Mục tiêu, phương hướng thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 101 - 109)

Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn

4.3.1. Mục tiêu, phương hướng thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn

Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 là: “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức

bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực”. Trên

cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, xác định phương hướng, mục tiêu kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của KBNN như sau:

4.3.1.1. Phương hướng

Thứ nhất: Chỉ đạo, điều hành công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN thống nhất toàn hệ thống theo đúng quy định hiện hành, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Chỉ có sự thống nhất mới tạo nên sức mạnh, hiệu quả, sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành, thống nhất trong thực hiện, thống nhất chỉ đạo từ trên xuống và sự phản hồi từ dưới lên một cách thường xuyên, liên tục sẽ tác động tới bộ máy vận hành làm cho công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB được thông suốt. Nhờ có sự thống nhất triển khai đồng bộ các văn bản pháp lý, các chính sách chế độ, quy trình kiểm soát và quan điểm chỉ đạo, cùng sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công chức KBNN chủ động triển khai có hiệu quả và áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tư tưởng chỉ đạo của cấp trên là định hướng thực hiện của cấp dưới, muốn

công tác chỉ đạo điều hành được nâng cao thì chỉ đạo điều hành phải xem xét những thông tin phản hồi từ thực tế.

Thứ hai: Củng cố và tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB và hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi vốn đầu tư.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư, đảm bảo thanh toán vốn đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Nhà nước, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB.

Bốn là: Từng bước nâng cao vai trò và vị thế của KBNN với tư cách là cơ quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền trong quản lý đầu tư và xây dựng.

Năm là: Tiếp tục hoàn thiện và triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kiểm soái chi vốn đầu tư; đảm bảo quản lý chặt chẽ, khoa học, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, phục vụ tốt cho chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.

4.3.1.2. Mục tiêu

Kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi, đảm bảo các khoản chi đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án được phê duyệt, đảm bảo đúng định mức, đơn giá XDCB hiện hành, góp phần chống thất thoát, lãng phí trong công tác đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định. Ban hành quy trình thanh toán toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư để thực hiện thống nhất trong hệ thống Kho bạc nhà nước. Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư nhưng đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư của Nhà nước.

Cung cấp số liệu nhanh, chính xác về tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN cho các cấp chính quyền, đóng góp hiệu quả trong việc các cấp chính quyền khi xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế hoạch 05 năm và hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án; tham mưu với các Bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách quản lý đầu tư, thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Phân định rõ thẩm quyền, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi NSNN. Làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền, nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đúng mục đích, đúng luật pháp và có hiệu quả. Đồng thời phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư, cơ quan tài chính và KBNN. Chủ đầu tư là người tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả; chủ đầu tư chịu trách nhiệm về khối lượng và chất lượng xây dựng công trình. Cơ quan tài chính các cấp phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thanh toán vốn đầu tư cho dự án XDCB. Cơ quan KBNN thực hiện chức năng kiểm soát thanh toán, đảm bảo nguồn vốn NSNN được giải ngân đúng mục đích, đúng đối tượng, tuân thủ pháp luật và đúng thời gian theo quy định.

4.3.2. Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Mỹ Hào vốn NSNN qua KBNN Mỹ Hào

4.3.2.1 Căn cứ đưa ra giải pháp

Theo khảo sát 28 cán bộ thuộc các Ban Quản lý dự án đầu tư XDCB và 02 cán bộ làm công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại KBNN Mỹ Hào, hầu hết ý kiến đánh giá đồng ý với những giải pháp sau:

Nghiên cứu để cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư và cán bộ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB KBNN Mỹ Hào cho điểm với từng chỉ tiêu; trong đó, điểm 1 là mức điểm thấp nhất tương ứng với đánh giá giải pháp đưa ra chưa thực sự cần thiết; điểm 5 là mức điểm cao nhất tương ứng với đánh giá giải pháp tốt nhất cần ưu tiên để hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN Mỹ Hào. Kết quả đánh giá được tổng hợp tại bảng số liệu 4.13 cho thấy:

Tất cả các giải pháp đưa ra đều ở mức độ cần thiết, điểm số đánh giá thấp nhất là điểm 2 cho các giải pháp. Điểm 5 là điểm tối đa đánh giá mức độ cần thiết phải ưu tiên hàng đầu trong số các giải pháp.

Qua kết quả đánh giá cho thấy các nhóm giải pháp thay đổi thủ tục thanh toán và quy trình thanh toán vốn đầu được cán bộ ban quản lý các dự án đầu tư XDCB quan tâm hàng đầu với mức điểm đánh giá tối đa là 5 điểm. Giải pháp được ưu tiên thứ ba là nâng cao tính chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm soát chi vốn đầu tư với mức điểm trung bình là 3,43 điểm.

Bảng 4.14. Kết quả đánh giá về những giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Mỹ Hào

Giải pháp Mức điểm trung bình Đánh giá của cán bộ Ban quản lý dự án (n=28) Đánh giá của cán bộ KBNN Mỹ Hào (n=2)

- Cải tiến một số hồ sơ, thủ tục giải ngân vốn đầu tư XDCB tại KBNN

5 3

- Cải cách quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư qua KBNN

5 3,5

- Tăng cường sự phối hợp của cơ quan liên quan với Kho bạc trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN

3,21 5

- Tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý và sử dụng vốn

2,32 4

- Nâng cao năng lực quản lý của chủ đầu tư 3 3

- Hiện đại hóa hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin

2,95 3

- Nâng cao tính chuyên nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB

3.43 2,5

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Trong khi đó cán bộ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB lại quan tâm nhất đến nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN đạt trung bình 5 điểm. Đứng thứ hai là nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý và sử dụng vốn đạt số điểm trung bình là 4 điểm.

Tóm lại, kết quả đánh giá cho thấy vướng mắc về phía chủ đầu tư dự án thuộc về cơ chế chính sách, thủ tục hố sơ pháp lý và quy trình thánh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN, một số đánh giá nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm soát chi. Bản thân KBNN Mỹ Hào qua quá trình đánh giá cho thấy phần nhiều

giải pháp do nội bộ Kho bạc. Những giải pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được để tăng cường kiểm soát vốn đầu tư XDCB qua KBNN.

4.3.2.2 Giải pháp

a) Nhóm giải pháp về phía Nhà nước:

Thứ nhất, hệ thống chính sách Nhà nước: Hệ thống chính sách Nhà nước phải đồng bộ từ trung ương, các Bộ, ban ngành đến từng địa phương. Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách làm giảm số lượng hồ sơ, thủ tục hành chính song vẫn còn có những vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB: Mức vốn tạm ứng theo Chỉ thị 1792/CT-TTg đối với dự án ODA, mức vốn tạm ứng đối với các hợp đồng nhập khẩu thiết bị; vướng mắc về thủ tục đầu tư đối với các dự án khởi công mới của các dự án chương trình mục tiêu; vướng mắc về bảo lãnh tạm ứng theo Nghị định số 207/2013/NÐ - CP của Chính phủ đối với trường hợp dân tự làm...

Thứ hai, về tổ chức thực hiện: các Bộ, ngành và địa phương thực hiện phân bổ vốn đầu tư cho các đơn vị trực thuộc và các chủ đầu tư còn khá chậm, vì vậy, ở thời điểm đầu năm các chủ đầu tư chưa phát sinh khối lượng nghiệm thu gửi KBNN làm cơ sở kiểm soát, thanh toán. Song song với đó, việc tổ chức thẩm định đối với các dự án mới còn chậm và kéo dài dẫn đến việc đấu thầu, ký hợp đồng triển khai thi công dự án chậm trễ. Bên cạnh đó, giá xăng dầu biến động làm cước vận tải, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng, do đó một số công trình phải thực hiện phê duyệt dự toán bổ sung, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB.

Thứ ba, có cơ chế xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước: Ràng buộc quyền lợi cùng với trách nhiệm của các chủ đầu tư trong việc lập kế hoạch, quản lý và thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN. Hiện nay, nhiều chủ đầu tư bên cạnh trình độ chuyên môn còn hạn chế thì ý thức của chủ đầu tư trong quản lý và thanh toán vốn đầu tư chưa cao. Việc thẩm định đối với các dự án chậm, kéo dài, lựa chọn nhà thầu thi công kém dẫn đến dự án đầu tư XDCB kéo dài, gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn NSNN.

Thứ tư, chỉ đạo điều hành của cơ quan chính quyền:các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương xử lý dứt điểm những dự án có nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng; đẩy nhanh việc hoàn thiện hồ sơ, nghiệm

thu khối lượng gửi KBNN làm cơ sở, kiểm soát, thanh toán. Chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư khẩn trương phối hợp KBNN làm thủ tục thanh toán và thanh toán để thu hồi hoàn tạm ứng vốn đầu tư đối với các dự án đã có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu.

b) Nhóm giải pháp về phía Kho bạc Nhà nước

Thứ nhất, cải cách lại quy trình thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN.

Cải cách lại quy trình đảm bảo thanh toán nhanh, gọn, tránh những thủ tục rườm rà gây khó khăn cho chủ đầu tư song cũng phải đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, đảm bảo nguồn vốn NSNN được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.

Hồ sơ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản rất nhiều, rất phức tạp, phải qua rất nhiều khâu kiểm tra, kiểm soát rất mất thời gian. Từ khâu giao kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, thẩm định kế hoạch vốn, phân bổ kế hoạch vốn đến khâu lập hồ sơ dự án đầu tư, quy trình lựa chọn nhà thầu thi công…. Do đó, cải cách quy trình thanh toán, giảm bớt số lượng hồ sơ thủ tục sẽ đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư cho dự án XDCB. Mặt khác, hiện nay, đối với dự án thuộc nhiều cấp ngân sách việc kiểm soát chi đầu tư XDCB rất mất thời gian cho chủ đầu tư và gây khó khăn cho việc kiểm soát thanh toán vốn tại KBNN. Khi phát sinh dự án thuộc nhiều cấp ngân sách không nhất thiết cứ nguồn vốn thuộc cấp ngân sách nào thì chủ đầu tư lại mang hồ sơ đến KBNN cấp quản lý để kiểm soát mà chỉ tập trung ở một đầu mối, hồ sơ chỉ gửi ở một KBNN, KBNN cấp dưới thanh toán vốn cho dự án căn cứ vào lệnh thanh toán KBNN cấp trên gửi xuống theo đường nội bộ. Điều này không chỉ làm giảm số hồ sơ, thủ tục hành chính mà còn tạo điều kiện giải ngân vốn đầu tư nhanh, gọn.

Thứ hai, tăng cường hiệu quả kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN:

Kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích, vi phạm chế độ của Nhà nước.

Thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án thực hiện đúng quy định về tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra vốn đã tạm ứng để thu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản.

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và có tác dụng to lớn trong đời sống xã hội và thực thi nhiệm vụ; trong thực thi nhiệm vụ hiện nay, đặc biệt là nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng thì tất cả các công việc kiểm soát đều thực hiện trên máy tính (từ việc nhập dự toán, kiểm tra dự toán, tổng giá trị thanh toán, kiểm tra số dư trên tài khoản...) Trong việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN thì việc hiện đại hóa công nghệ thông tin của KBNN có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Thực hiện Đề án : “Hiện đại hóa Kho bạc Nhà nước” với mục tiêu “3 không”: - Kho bạc nhưng trong kho không có tiền: Nghĩa là tối đa đến năm 2020 việc thanh toán, chi trả cho khách hàng sẽ thực hiện thông quan hình thức “chuyền khoản, ATM, thanh toán điện tử”.

- Không có chứng từ giấy: Nghĩa là toàn bộ hoạt động thông qua hình thức số hóa, điện tử, thanh toán qua chương trình phần mềm tin học. Kho bạc sẽ kết nối máy tính đến tận các chủ đầu tư dự án, đơn vị sử dụng ngân sách.

- Không khách hàng: Nghĩa là mọi giao dịch với kho bạc của các đơn vị sẽ thực hiện qua hệ thống máy tính, máy tính sẽ được kết nối từ Kho bạc đến tất cả các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước cũng như các chủ đầu tư dự án, Ban Quản lý dự án.

Để thực hiện thành công Đề án phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020, KBNN phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng về tin học đối với các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời đầu tư mới, nâng cấp hệ thống máy tính về số lượng và chất lượng (bao gồm máy chủ và máy trạm) đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

d) Nhóm giải pháp về phía KBNN Mỹ Hào

Thứ nhất, định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)