Muối là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất nước mắm, nó cũng là một trong các yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng của chủng vi khuẩn. Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến sự sinh trưởng của chủng vi khuẩn Exiguobacterium profundum CH2.1 và Virgibacillus campisalis.TT8.5.
Tiến hành nuôi 2 chủng vi khuẩn Exiguobacterium profundum CH2.1 và
Virgibacillus campisalis.TT8.5 trong môi trường HA nhưng với các nồng độ
muối khác nhau lần lượt là 2%; 5%; 8%; 12%; 15% và tiến hành các bước như mục 3.3.1. Kết quả được thể hiện như hình 4.4 và 4.5: :
Hình 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ muối đến khả năng sinh trưởng của chủng vi khuẩn Exiguobacterium profundum CH2.1
Qua đồ thị ta nhận thấy rằng ở mỗi một nồng độ muối khác nhau thì sự phát triển của chủng CH2.1 là khác nhau trong tất cả các pha phát triển của nó. Ở nồng độ muối 8% chủng vi khuẩn CH2.1 phát triển tốt nhất với giá trị Abs620nm cao nhất
0 1 2 3 4 5 24 48 72 96 120 144 168 A b s62 0 n m Thời gian (h) 2% 5% 8% 12% 15%
tại 120h giá trị đạt 3,9042. Ở nồng độ muối 2% chủng CH2.1 cũng phát triển tương đối tốt, nhưng lại phát triển tốt nhất ở 96h và giá trị Abs620nm đạt 3,3905 sau đấy thì vào luôn pha cân bằng và suy vong. Tương tự như vậy với nồng độ muối 5% chủng CH2.1 vẫn phát triển tốt và giá trị mật độ quang đạt 3,2863 tại thời điểm 144h. Ở nồng độ muối 12% giá trị Abs620nm cao nhất đạt 3,2125 tại 120h. Tuy nhiên khi lên đến nồng độ muối 15% thì vi khuẩn có sự phát triển chậm hơn hẳn và giá trị Abs620nm cao nhất tương ứng chỉ đạt 2,7974 tại thời điểm 120h.
Kết quả xử lý thống kê cho thấy có sự khác nhau giữa các nồng độ muối ở mức ý nghĩa α = 0.05.
Từ đó lựa chọn nồng độ muối thích hợp nhất để nuôi cấy chủng vi khuẩn
Exiguobacterium profundum CH2.1 trong khoảng từ 5-12% và tốt nhất ở 8%. Điều
đó đương đồng với kết quả nghiên cứu của Namwong et al. (2005), nghiên cứu về khả năng phân lập của chủng Exiguobacterium profundum từ nước mắm Thái Lan thì chủng vi khuẩn có thể phát triển của điều kiện muối 10%. Lí giải sự khác nhau này có thể do nguồn phân lập chủng vi khuẩn là khác nhau, hoặc do các điều kiện nuôi cấy khác nhau.
Hình 4.5. Ảnh hưởng của nồng độ muối đến khả năng sinh trưởng của chủng vi khuẩn Virgibacillus campisalis.TT8.5
Qua đồ thị hình 4.5 nhận thấy rằng ở nồng độ muối 5% chủng Virgibacillus
campisalis.TT8.5 phát triển tốt nhất, giá trị Abs620nm cao nhất đạt 5,1375 tại thời điểm 120h. Cũng tại thời điểm này giá trị Abs620nm ở các nồng độ muối 2%, 8%, 12%, 15% cũng đạt cao nhất lần lượt là 4,6397; 4,5184; 3,2499; 2,9831 nhưng đều thấp hơn mật độ tế bào tại nồng độ muối 5%.
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 24 48 72 96 120 144 168 A b s62 0 n m Thời gian (h) 2% 5% 8% 12% 15%
Tại thời điểm 24h chủng vi khuẩn Virgibacillus campisalis.TT8.5 phát triển tốt hơn ở nồng độ muối 2% (giá trị mật độ quang đạt 1,2261 còn các nồng độ muối khác giá trị OD dưới 1). Tuy nhiên sau đó chủng lại phát triển mạnh hơn ở nồng độ muối 5%, giá trị OD luôn cao hơn các nồng độ muối khác.
Kết quả xử lý thống kê cho thấy có sự khác nhau về mật độ tế bào của vi khuẩn giữa các nồng độ muối khác nhau và thời gian khác nhau ở mức ý nghĩa α=0.05.
Từ đó chúng tôi chọn khoảng nồng độ nồng độ muối thích hợp nhất để nuôi cấy chủng vi khuẩn Virgibacillus campisalis.TT8.5 là 2-8% và tốt nhất ở 5%.
Điều này có sự trương đồng với nghiên cứu của Lee et al. (2012) là chủng vi
khuẩn Virgibacillus campisalis phát triển được ở nồng độ muối 5 – 20% nhưng
tối ưu ở nồng độ muối 4-5%.