Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.8. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng đạo ôn
KHÁNG ĐẠO ƠN
Gần đây, hai dịng lúa Pusa1602 (PRR78 + Piz5) và Pusa1603 (PRR78 + Pi54) đã được phát triển thông qua phương pháp ứng dụng chỉ thị phân tử và lai trở
lại MABC (Marker assisted backcrossing), đưa gen kháng đạo ôn Piz5 và Pi54 từ
hai dòng cho gen lần lượt là C101A51 và Tetep vào nền di truyền của PRR78 (rất mẫn cảm với bệnh đạo ôn). Hai chỉ thị phân tử AP5930 và RM206 liên kết chặt lần lượt với gen Piz5 và Pi54 được dùng cho Foreground selection. Nền di truyền của
bố mẹ (recurrent parent) được phục hồi với tỷ lệ 89.01% và 87.88% lần lượt ở hai dòng Pusa1602 và Pusa1603. Giống lúa lai giữa Pusa6A với các dòng cải tiến của PRR78 được xếp ngang hàng với giống Pusa RH10 về năng suất, chất lượng hạt và chất lượng nấu nướng, và thêm tính kháng với bệnh đạo ơn (Singh et al., 2012).
Dịng lúa D521 kháng đạo ơn lá, dịng D524 kháng đạo ơn cổ bơng, và tính kháng bạc lá đã được phát triển thông qua việc đưa gen Pi1 (gen kháng đạo ôn
lá) và gen Pi2 (gen kháng đạo ơn cổ bơng) có nguồn gốc từ dịng cho gen BL122 và gen kháng bạc lá Xa23 từ CBB23 vào dịng lúa lai ưu tú, chín sớm Ronfeng B mẫn cảm với cả bệnh bạc lá và đạo ôn bằng phương pháp MABC (Fu 2012). Bằng các chỉ thị SSR (MRG4766, AP22, và RM206) các gen Pi1, Pi2 và Xa23
được nhận dạng, và dùng cho foreground selection, trong khi đó nền di truyền của các dòng lúa được cải tiến được kiểm tra bằng 131 chỉ thị đa hình. Sau 4 thế hệ lai hồi giao, tỷ lệ phục hồi của nền di truyền được xác định cho các dòng D521, và D524 lần lượt là 96,18% và 96,56%. Mức độ kháng bệnh đạo ôn dao động trong khoảng từ 96,7% đến 100%, trong khi chiều dài vết bệnh bạc lá từ 0,77 đến 1,18 cm. Một dòng bất dục đực, Rongfeng 3A với các gen Pi1, Pi2 và Xa23 được phát triển thành công qua MABC và được dùng để phát triển các
dòng bố mẹ ưu tú cho các dịng lúa lai có khả năng kháng cả bệnh bạc lá và đạo ôn (Basavaraj et al., 2010, Basavaraj et al., 2009, Zhou et al.,, 2011).