Ảnh hưởng của nhiệt độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, định danh vi khuẩn có khả năng phân giải histamine phân lập từ quá trình sản xuất nước mắm và tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy để thu sinh khối (Trang 49 - 51)

Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, sinh học trong tế bào vì thế nó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật. Nhiệt độ thích hợp là nhiệt độ mà vi khuẩn sinh trưởng mạnh nhất.

Sau khi lựa chọn được nồng độ muối thích hợp là 5% đối với chủng

Virgibacillus campisalis.TT8.5 và 8% đối với chủng Exiguobacterium

profundum CH2.1, chúng tôi tiến hành nuôi chủng vi khuẩn 2 chủng vi khuẩn này trong môi trường HA, nồng độ muối thích hợp nhưng ở các nhiệt độ khác nhau lần lượt là: 32oC, 37oC, 42oC, 47oC để xác định nhiệt độ thích hợp để nuôi cấy chủng vi khuẩn này và tiến hành các bước như mục 3.3.1. Kết quả được thể hiện như hình 4.6 và 4.7.

Hình 4.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng của chủng vi khuẩn Exiguobacterium profundum CH2.1

0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 24 48 72 96 120 144 168 A b s620n m Thời gian (h) 32oC 37oC 42oC 47oC

Qua đồ thị, khi nuôi cấy chủng vi khuẩn ở các nhiệt độ khác nhau thì tốc độ sinh trưởng của chúng khác nhau. Cụ thể, khi nuôi cấy ở 420C và 470C, chủng vi khuẩn phát triển chậm, giá trị OD cao nhất tại 420C chỉ đạt 1,0193 ở 72h và sau đấy giảm dần. Ở nhiệt độ 320C giá trị OD đạt cao nhất là 4,0334 tại thời điểm 96h, mặc dù ở nhiệt độ 370C chủng Exiguobacterium profundum

CH2.1 vẫn phát triển tốt nhất tại 120h và đạt giá trị OD là bằng 3,4620 tuy nhiên vẫn thấp hơn ở 320C tại 72h. Vì thế chúng tôi lựa chọn nuôi cấy chủng vi khuẩn ở khoảng nhiệt độ thích hợp là 320C -370C và tốt nhất ở 320C.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy có sự khác nhau giữa các nhiệt độ ở mức ý nghĩa α = 0.05.

Theo nghiên cứu của Namwong et al. (2005), nghiên cứu về khả năng phân lập của chủng vi khuẩn Exiguobacterium profundum từ nước mắm Thái Lan, chủng vi khuẩn thích hợp của điều kiện nhiệt độ là 370C. Lý giải cho sự khác nhau có thể do nguồn phân lập khác nhau, hoặc do các yếu tố khách quan về thiết bị cũng như điều kiện nuôi cấy.

Hình 4.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng của chủng vi khuẩn Virgibacillus campisalis.TT8.5

0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 24 48 72 96 120 144 168 A b s620n m Thời gian (h) 32oC 37oC 42oC 47oC

Qua đồ thị hình 4.7 chúng tôi thấy chủng vi khuẩn Virgibacillus campisalis.TT8.5 phát triển tốt nhất ở 37oC ở tất cả các thời điểm, tại nhiệt độ này giá trị mật độ quang cao nhất đạt 5,2979 tại thời điểm 120h. Nhưng ở nhiệt độ 32oC và 42oC tại 96h thì giá trị mật độ quang đạt cao nhất là 3,3669 và 3,5157 thấp hơn rất nhiều so với mật độ quang ở 37oC.

Ở nhiệt độ 47oC chủng vi khuẩn Virgibacillus campisalis.TT8.5 hoàn toàn

không phát triển được.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy có sự khác biệt về mật độ tế bào của vi khuẩn giữa các nhiệt độ nuôi cấy và thời gian nuôi cấy ở mức ý nghĩa α=0.05.

Từ đó chúng tôi lựa chọn khoảng nhiệt độ thích hợp nhất để nuôi cấy chủng vi khuẩn Virgibacillus campisalis.TT8.5 là 32-42oC và tốt nhất ở 37oC. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhiên cứu của Lee et al. (2012) là chủng Virgibacillus

campisalis tăng trưởng được trong điều kiện nhiệt độ 15 – 40oC và tối ưu ở nhiệt độ 37oC.

Ngoài ra thí nghiệm này còn cho thấy chủng vi khuẩn Virgibacillus campisalis còn có thể phát triển được ở nhiệt độ 42oC mà không phải chỉ phát triển được ở điều kiện nhiệt độ 15 – 40oC như nghiên cứu của Lee et al. (2012) đã đưa ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn, định danh vi khuẩn có khả năng phân giải histamine phân lập từ quá trình sản xuất nước mắm và tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy để thu sinh khối (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)