Tình hình nghiên cứu về porcine parvovirus trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự lưu hành của porcine parvovirus (PPV) ở lợn nuôi tại hà nội và vùng phụ cận (Trang 33 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tình hình nghiên cứu về porcine parvovirus trên thế giới và Việt Nam

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về PPV và bệnh do PPV gây nên.

Tại Hà Lan, (Rondhuis P. R. and Straver P. J., 1972) đã chứng minh được vai trò PPV gây hội chứng RLSS ở lợn và xác định tỷ lệ nhiễm PPV ở lợn nái là 81%, lợn hậu bị 59% PPV cũng phân bố rộng khắp trên phạm vi toàn quốc ở Italia với cả lợn nhà và lợn rừng. Tỷ lệ lợn nhiễm PPV ở mỗi vùng là khác nhau, ở miền Trung Umbria 90,8%, Lazio 91,4%, miền Bắc Lombardy 80,3%, Emilia 78,9%, miền Nam Puglia 26,7%, Sicily 41,0% lợn nhiễm PPV. Lợn rừng tỷ lệ nhiễm PPV 56,7%. Tại Đan Mạch PPV phân bố rộng khắp và gây tỷ lệ lây nhiễm cao, nghiêm cứu 53 trại lợn thì thấy 53/53 trại đều bị nhiễm PPV, trong đó có 28/53 trại có số lợn bị nhiễm 100%.

Ở Mỹ, PPV phân bố rộng khắp và gây tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu Jonhson đã phát hiện thấy tại bang Ohio tỷ lệ lợn nhiếm PPV từ 80-85%, thấp nhất tại bang Iowa tỷ lệ lợn nhiễm PPV là 50%. Ở Uruguay kiểm tra bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu chuột lang cho thấy, có 43% lợn nái hậu bị, 57% lợn nái kiểm dịch, 71% lợn nái cơ bản có kháng thể kháng PPV. Ở Brazil tỷ lệ lợn nhiễm PPV từ 38-81%, trong đó một nửa số lợn có kháng thể kháng PPV bị RLSS.

Ở Úc PPV phân bố rộng khắp, 85-95% số lợn nhà và lợn rừng nhiễm PPV (Parke C. R. and Burgess G. W., 1993). Ở lợn rừng 58,4% số lợn điều tra có huyết thanh dương tính với PPV, lợn rừng trên 2 năm tuổi tỷ lệ nhiễm rất cao 98%.

Ở Thái Lan PPV được nghiên cứu từ năm 1982 bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu và kết luận PPV là nguyên nhân gây chết thai ở lợn.

2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Hiện tượng RLSS ở lợn tại Việt Nam xuất hiện đã lâu, nhưng có lẽ do phương thức chăn nuôi phân tán, do RLSS chỉ thể hiện ở lợn nái sinh sản (lợn con, lợn thịt, lợn đực không thể hiện triệu chứng), nên lúc đầu không được chú ý. Từ cuối những năm 1980, hiện tượng RLSS xảy ra tương đối phổ biến ở các địa phương trong cả nước, nhiều tỉnh có ngành chăn nuôi lợn phát triển đã thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tổ chức hội thảo tìm cách làm giảm thiệt hại do hội chứng RLSS gây ra nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn.

Ngoài nghiên cứu nguyên nhân do PPV gây ra. Các nguyên nhân khác gây RLSS cũng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu. Bệnh dịch tả lợn cổ điển (thể tiềm ẩn) gây ra RLSS với các đặc trưng thai gỗ, thai chết lưu, thai dị dạng, đẻ non, dễ chết yểu, hoặc lợn con còi cọc chậm phát triển.

(Hồ Đình Chúc, 1993) điều tra hội chứng RLSS ở một số tỉnh, đã xác định được PPV và phát hiện kháng thể kháng PPV ở lợn nái, lợn đực giống và khẳng định PPV có vai trò trong hội chứng RLSS. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về PPV. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy các tỉnh miền Bắc Việt Nam tỷ lệ nái bị RLSS từ 10,5-26,7%, các tỉnh Nam Bộ tỷ lệ lợn nái RLSS lên đến 30%. Kết quả điều tra huyết thanh học cho thấy có từ 50-60% lợn nái nhiễm PPV (Hồ Đình Chúc, 1995).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định sự lưu hành của porcine parvovirus (PPV) ở lợn nuôi tại hà nội và vùng phụ cận (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)