Phòng chống bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự lưu hành của porcine parvovirus (PPV) ở lợn nuôi tại hà nội và vùng phụ cận (Trang 30 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Giới thiệu chung về porcine parvovirus

2.1.7. Phòng chống bệnh

Hiện nay không có biện pháp điều trị lợn mắc chứng RLSS do PPV. Lợn nái thường phải bị nhiễm virus tự nhiên hoặc tiêm vacxin trước khi đem phối giống.

Trong chăn nuôi lợn nái có thể áp dụng phương pháp gây nhiễm chủ động bằng cách cho lợn nái hậu bị âm tính huyết thanh học nhốt chung với nái đã nhiễm virus (dương tính huyết thanh học), lợn nái bài thải virus và lợn hậu bị nhiễm tự nhiên (Mengeling, 1972).

Sử dụng vacxin để đảm bảo tạo miễn dịch chủ động cho lợn là việc làm cần thiết. Hiện nay trên thị trường có vacxin vô hoạt hoặc vacxin tái tổ hợp sử dụng hiệu quả để phòng bệnh (Mengeling, 1978, Mengeling, 1980, Paul P. S. and Mengeling W. L., 1980). Vacxin nên được sử dụng một vài tuần trước khi phối giống để đảm bảo đủ hàm lượng kháng thể trong suốt thời gian mang thai. Độ dài miễn dịch có thể kéo dài 4 tháng sau khi tiêm vacxin (Mengeling, 1978).

Người ta khuyến cáo tiêm vacxin cho cả lợn nái và lợn đực âm tính huyết thanh, sử dụng vacxin vô hoạt do lợn này có nguồn gốc từ những trại âm tính virus. Tiêm vacxin cho lợn đực giúp giảm nguy cơ bài thải virus qua tinh dịch.

Thực tế chăn nuôi cho thấy có 3 trường hợp như sau có thể xảy ra với đàn lợn nái trong các trang trại chăn nuôi: Đàn nái âm tính với PPV, đàn nái dương tính không triệt để, bệnh ở đàn lợn hậu bị thay thế.

Sau đây, chúng ta sẽ đi vào từng trường hợp một và cách kiểm soát PPV cụ thể trong từng trường hợp đó.

Trường hợp 1: Đàn lợn nái âm tính với Parvovirus

Nghĩa là trong cơ thể lợn nái không có kháng thể chống lại mầm bệnh nên bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào và làm cho lợn nái bị sẩy thai, thai gỗ.

Trường hợp này ít xảy ra trong thực tế. Nếu có trong thực tế, đa phần ở dạng cá thể, nghĩa là 1 vài cá thể lợn nái chưa từng được tiêm vacxin, chưa từng nhiễm bệnh hay đã từng nhiễm bệnh nhưng virus đã bị tiêu diệt hoàn toàn nên không có kháng thể chống lại PPV.

Trường hợp này nếu bùng phát bệnh thường ở dạng cấp tính: lợn nái có biểu hiện điển hình là tỷ lệ thai gỗ tăng cao lên tới 1-4%.

Hướng xử lý cho trường hợp 1: chủng vacxin cho toàn bộ lợn nái trong trại.

Nếu là lợn hậu bị < 22 tuần tuổi: – Chủng lần 1 vào 22 tuần tuổi;

– Chủng lần 2 vào 27 tuần tuổi (tùy thuộc khuyến cáo của nhà sản xuất). Liều lượng trung bình: 2-5ml/con/1 lần chủng (tùy loại vacxin).

Các lợn nái còn lại: chủng ngay 1 mũi vacxin liều 2-5 ml/con. Đối với những lợn nái đang mang bầu:

Nếu đã nhiễm bệnh thì tự khắc có miễm dịch cho lần sau nên không phải tiêm phòng vacxin nữa mà tập trung chăm sóc để lợn nâng cao sức đề kháng.

Nếu chưa nhiễm bệnh thì không tiêm mà đợi lợn sinh xong rồi mới tiêm theo đúng lịch trình.

Tham khảo bảng hiệu giá kháng thể dưới đây để biết hiệu quả của việc tiêm vacxin của trại mình đã đạt tiêu chuẩn, đủ để bảo vệ lợn khỏi PPV hay chưa.

Trường hợp 2: Dương tính không triệt để với Parvovirus

Nghĩa là trong đàn có thể có đến 50 - 90% lợn nái nhiễm mầm bệnh và có đáp ứng miễn dịch. Số lợn còn lại không có kháng thể chống lại PPV nên bệnh có thể nổ ra bất cứ lúc nào với tỉ lệ, thời điểm bất kỳ và không theo 1 quy luật nào cả.

Bảng 2.2. Hiệu giá kháng thể trong bệnh khô thai, sẩy thai truyền nhiễm Tình trạng nái Mức kháng thể Khả năng bảo hộ Tình trạng nái Mức kháng thể Khả năng bảo hộ

1 Không chủng ngừa Âm tính

Mẫn cảm với PPV, nguy cơ mắ bệnh cao

2 Có chủng ngừa 1:2 tới 1:160 Lợn được bảo vệ khỏi mầm bệnh 3

Hậu bị có kháng thể

mẹ truyền 1:4 tới 1:320

Có bảo hộ nhưng sẽ hết khi mất kháng thể mẹ truyền

4

Đang có đáp ứng

miễn dịch >1:640 Bảo hộ rất tốt.

Trường hợp này thường gặp ở những đàn lớn và không tiêm vacxin.

Hướng xử lý cho trường hợp 2: Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình làm vacxin PPV cho lợn nái.

Lợn hậu bị:

Chủng lần 1 vào 22 tuần tuổi,

Chủng lần 2 vào 27 tuần tuổi (tùy thuộc khuyến cáo của nhà sản xuất). Liều lượng trung bình: 2-5ml/con/1 lần chủng (tùy loại vacxin)

Lợn nái đang khai thác:

Chủng lần 1 vào 2 tuần trước khi phối. Sau đó chủng lặp lại 1 năm 1-2 lần.

Liều lượng trung bình: 2-5ml/con/1 lần chủng (tùy loại vacxin). Trường hợp 3: Bệnh ở đàn lợn hậu bị thay thế.

Đa phần lợn hậu bị thay thế chưa bao giờ có cơ hội được tiếp xúc với mầm bệnh PPV trước đó nên không có kháng thể chống lại bệnh. Nếu không cẩn thận, chúng rất dễ bị nhiễm bệnh vào khoảng nửa đầu của thai kỳ dẫn đến năng suất sinh sản của tổng đàn giảm.

Hướng xử lý cho trường hợp 3:

Cách ly triệt để những lợn nái hậu bị thay thế đàn, cho lợn làm quen dần với môi trường của trại trước khi chuyển lợn lên ô chuồng nái khai thác (có thể dùng cách như ngửi phân lợn nái cũ để cho lợn thay thế đàn làm quen dần).

Tiêm vacxin cho lợn hậu bị thay thế đàn: – Chủng lần 1 vào 22 tuần tuổi,

Liều lượng trung bình: 2-5ml/con/ 1 lần chủng (tùy loại vacxin).

Bảng dưới là 1 minh chứng thực tế của việc chủng ngừa vacxin có thể giúp các trại kiểm soát PPV 1 cách triệt để:

Bảng 2.3. Hiệu quả khi chủng ngừa 1 liều vacxin “Suvaxyn Parvo” Tình trạng đàn nái Số trị khảo

sát

Số trại có vấn đề với PPV

1 Không chủng ngừa hơn 10 năm 69 58 (84%) 2 Chỉ chủng ngừa cho lợn hậu bị trong hơn 8

năm 67

0% (vacxin giúp bảo hộ 100%)

Như vậy, chủng vacxin là cách tốt nhất để kiểm soát PPV trong mọi trường hợp. Nghĩa là vacxin chỉ giúp chúng ta kiểm soát để parvovirus không gây thiệt hại cho lợn nái, bào thai (không gây chết thia, sẩy thai) chứ vacxin không giúp chúng ta loại bỏ được mầm bệnh hoàn toàn khỏi trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự lưu hành của porcine parvovirus (PPV) ở lợn nuôi tại hà nội và vùng phụ cận (Trang 30 - 33)