3.3.2.1. Tuyển chọn chủng có khả năng phân giải histamine
Phương pháp được tiến hành theo Tapingkae et al. (2010) và các bước tiến hành như sau:
Bổ sung 250µl dịch nuôi cấy của 28 các chủng vi khuẩn có khả năng chịu mặnđã được tuyển chọn vào 5ml môi trường HA lỏng tương ứng đã được hấp khử trùng và nuôi cấy trong tủ nuôi có lắc với tốc độ vòng 200 vòng/phút ở 37oC trong khoảng từ 3 – 4 ngày. Tiếp theo, lấy 250µl dịch nuôi cấy trước đó chuyển sang 5ml môi trường mới có bổ sung 5% histamine 5mM so với tổng thể tích và tiếp tục nuôi trong tủ nuôi lắc với các thông số không thay đổi trong vòng 7 ngày. Dịch nuôi cấy được li tâm thu dịch sau 4 ngày và 7 ngày xác định hàm lượng
histamine bị mất đi. Dịch ly tâm được sử dụng để đo hàm lượng histamine còn lại bằng phương pháp HPLC. Hoạt tính phân giải histamine của vi khuẩn được xác định bằng phần trăm histamine bị phân giải trong dịch ly tâm.
3.3.2.2. Định danh chủng vi khuẩn có khả năng phân giải histamine bằng phương pháp xác định trình tự gene 16S rRNA
Phương pháp được tiến hành theo Yi-Lin Chen et al. (2015) gồm 2 bước và được mô tả như sau:
- Tách chiết
DNA tổng số được tách chiết như sau: Sinh khối vi sinh vật được thu lại bằng cách ly tâm sau đó trộn trong 0,5 ml đệm (Tris-HCl, EDTA, NaCl, SDS). Ủ phản ứng ở nhiệt độ phòng trong 10 phút. Bổ sung 0,15 ml CH3COOK. Ly tâm 10000 rpm, thu dịch trong, tủa DNA bằng isopropanol tỉ lệ 1:1, tiếp tục ly tâm ở 13000 vòng trong 10 phút ở 40C thu tủa. Rửa tủa bằng etanol 70%. Làm khô tủa, hòa tan lại DNA với 50μl H2O PCR
- Phản ứng PCR
Đoạn gen 16S rARN được khuếch đại bằng phản ứng PCR sử dụng cặp mồi:
27F: 5' AGAGTTTGATCMTGGCTCAG 3'
1492R: 5' TACGGYTACCTTGTTACGACTT 3'
Với các chu trình nhiệt độ như sau: 94C trong 3 phút; 30 chu kỳ (94C trong 30 giây, 52C trong 30 giây và 72C trong 1 phút); 72C trong 10 phút và bảo quản ở 20C.
- Xác định trình tự gene và xác định loài: Sau khi tinh sạch, sản phẩm PCR được đọc trình tự trên hệ thống 3730xl DNA Analyzer (Thermo Scienctific, Mỹ) theo phương pháp Sanger. Trình tự gen 16S rARN được so sánh với các trình tự đã công bố sử dụng cơ sở dữ liệu của EzBioCloud.
3.3.2.3. Phân tích hàm lượng histamine bằng HPLC
Phân tích hàm lượng histamine được tiến hành theo phương pháp của Tahmouzi. S et al. (2011) có cải tiến.
a. Nguyên lí
Histamine có trong mẫu nước mắm được tách chiết bằng metanol. Dịch chiết được làm sạch trên cột trao đổi anion, sau đó được tạo dẫn xuất huỳnh
quang với OPA (phtha định bằng hệ thống HP chuẩn. Dung dịch chiế sắc khí với detector hu b. Chương trình chạy - Cột sắc ký - Nhiệt độ cột - Pha động Axetonnitrin 100% - Tốc độ dòng - Bước sóng kích thí - Bước sóng phát x - Thể tích tiêm : 5 Hì Hình 0 500 1000 1500 2000 2500 0 D iệ n t íc h
(phthaldialdehyde). Hàm lượng dẫn xuất hista ng HPLC với detector huỳnh quang theo phư
ết được dẫn xuất hoá sau đó được bơm vào or huỳnh quang bước sóng sử dụng là Ex 230nm
: cột C18 (5µm, 4.6 × 250mm) : 40oC : Hỗn hợp gồm CH3COONH4 0,02M, 100%, pH=3 : 1 ml/min ích thích: 230 nm hát xạ : 450nm : 5 µl Hình 3.1. Sắc kí đồ chuẩn histamine
Hình 3.2. Đồ thị đường chuẩn histamine
y = 2195.x - 46 R² = 0.998 0.2 0.4 0.6 0.8 Nồng độ (mM) t histamine được xác o phương pháp ngoại m vào cột HPLC chạy 230nm và 450nm. ,02M, pH=5; 46.27 .998 1 1.2
3.3.2.4. Tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy bằng mô hình Box-Behnken
Để tối ưu hóa khả năng sinh trưởng tốt nhất của chủng có khả năng phân giải histamine được tuyển chọn theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm nhiều yếu tố, sử dụng kết quả khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đơn lẻ (kết qủa của thí nghiệm trước). Trong bài toán tốt ưu, các yếu tố được khảo sát đồng thời ở các khoảng biến thiên nhất định, gồm: pH môi trường, nhiệt độ nuôi cấy, nồng độ muối. Hàm mục tiêu là khả năng sinh trưởng của chủng tuyển chọn trong quá trình nuôi cấy. Ma trận thực nghiệm được bố trí theo Box-Behnken.
Với mô hình thiết kế thí nghiệm Box-Behnken ở trên, thực hiện 15 thí nghiệm để lựa chọn điều kiện nuôi cấy tối ưu cho chủng nhằm thu được sinh khối lớn nhất.
Để xác định miền tối ưu cho ba yếu tố thí nghiệm, kết quả phân tích mật độ quang (Abs620nm) tại mỗi thời điểm nuôi cấy được khớp với phương trình đa thức bậc 2 (phương trình 1) bao gồm phần tuyến tính bậc 1, bậc 2, tương tác 2 yếu tố bậc 1 bằng phương pháp hồi quy đa biến.
2 0 1 1 1 X k k k i i ii i ij i j i i i j Y X X X
Trong đó Y là biến số đầu ra, βo, βi βii, βij là các hệ số hồi quy, Xi là các biến số độc lập, k là số các biến số đầu vào và Ɛ là sai số. Hệ số tương quan được ước lượng nhờ phương pháp bình phương tối thiểu. Tầm quan trọng của mô hình tổng thể và của từng hệ số hồi quy được đánh giá bằng phân tích phương sai (ANOVA). Cuối cùng, kỹ thuật tối ưu hóa đa biến dựa trên hàm kỳ vọng Derringer được sử dụng (Derringer and Suich, 1980; Bezerra et al., 2008). Hàm kỳ vọng này biến đổi giá trị đầu ra (OD) thành điểm mong muốn (d), dao động từ 0 (hoàn toàn không mong muốn) đến 1 (hoàn toàn mong muốn). Hàm kỳ vọng có nhiều dạng phụ thuộc vào tiêu chí tối ưu hóa: tối thiểu, tối đa, hay phù hợp với tiêu chuẩn nhất định. Hàm kỳ vọng có dạng như phương trình 2.
,min , ,min 0 ( ) ( 1 i wi i i i i max i i d y y d y y d ,min ,min ,max ,max i i i i i i y y y yi y y y , (2) (1)
Trong đó yi, min and yi, max là mức mong muốn tối đa hoặc tối thiểu của mỗi biến số đầu ra i, tương ứng với giá trị Abs mong muốn chúng tối đa hay tối thiểu. (wi) là hệ số trọng lượng. Giá trị đầu ra Abs mong muốn là tối đa. Việc tối ưu hóa đa biến được thực hiện nhờ phần mềm JMP, phiên bản 13.0 (SAS Institute, Inc., Cary, NC, USA).
3.3.2.5. Phương pháp xác định một số đặc điểm của chủng vi khuẩn
- Xác định đặc điểm hình thái khuẩn lạc
Chuẩn bị 5 ml môi trường HA trong ống fancol, hấp tiệt trùng ở 121oC, 15 phút, sau đó dùng que cấy lấy khuẩn lạc trên đĩa đã được ria thuần cho vào môi trường đã chuẩn bị, nuôi cấy chủng vi khuẩn trong 4 ngày ở tủ nuôi lắc 200 vòng/phút, 37oC.
Pha loãng dịch nuôi cấy rồi tiến hành trang đều trên mặt đĩa thạch đã chuẩn bị, tiến hành với 2 đĩa.
Đặt vào tủ nuôi 37oC sau 4 ngày đem ra quan sát hình thái khuẩn lạc - Xác định khả năng di động
Phương pháp xác định khả năng di dộng được mô tả theo Nguyễn Lân Dũng và cs., 2006:
Cơ chế: một số vi khuẩn có tiêm mao (lagella) nên có khả năng di dộng
trong môi trường bán lỏng và làm đục môi trường hay mọc giống như rễ cây xung quanh đường cấy.
Môi trường: HA bán lỏng, để đứng
Thao tác:
Dùng que cấy thẳng lấy khuẩn lạc trong đĩa thạch HA đã ria thuần chuyển sang ống nghiệm thạch bán lỏng, trích thẳng từ trên xuống dưới ngay giữa ống môi trường. Sau đó nuôi ở 37oC, trong vòng 24-48 giờ.
Kết quả:
Vi khuẩn phản ứng di động dương (+): vi khuẩn mọc lan ra khỏi đường cấy, xa hay gần tùy theo khả năng di động của vi khuẩn mạnh hay yếu.
Phản ứng di động âm (-): vi khuẩn chỉ mọc trên đường cấy. - Xác định hoạt tính catalase
Mục đích: kiểm tra khả năng phân hủy H2O2 tạo ra O2 của vi sinh vật nhờ sản sinh ra enzyme catalase.
Phương pháp thử nghiệm catalase được tiến hành theo mô tả bởi Nguyễn Đức Lượng và Cao Cường, 2003 như sau;
Cơ chế: enzyme catalase thường gặp ở vi khuẩn hiếu khí hay kỵ khí tùy
tiện. Catalase có khả năng phân giải peroxide tạo O2 và nước. Vi khuẩn
H2O2 Enzyme catalase H2O + [O2]
Thao tác: Dùng que cấy vòng, lấy đầy 1 vòng cấy vi khuẩn hòa vào giọt
H2O2 quan sát.
Phản ứng Catalase âm tính: Giọt H2O2 không sủi bọt. Phản ứng Catalase dương tính: Giọt H2O2 sủi bọt. - Nhuộm Gram và quan sát hình thái tế bào
Cơ chế: Vi khuẩn Gram dương có thành tế bào dày, có khả năng giữ phức
hợp tím tinh thể iot, trong khi đó lớp thành tế bào của vi khuẩn Gram âm thì mỏng, sau khi nhuộm với phức hợp tím và qua các bước khử màu. Vi khuẩn Gram âm có thành tế mỏng, không thể giữ lại phức hợp tím tinh thể iot bên trong tế bào vì vậy chúng bị khử màu. Ngược lại, đối với vi khuẩn Gram dương, thành tế bào dày nên giữ lại được phức hợp tím tinh thể-iot.
Quy trình nhuộm gồm các bước sau:
+ Bước 1: làm tiêu bản vết bôi vi sinh vật bằng cách nhỏ một giọt nước cất hoặc nước muối sinh lí lên lam kính, dùng que cấy đã vô trùng hơ trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nóng đỏ và để nguội. Khi que cấy nguội, lấy một ít vi sinh vật hoà vào giọt nước cất hoặc nước muối sinh lí.
+ Bước 2: cố định vết bôi, thường cố định bằng cách hơ nhẹ trên ngọn đèn cồn, đưa vết bôi qua nhanh ngọn lửa đèn cồn 2 – 3 lần. Tránh hơ nóng quá sẽ làm biến dạng hình thái và cấu trúc của tế bào vi sinh vật.
+ Bước 3: Nhuộm tiêu bản bằng tím tinh thểhay tím gentian,nhuộm mẫu trong 1phút, dùng pipet nhỏ lên vết bôi một giọt thuốc nhuộm, giữ trong 1 – 2 phút rồi rửa nước.
+ Bước 4: Nhuộm bằng dung dịch lugol và giữ trong 1 phút sau đó rửa lại với nước.
+ Bước 5: Khử màu, nhỏ dung dịch alcohol 90%, giữ khoảng 30 giây sau đó rửa lại với nước.
+ Bước 6: Nhuộm bằng dung dịch Fucshin trong 1 phút, rửa nước và để khô + Bước 7: quan sát tiêu bản ở vật kính dầu 100x, khởi động và kiểm tra kính hiển vi. Trước khi đặt tiêu bản lên giá kính, ta nhỏ một giọt dầu lên vị trí nhuộm sau đó đặt lên giá kính. Chỉnh vị trí quan sát vào trung tâm của quang trường ở bội giác x100 và chọn cường độ ánh sáng phù hợp. Sử dụng vi chỉnh để điều chỉnh độ nét phù hợp với mắt của người quan sát.
Chỉ tiêu quan sát: hình dạng, cách sắp xếp của tế bào vi khuẩn, có hay không có bào tử,...
3.3.2.6. Xử lý số liệu bằng Exel 2013 và Minitab 16
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Exel 2013. Sự khác nhau giữa các giá trị trung bình được phân tích bằng phân tích phương sai (ANOVA) ở mức ý nghĩa bằng phần mềm Minitab 16.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN