Tình hình biến động tài sản
Qua bảng phân tích tình hình biến động của tài sản ta thấy giá trị tài sản của công ty giai đoạn 2015 – 2017 có sự biến động không ổn định. Năm 2016, tổng tài sản là 6.364.464.304 đồng, tăng 42,42% so với năm 2015. Năm 2017, tổng tài sản là 5.370.115.835 đồng, giảm 15,38%. Tốc độ tăng bình quân là 13,4%. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ từ 92,53% đến 100% tổng tài sản. Nguyên nhân của tình trạng trên được lý giải cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Tài sản của Công ty TNHH Anpo Chỉ tiêu Năm 2015 (đồng) Năm 2016 (đồng) Năm 2017 (đồng) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 4.468.925.861 5.909.465.966 4.969.047.129 132,23 84,09 I. Tiền 2.443.032.000 2.409.186.779 2.830.035.654 98,61 117,47
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.741.366.724 2.230.234.699 1.357.734.413 128,07 60,88
III Hàng tồn kho 279.951.165 1.218.216.324 774.184.614 435,15 63,55
IV. Tài sản ngắn hạn khác 4.575.972 51.828.164 7.092.448 1.132,62 13,68
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 0 454.998.338 401.068.706 - 88,15
I. Tài sản cố định 0 454.998.338 401.068.706 - 88,15
TỔNG TÁI SẢN 4.468.925.861 6.364.464.304 5.370.115.835 142,42 84,38
- Tài sản ngắn hạn của công ty có cơ cấu giảm dần trong tổng tài sản. Năm 2016 tài sản ngắn hạn của công ty là 5.909.465.966 đồng, tương đương tăng 32,23% so với năm 2015. Năm 2017, giá trị tài sản ngắn hạn của công ty giảm còn 4.969.047.129 đồng, tương đương giảm 15,91%. Tốc độ tăng bình quân là 8,16%. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng trung bình là 8,04%; các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh trong năm 2016. Tốc độ giảm bình quân là 5,52%; hàng tồn kho năm 2016 tăng mạnh (tăng 335,15% so với năm 2015) nhưng năm 2017 giảm mạnh (giảm 36,45% so với năm 2016); tài sản ngắn hạn khác tăng đột biến vào năm 2016.
- Tài sản dài hạn: năm 2015 không có, năm 2016 công ty đầu tư tài sản cố định với giá trị 454.998.338 đồng, năm 2017 giảm còn 401.068.706 đồng.
Tình hình biến động nguồn vốn
- Nợ phải trả của công ty năm 2016 giảm mạnh (giảm 80,74% so với năm 2015). Năm 2015 chiếm tỷ trọng 39,89%, năm 2016 là 53,95%, năm 2017 là 46,69%. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn chủ sở hữu cho thấy tình hình tài chính của công ty không bị phụ thuộc vào vốn vay ngắn hạn từ bên ngoài, công ty vẫn tự chủ được về mặt tài chính.
- Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có sự biến động nhưng không nhiều. Năm 2016 tăng 9,11% so với năm 2015; năm 2017 giảm 2,33% so với năm 2016.
Bảng 3.2. Nguồn vốn của Công ty TNHH Anpo Chỉ tiêu Năm 2015 (đồng) Năm 2016 (đồng) Năm 2017 (đồng) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 1.782.530.326 343.343.567 2.507.437.430 19,26 730,30 I. Nợ ngắn hạn 1.782.530.326 3.028.537.567 2.215.577.430 169,90 73,16 II. Nợ dài hạn 404.900.000 291.860.000 - 72,08 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.686.395.535 2.931.026.737 2.862.678.405 109,11 97,67 I. Vốn chủ sở hữu 2.686.395.535 2.931.026.737 2.862.678.405 109,11 97,67 TỔNG NGUỒN VỐN 4.468.925.861 6.364.464.304 5.370.115.835 142,42 84,38
3.1.4. Nhân lực của Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ nông nghiệp Anpo
Công ty hiện tại đang tạo công ăn việc làm cho hơn 160 lao động trong đó 02 người có trình độ trên đại học, 35 người có trình độ đại học, 33 người có trình độ cao đẳng, 90 người có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuât. Với khả năng làm việc chất lượng cao: Khả năng chịu áp lực công việc, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, độc lập trong công việc.
Với chiến lược phát triển hiện nay, Công ty xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty. Công ty luôn hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển Công ty nhằm tăng cả về lượng và chất.
Lao động là một yếu tố đầu vào ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm đúng mức đến nguồn lao động.
Bảng 3.3. Nhân lực của Công ty Anpo
Chỉ tiêu 2015 (người) 2016 (người) 2017 (người) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Bình quân Tổng 145 137 139 94,48 101,46 97,91
1. Phân theo giới tính
Nam 62 63 60 1,02 0,95 0,98 Nữ 83 74 79 0,89 1,07 0,98 2. Phân theo trình độ Trên đại học 1 1 1 1,00 1,00 1,00 Đại học 35 35 38 1,00 1,09 1,04 Cao đẳng 22 21 20 0,95 0,95 0,95 Trung cấp 27 23 20 0,85 0,87 0,86 Phổ thông 60 54 58 0,90 1,07 0,98
3. Phân theo tính chất công việc
LĐ trực tiếp 120 123 124 1,03 1,01 1,02
Nguồn: Phòng tổ chức
Qua Bảng 3.3 về tình hình lao động của công ty cho thấy cơ cấu lao động trong 3 năm gần đây của công ty Anpo biến động không nhiều.
Tổng số lao động năm 2016 so với năm 2015 giảm 5,52% , điều này cho thấy năm 2016 số lượng lao động của công ty có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do người lao động có xu hướng đi tìm việc ở ngoài, công ty cũng không có nhu cầu tuyển dụng thêm vì số lượng nhân viên như vậy đã đáp ứng đủ yêu cầu công việc. Năm 2017 lao động tăng nhẹ 2 người so với năm 2016, tức là tăng 1,46%. Cụ thể:
Xét theo giới tính:
Qua các năm, số lượng lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với số lao động nam trong tổng số lao động (Như vào năm 2015, tỷ trọng của lao động nữ là 57,24% trong khi tỷ trọng của lao động nam là 42,76%). Số lượng lao động nam và nữ qua các năm có biến động phức tạp. Năm 2016 số lượng lao động nam tăng 1,61%, trong khi số lao động nữ giảm 10,84% so với năm 2015. Và trong năm 2017 số lượng lao động nam lại giảm 4,76%) trong khi số lao động nữ lại tăng 56,76%.
Xét theo trình độ:
Số lao động phổ thông luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số lao động qua các năm. Do tính chất của công việc, số nhân viên văn phòng là không nhiều so với nhân viên làm dịch vụ, vận chuyển,... Tuy nhiên, số lao động phổ thông lại có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm. Số lao động đại học có tăng nhưng không đáng kể, năm 2017 lao động trình độ đại học tăng 3 người so với năm 2016, tương ứng với tăng 8,57%. Dù tăng ít nhưng điều này cũng chứng tỏ công ty luôn quan tâm đến việc khuyến khích, đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động. Số lao động trung cấp giảm nhẹ trong 3 năm, năm 2016 giảm 4 người tương ứng với giảm 14,81% so với năm 2015, năm 2017 giảm 3 người tương ứng với giảm 13,04% so với năm 2016.
Năm 2017, tuổi đời bình quân của đội ngũ lao động là 38 tuổi, trong đó lớn tuổi nhất là 58 tuổi, trẻ nhất là 23 tuổi. Thâm niên công tác tại công ty lâu nhất là 10 năm, ít nhất là 2 tháng tính đến thời điểm hiện tại.
Xét theo tính chất:
Kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp là một ngành mà tỷ trọng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng khá cao bởi vì các loại hình dịch vụ và công việc bán buôn bán, bán lẻ của công ty khá đa dạng. Số lao động trực tiếp luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn số lao động gián tiếp. Công ty luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy số lao động trực tiếp làm dịch vụ và trực tiếp tạo ra sản phẩm luôn được công ty quan tâm nâng cao tay nghề. Khác với các chỉ tiêu trên, số lao động phân theo tính chất có biến động tương đối mạnh qua các năm. Năm 2016 so với năm 2015, lao động trực tiếp tăng 3 người hay tăng 2,5%; lao động gián tiếp giảm khá mạnh là 11 người hay giảm 44%. Năm 2016 so với năm 2016, lao động trực tiếp tăng nhẹ 1 người tương đương tăng 0,81%, lao động gián tiếp tăng 1 người hay tăng 7,14%.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức lao động hiện nay là phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh tại đơn vị, số lượng nhân lực, độ tuổi bình quân lao động đảm bảo các yêu cầu về công tác.
3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều khả quan, doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm. Cụ thể:
Năm 2016 doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 10.501.533.025 đồng, tăng 78,6% so với năm 2015. Giá vốn hàng bán tăng 89,34%. Tốc độ tăng của giá vốn hàng ban năm 2016 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 15,04%. Chi phí quản lý kinh doanh (bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên 390.998.026 đồng (tăng 120,2% so với năm 2015). Lợi nhuận sau thuế thu nhập năm 2016 là 525.173.538 đồng (tăng 6,42% so với năm 2015).
Năm 2017 doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 11.739.051.704 đồng, tăng 11,78% so với năm 2016. Giá vốn hàng bán tăng 12,55%. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4,77%. Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh (tăng 4781,21%). Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 84,77%. Lợi nhuận sau thế là 970.368.714 đồng.
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Anpo Chỉ tiêu Năm 2015 (đồng) Năm 2016 (đồng) Năm 2017 (đồng) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 BQ 1. DT bán hàng và CCDV 5.897.708.614 10.501.533.025 11.739.051.704 178,06 111,78 144,92 2. DT thuần về bán hàng CCDV 5.897.708.614 10.501.533.025 11.739.051.704 178,06 111,78 144,92 3. Giá vốn hàng bán 4.998.374.805 9.463.727.743 10.651.727.463 189,34 112,55 150,94 4. Lợi nhuận gộp bán hàng CCDV 899.333.809 1.037.805.282 1.087.324.241 115,40 104,77 110,08
5. Doanh thu hoạt động tài chính 5.248.759 9.659.667 471.509.000 184,04 4881,21 2532,63
6. Chi phí Tài chính 110.140.290 0 213.502.000 - - -
7. Chi phí quản lý kinh doanh 177.564.854 390.998.026 132.370.349 220,20 33,85 127,03
8. Lợi nhuận từ HĐKD 616.877.424 656.466.923 1.212.960.892 106,42 184,77 145,59
9. Tổng lợi nhuận trước thuế 616.877.424 656.466.923 1.212.960.892 106,42 184,77 145,59
10. Thuế TNDN 123.375.485 131.293.385 242.592.178 106,42 184,77 145,59
11. Lợi nhuận sau thuế 493.501.939 525.173.538 970.368.714 106,42 184,77 145,59
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Dữ liệu thứ cấp
Đây là loại dữ liệu đã được sưu tập sẵn, đã công bố, có thể là các số liệu nội bộ của công ty. Dữ liệu thứ cấp bên ngoài công ty gồm: sách, báo chí, các bản báo cáo và số liệu của cơ quan chức năng thuộc nhà nước, các thông tin trên internet…
Những dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này bao gồm số liệu thống kê phản ánh kết quả bán hàng, hệ thống Báo cáo tài chính hàng năm của công ty, gồm các Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính. Sổ sách kế toán: Sổ Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết (Doanh thu bán hàng, Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng...). Hệ thống khung pháp lý kế toán về doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Ngoài ra, tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học,thu thập tài liệu: các chế độ kế toán của Việt Nam, các chuẩn mực kế toán, các bài báo của Tạp chí kế toán, giáo trình kế toán, các tài liệu trên web...Từ đó rút ra bài học cho việc vận dụng kế toán bán hàng và xác định KQBH trong quản lý tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ nông nghiệp Anpo. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.
- Đối với dữ liệu sơ cấp
Tác giả cũng sử dụng PP khảo sát, ghi chép để nghiên cứu đối với hệ thống sổ sách, cơ sở vật chất thực hiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động bán hàng tại công ty.
+ Nội dung thông tin thu thập: Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, tác giả sử dụng Bảng hỏi được chuẩn bị trước, nội dung chứa đựng lượng thông tin lớn liên quan đến công tác kế toán bán hàng và xác định KQBH để phỏng vấn Công ty TNHH thương mại và dịch vụ nông nghiệp Anpo.
+ Chọn mẫu điều tra: tác giả sử dụng bảng hỏi để thực hiện phỏng vấn đối với Giám đóc, các trưởng bộ phận của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ nông nghiệp Anpo để thu thập các dữ liệu liên quan đến kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động bán hàng của công ty.
Bảng 3.5. Số lƣợng mẫu điều tra
Đơn vị tính: Người
Đơn vị Đối tƣợng Tổng thể mẫu Số lƣợng mẫu
Tổng 15 15
1. Ban Giám đốc Giám đốc, phó giám đốc 3 3
2. Phòng Tổ chức Trưởng phòng, phó phòng 2 2 3. Phòng Tài chính – Kế toán Trưởng phòng, phó phòng và nhân viên 5 5 4. Phòng Kinh doanh Trưởng phòng, phó phòng, quản lý 5 5 Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệ
Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu.
Số liệu thu được từ điều tra, quan sát, phỏng vấn, ghi chép...được tác giả tổng hợp lại, PP phân tổ thống kê sẽ được sử dụng để xử lý thông tin. Trên cơ sở đó tác giả thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng việc kế toán bán hàng và xác định KQBH trong quản lý tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ nông nghiệp Anpo.
Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc.
* Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các theo năm.
* Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính điện tử, phần mềm excel.
3.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bán hàng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Phương pháp thống kê so sánh
So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu (cụ thể so sánh các chỉ tiêu, số liệu của năm sau so với
năm trước, kỳ sau so với kỳ trước…), từ đó giúp ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng các dự toán bán hàng, thực trạng công tác bán hàng và quá trình kiểm soát kế toán bán hàng tại doanh nghiệp;
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
a) Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu chung
- Tài sản, nguồn vốn
- Nhân lực theo giới tính; theo trình độ; theo tính chất công việc - Doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, lợi nhuận trước và sau thuế - Hệ thống các đại lý theo cấp và theo khu vực.
b) Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu về dự toán bán hàng
- Dự toán bán hàng theo sản phẩm qua các quý, năm
- Dự toán mua hàng theo sản phẩm qua các quý, năm: doanh số bán dự kiến; tồn kho đầu kì; tồn kho cuối kì; trị giá hàng mua dự kiến
- Dự toán giá vốn hàng bán theo quý, năm
- Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp - Dự toán kết quả bán hàng.
c) Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu về thực hiện bán hàng và xác định kết quả