KQBH TRONG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP ANPO
Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 4.20. Kết quả khảo sát về vấn đề vận dụng kế toán bán hàng và xác định KQBH trong quản lý tại công ty TNHH Nông nghiệp Anpo
Tiêu chí Lựa
chọn
I. Thông tin lên quan đến lập dự toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
1. Bộ phận lập dự toán
- Kế toán 13
- Dự toán liên quan đến bộ phận nào bộ phận đó lập 4
- Khác 2
2. Mô hình dự toán
- Dự toán tĩnh 15
Tiêu chí Lựa chọn 3. Các loại dự toán - Dự toán tiêu thụ 15 - Dự toán mua hàng 15 - Dự toán hàng tồn kho 15 - Dự toán giá vốn hàng bán 15
- Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 15
4. Căn cứ để lập dự toán
- Tình hình kinh doanh kỳ trước 13
- Các chiến lược kinh doanh 12
- Khác 4
5. Nhà quản trị ra quyết định căn cứ chủ yếu vào
- Các dự toán được lập 8
- Cảm tính 15
- Khác 2
II. Thông tin liên quan đến thực hiện
6. Doanh nghiệp có lập báo cáo phục vụ nội bộ không
- Có 2
- Không 13
7. Các loại báo cáo thường lập phục vụ công tác quản trị
- Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm 13 - Báo cáo khối lượng hàng hóa mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng
hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác 0
- Báo cáo về bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo khu vực địa lý 0 - Báo cáo về bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo kênh phân phối 0
- Khác 1
8. Tổ chức công tác kế toán có đảm bảo cập nhật số liệu tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ không
- Có 13
- Không 2
III. Thông tin liên quan đến kiểm soát
9. Các báo cáo phân tích được lập tại công ty
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận 0
- Phân tích tình hình tài chính của công ty 15
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng 0 10. Việc phân tích chênh lệch có đạt đến mức tìm ra các mức độ ảnh hưởng bởi các yếu tố lượng và giá không
- Có 0
Tiêu chí Lựa chọn
11. Chênh lệch có được quy trách nhiệm cho bộ phận hoặc người có liên quan không
- Có 0
- Không 15
12. Nguyên nhân chưa thực hiện các phân tích chênh lệch
- Hệ thống dự toán không đầy đủ, thiếu cơ sở 10
- Không có yêu cầu 2
IV. Thông tin về quyết định
13. Nguyên nhân nhà quản trị không thể vận dụng các công cụ kế toán cho các quyết định đầu tư, giá bán
- Chưa có sự tin cậy vào báo cáo được lập 15
- hệ thống báo cáo không đầy đủ, thông tin không đủ để đáp ứng cho yêu cầu
quản lý 15
- Không có nhân sự lập các báo cáo phân tích 11
- Khác 4
14. Chứng từ sử dụng tài doanh nghiệp được thiết kế chi tiết nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát bán hàng
- Có 5
- Không 10
15. Chứng từ được thiết kế đáp ứng phân loại và tập hợp chi phí bán hàng theo nhóm sản phẩm, theo khu vực và theo kênh phân phối không
- Có 7
- Không 8
16. Hệ thống tài khoản có thuận tiện cho việc trích lọc, kết xuất số liệu để lập báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo
- Có 2
- Không 13
17. Các loại báo cáo bán hàng và xác định kết quả bán hàng nào sau đây được nhà quản lý yêu cầu
- Báo cáo doanh số theo mặt hàng, nhóm hàng 15
- Báo cáo chi tiết theo khoản mục phí 15
- Phân tích biến động tăng giảm doanh số, chi phí giữa thực tế với dự toán,
giữa kỳ này với kỳ trước 15
- Báo cáo về bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo khu vực địa lý 15 - Báo cáo về bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo kênh phân phối 15 - Báo cáo tình hình thực hiện định mức chi phí và đánh giá, phân tích các sai biệt 15
Về công tác tổ chức, phân công phân nhiệm
Hầu như thông tin để nhà quản trị ra quyết định căn cứ vào các thông tin của phòng kinh doanh mà ít sử dụng các thông tin phản hồi do bộ phận kế toán, nơi lữu trữ nhiều thông tin hữu dụng cung cấp.
Các nhà quản trị chưa quan tâm nhiều đến việc đánh giá trách nhiệm quản lý cũng như hiệu quả công việc của các bộ phận trong tổ chức nên gần như chưa thiết lập các trung tâm trách nhiệm, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc phù hợp.
Công tác kế toán tại doanh nghiệp phục vụ chủ yếu cho chức năng của kế toán tài chính.
Một số nhà quản trị chưa thấy tầm quan trọng của kế toán trong kiểm soát các hoạt động nói chung. Họ cho rằng bộ phận kế toán không tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
- Hệ thống chứng từ cung cấp thông tin về bán hàng còn khá đơn giản, chỉ phản ánh và cho phép tổng hợp bán hàng phục vụ công tác tài chính; Công tác quản trị mua hàng của công ty còn khá tùy tiện.
Về công tác lập dự toán
Hệ thống dự toán được lập để tiên liệu những công việc sắp xảy ra trong tương lai và mối quan hệ giữa các hoạt động đó. Nhưng tại công ty hệ thống dự toán chưa hoàn chỉnh vì theo như kết quả khảo sát, tất cả các ý kiến đều cho rằng mô hình dự toán 100% là mô hình dự toán tĩnh, không có dự toán linh hoạt cho từng mức độ bán hàng khác nhau, vì vậy không phản ánh doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán ở các mức độ khác nhau. Hầu như công việc lập dự toán là do phòng kế toán thực hiện, trong đó các bộ phận khác ít tham gia, đó là một vấn đề thiếu sót. Qua phiếu điều tra, bộ phận kế toán có đến 13/15 phiếu nói rằng bộ phận kế toán chịu trách nhiệm công việc lập dự toán, chỉ có 2/15 phiếu nói rằng các bộ phận khác lập, như vậy các đối tượng tham gia lập dự toán không đầy đủ. Điều đó làm cho cơ sở lập dự toán, đối tượng tham gia lập dự toán chưa đầy đủ. Từ đó, các dự toán được lập ra chưa có độ tin cậy cao.
Các loại dự toán công ty đang lập hiện nay đó là: dự toán tiêu thụ sản phẩm; dự toán mua hàng; dự toán hàng tồn kho; dự toán giá vốn hàng bán và dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (100%), và việc lập dự toán này được căn cứ vào tình hình kinh doanh của các kỳ trước (13/15 phiếu)
kết hợp với chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ để quy mô hoạt động. Tuy nhiên do quá trình phân loại chi phí tại công ty còn chưa được quan tâm, chủ yếu phân loại chi phí và khoản mục chi phí phục vụ cho kế toán tài chính mà chưa thực hiện phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí phục vụ cho quá trình ra quyết định nên ảnh hưởng đến việc xây dựng dự toán.
Về công tác thực hiện
Theo kết quả nghiên cứu thực trạng và khảo sát cho thấy, công ty đã có lập báo cáo phục vụ nội bộ (có 13/15 phiếu) đó là các báo cáo do chính các bộ phận lập nhằm phục vụ cho bộ phận mình và việc hoạt động của toàn công ty , trong đó bao gồm các báo cáo như: báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng sản phẩm, đây là báo cáo thường xuyên được phòng kế toán kết hợp với phòng kinh doanh lập; loại báo cáo thứ hai là báo cáo khối lượng hàng hóa mua vào và bán ra trong kỳ theo từng loại hàng hóa (13/15 phiếu); tuy nhiên công ký chỉ dừng lại ở việc lập báo cáo bán hàng theo nhóm hàng, còn báo cáo bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo khu vực địa lý và theo kinh phân phối lại chưa được thực hiện (theo kết quả khảo sát có 0 phiếu). Các loại báo cáo tình hình thực hiện bán hàng và xác định kết quả bán hàng chưa đầy đủ, chỉ dừng lại ở việc liệt kê lượng bán, doanh thu theo nhóm sản phẩm.Việc không có thông tin nhằm quản lý kênh phân phối và quản lý khu vực sẽ không thể giúp ban giám đốc đánh giá thị trường làm ăn hiệu quả của doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng đến việc xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, không có thông tin trong việc ra quyết định với từng loại thị trường, từng kênh phân phối.
Với cách thức lập báo cáo báo hàng và xác định kết quả bán hàng theo thương thức kê khai thường xuyên điều này cho thấy công tác kế toán hiện nay của công ty có đảm bảo cập nhật số liệu tại các thời điểm phát sinh nghiệp vụ (có 13/15 phiếu lựa chọn).
Về công tác kiểm soát
- Định kỳ công ty ít quan tâm đến việc phân tích các chi phí bán hàng, mua hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (có 13/15 ý kiến đồng ý). Quá trình hoạt động, việc phân tích chênh lệch đã không thể đạt đến mức tìm ra các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lượng và giá. Bởi vì, xuất phát từ các báo cáo dự toán không khả thi. Điều này, cũng kéo theo việc phát hiện chênh lệch nhưng không thể quy trách nhiệm cho bộ phận hoặc người có liên quan (15/15 đồng ý).
Nguyên nhân chưa thực hiện các phân tích chênh lệch trên là do hệ thống các dự toán của công ty không có cơ sở, cấp trên không yêu cầu và một phần nữa là không có người thực hiện công tác phân tích.
- Định kỳ, Ban Giám đốc không thể dùng các công cụ để đánh giá thành quả của các bộ phận được (11/15 ý kiến đồng ý). Nguyên nhân các nhà quản lý không thể vận dụng các công cụ kế toán cho các quyết định đầu tư, giá bán là do chưa có sự tin tưởng vào các báo cáo được lập (15/15 ý kiến đồng ý); hệ thống báo cáo không đẩy đủ, thông tin không đủ để đáp ứng cho yêu cầu quản lý một phần do không có nhân sự lập báo cáo phân tích.
- Công tác phân tích nói chung còn rất sơ sài, chỉ có vài phân tích đơn giản như so sánh chỉ tiêu doanh thu giữa các kỳ và mức độ tăng trường; tổng chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giữa các kỳ và tìm ra nguyên nhân giảm doanh thu, tăng chi phí. Mặt khác hệ thống dự toán không hoàn chỉnh do đó ảnh hưởng đến công tác kiểm soát. Tiến hành thực hiện kiểm soát nhưng không mang lại hiệu quả, chưa tập trung phân tích sự chênh lệch doanh thu, giá vốn hàng bán qua các kỳ và chưa nhận thấy được lý do phát sinh những vấn đề trên. Do đó nhà quản lý không thể thực hiện chức năng kiểm soát.
Về việc phân tích thông tin phù hợp cho việc ra quyết định
- Công ty chỉ sử dụng giá phí thực tế để ghi nhận sổ sách, các chi phí dự toán kế toán không ghi chép nên không có sự so sánh, phân tích chên lệch chi phí so với kế hoạch, định mức đề ra nên không kiểm soát được mức độ phát sinh để nhà quản trị có thể can thiệp kịp thời. Báo cáo phân tích lãi lỗ theo các loại hình kinh doanh còn chưa chính xác do sử dụng phương pháp phân bổ truyền thống. Vì vậy, việc hiểu quả của thông tin để ra quyết định kinh doanh chưa cao.
Do thiếu tiêu chuẩn, định mức kế hoạch nên kéo theo việc phân tích điểm hòa vốn, mối quan hệ chi phí – khối lượng – Lợi nhuận cũng chưa được công ty thực hiện. Theo kết quả khảo sát thì nguyên nhân nhà quản trị không thể vận dụng các công cụ kế toán cho các quyết định đầu tư, hay quyết định về giá là do các báo cáo chưa có sự tin cậy (có 15/15 phiếu), tiếp đó hệ thống báo cáo hiện nay chưa đầy đủ, thông tin không đủ để đáp ứng việc ra quyết định, thiếu các báo cáo đánh giá chênh lệch, hay phân tích chênh lệch, việc phân tích chênh lệch hiện tại của công ty tỷ dừng lại ở việc liệt kê, không tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng bởi lượng và giá (có 15 phiếu lựa chọn); hệ thống chứng từ hiện nay của công ty được thiết kế không chi tiết (10./15 phiếu) chủ yếu là dừng lại ở việc liệt kê; các
chứng từ đã phần nào đáp ứng việc phân loại và tập hợp chi phí bán hàng theo nhóm sản phẩm (7/15 phiếu) đây là lý do để ban giám đốc đánh giá hiệu quả của nhóm sản phẩm kinh doanh có hiệu quả hay không; tuy nhiên như đã phân tích phần trên, bản thân việc thiết kế chứng từ hiện nay của công ty không liên quan đến phân loại và tập hợp chi phí bán hàng theo khu vực và theo kênh nên không có thể đưa ra quyết định cho vấn đề này.
Các nhà quản trị đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại báo cáo trong việc đưa ra quyết định, thể hiện ở việc các báo cáo bán hàng và xác định kết quả bán hàng được các nhà quản lý công ty yêu cầu như: báo cáo doanh số bán theo mặt hàng, nhóm hàng (15/15 phiếu); báo cáo chi tiết theo khoản mục phí (15/15); phân tích biến động tăng giảm của doanh số, chi phí giữa thực tế với dự toán, giữa kỳ này với kỳ trước (15/15) báo cáo về bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo khu vục địa lý (15/15) báo cáo về bán hàng theo kênh phân phối và báo cáo tình hình thực hiện định mức chi phí và đánh giá, phân tích sai biệt (15/15). Cho thấy, ban giám đốc có nhu cầu hoàn thiện hệ thống báo cáo tại doanh nghiệp, nhàm có thông tin cho việc ra quyết định.