí nghiệm

Qua đánh giá trên đồng ruộng trong 2 vụ so sánh đánh giá tại 2 địa điểm thí nghiệm cho thấy các dòng/giống không có sai khác về đặc điểm hình thái. Các dòng NSC16-1, NSC16-44, NSC16-46, NSC16-47 có bộ lá to phẳng dễ bị nhiễm bệnh hại đặc biệt là bệnh đốm sọc vi khuẩn và bệnh bạc lá trong vụ Mùa.

Dòng NSC15-8, NS1, NS2, SSC-TT15 có bộ lá đứng gọn, lá đòng lòng mo tạo điều kiện cho việc nâng cao mật độ gieo cấy, đồng thời ánh sáng mặt trời vẫn có thể xuyên sâu qua các tầng lá đến gốc, kích thích qúa trình đẻ nhánh, hạn chế sâu bệnh và làm tăng thêm diện tích quang hợp tạo ra nhiều chất khô. Dòng SSC- TT15 có đặc điểm hình thái bộ lá, cấu trúc bông và dạng hạt tương đối giống với Thiên ưu 8.

Các dòng/giống tham gia thí nghiệm có cấu trúc bông to dài, xếp hạt sít. Một số dòng NSC16-44, NSC16-46, NSC16-47 có dạng hạt to dài tương đương với kích thước hạt của giống TBR225. Dòng NSC15-8, NS1, NS2, SSC-TT15, SSC - D23 có dạng hạt thon dài, kích thước hạt tương đương với Thiên ưu 8 và nhỏ hơn TBR225, HT1. Dòng NSC16-1 và NSC16 - 14 có dạng hạt thon nhỏ hơn đối chứng Thiên ưu 8.

Bảng 4.4. Đặc điểm hình thái của các dòng/giống lúa trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 Tên dòng/ giống Màu sắc lá Góc lá đòng Dạng lá đòng Dạng hạt

NSC 15-8 Xanh đậm Thẳng Lòng mo Hạt thon dài, vỏ trấu vàng NS1 Xanh đậm Thẳng Lòng mo Hạt thon dài, vỏ trấu vàng NS2 Xanh đậm Thẳng Lòng mo Hạt thon dài, vỏ trấu vàng NSC16-44 Xanh đậm Nửa thẳng Phẳng Hạt to thon dài , vỏ trấu vàng NSC16 - 14 Xanh đậm Thẳng Lòng mo Hạt thon nhỏ, vỏ trấu nâu NSC16-1 Xanh Nửa thẳng Phẳng Hạt nhỏ ngắn, vỏ trấu vàng SSC - TT15 Xanh đậm Thẳng Lòng mo Hạt thon dài, vỏ trấu vàng NSC16-47 Xanh đậm Thẳng Phẳng Hạt to thon dài, vỏ trấu vàng NSC16-46 Xanh đậm Thẳng Phẳng Hạt to thon dài, vỏ trấu vàng SSC - D23 Xanh Thẳng Phẳng Hạt thon dài, vỏ trấu vàng TBR225 (đ/c) Xanh Thẳng Phẳng Hạt to dài, vỏ trấu vàng Thiên ưu 8 (đ/c) Xanh đậm Thẳng Lòng mo Hạt thon dài, vỏ trấu vàng Hương thơm

1 (đ/c) Xanh đậm Thẳng Phẳng Hạt thon dài, vỏ trấu nâu 4.3. MỨC ĐỘ NHIỄM SÂU BỆNH VÀ CỨNG CÂY CHỐNG ĐỔ CỦA CÁC DÒNG/GIỐNG LÚA

a. Các loại sâu hại chính trên lúa

Sâu đục thân: Gây hại từ lúc lúa đẻ nhánh rộ đến chín sữa. Khi cây lúa bị hại giai đoạn non những lá ở giữa chồi bị hại trở thành màu nâu. Thiệt hại xảy ra ở giai đoạn sau trỗ làm gié có màu trắng và hạt bị lép gọi là bông bạc. Tại cả 2 địa điểm nghiên cứu trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 các dòng/giống lúa tham gia thí nghiệm bị sâu đục thân hại ở mức độ nhẹ (0- 1 điểm).

Sâu cuốn lá: Gây hại đáng kể về năng suất, chúng gây hại từ thời kỳ mạ đến khi lúa trỗ. Khi lá đòng bị hại sẽ gây ra thiệt hại lớn về năng suất. Các dòng/giống lúa thuần chỉ bị hại nhẹ giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng trong vụ Mùa 2016 và giai đoạn kết thúc đẻ nhánh vụ Xuân 2017.

Rầy nâu: Trong vụ Mùa 2016 và vụ Xuân 2017 tại 2 địa điểm, rầy nâu nhỏ xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ (điểm 0-1).

b. Các loại bệnh hại chính trên lúa - Bệnh đốm sọc vi khuẩn

Trong vụ Mùa 2016, các dòng/giống lúa tham gia thí nghiệm bị nhiễm bệnh hại tự nhiên trên đồng ruộng từ trung bình đến nặng. Đáng chú ý là bệnh đốm sọc do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzicola gây ra. Mức độ nhiễm bệnh tại Khoái Châu – Hưng Yên từ trung bình tới rất nặng (điểm 5-9) trên tất cả các dòng/giống, đa số các dòng bị nhiễm bệnh điểm 7, có 5 dòng nhiễm bệnh điểm 5 và nặng nhất là dòng SSC-D23 điểm 9. Tại vùng Ba Vì – Hà Nội các dòng/giống lúa bị nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn nhẹ từ nhiễm vừa tới nặng (điểm 3-7), mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn 1 bậc so với Khoái Châu – Hưng Yên.

Các dòng NS1, NSC15-8, NSC16-46, NSC16-47, Hương thơm 1 nhiễm vừa tới trung bình (điểm 3 – 5) vết bệnh xuất hiện ở đỉnh lá chiếm 4 - 10% diện tích lá. Dòng NS2, NSC16 - 14, NSC16-1, SSC - TT15, NSC16-44, TBR225, Thiên Ưu 8 nhiễm trung bình tới nặng (điểm 5-7) vết bệnh chiếm 10 - 30% diện tích lá. Dòng SSC - D23 nhiễm nặng nhất (điểm 7-9) chiều dài vết bệnh chiếm 50-75% diện tích lá.

- Bệnh bạc lá

Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra, bệnh thường xuất hiện gây hại trong vụ Mùa từ giai đoạn lúa làm đòng tới chín sáp (trong tháng 9) và xuất hiện gây hại trong vụ Xuân 2017 từ giai đoạn lúa trỗ tới chín (từ tháng 4 đến tháng 5). Các dòng lúa và 3 giống đối chứng tham gia thí nghiệm tại cả 2 địa điểm có mức độ nhiễm bệnh bạc lá từ điểm 1-7, một số dòng nhiễm nhẹ tới nhiễm vừa (điểm 1-3) gồm NS1, NS2, NSC16-14, SSC-D23, NSC15-8. Dòng NSC16-44, NSC16-46, NSC16-47 nhiễm vừa tới trung bình (điểm 3-5), tương đương với giống đối chứng Hương thơm 1, Thiên ưu 8 và

TBR225. Dòng NSC16-1 nhiễm bệnh rất nặng (điểm 9). Tại Ba Vì – Hà Nội một số dòng lúa có mức độ nhiễm bệnh bạc lá nhẹ hơn 1 bậc so với Khoái Châu – Hưng Yên.

- Bệnh đạo ôn

Vụ Xuân 2017, giai đoạn lúa trỗ có đợt không khí lạnh tăng cường làm thời tiết âm u không có nắng kèm theo mưa nhỏ đã tạo điều kiện cho nấm bệnh đạo ôn phát triển trở lại gây hại trên cổ bông. Tại 2 địa điểm các dòng/giống tham gia thí nghiệm đều nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông từ nhẹ đến nặng (điểm 1- 7). Dòng NSC15-8, NS1, NS2 nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn cổ bông (điểm 1), vết bệnh chỉ xuất hiện trên một vài nhánh thứ cấp. Dòng NSC16 - 14 và Thiên ưu 8 nhiễm vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần năng suất chất lượng cho các tỉnh phía bắc (Trang 47)