Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội trên thị trường nội địa Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA (Trang 31 - 33)

K PTÍCH NGAY TÌNH HÌNH D NTN CÁC SỐ LIỆU CẦN CẬP NHẬT

2.2.Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội trên thị trường nội địa Việt Nam

Bánh Mứt Kẹo Hà Nội trên thị trường nội địa Việt Nam

Công ty cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội luôn không ngừng nghiên cứu, phát huy khả năng trí tuệ, tâm huyết của mình để xây dựng thương hiệu phát triển ngày càng vững mạnh, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các hãng bánh kẹo nổi tiếng ở cả trong nước và ngoài nước, dồng thời phát triển thị trường tiêu thụ bánh kẹo ngày càng sâu rộng..

Những năm gần đây, sản phẩm của Công ty Bánh Mứt Kẹo Hà Nội tiếp tục giữ vững thị trường trong ngành sản xuất bánh kẹo nước ta, sản lượng tiêu thụ chiếm tới 4,5% lượng bánh kẹo cả nước. Sản phẩm được phân phối rộng rãi trên toàn quốc thông qua hơn 100 đại lý. Thị phần về giá trị của công ty tăng liên tục, trong đó mứt Tết là sản phẩm chính của công ty, duy trì ở vị thế dẫn đầu với 35% thị phần về giá trị.

Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng tiêu thụ trong nhóm hàng của Công ty cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội năm 2020

Sản lượng tiêu thụ năm 2018 đạt 848 tấn sản phẩm đạt 102% so với kế hoạch năm, năm 2019 tiêu thụ được 856 tấn, tăng 1,1% so với năm 2018. Sang năm 2020, sản lượng bán hàng của công ty không đạt kế hoạch đặt ra, giảm 2,3% và đạt 704 tấn: mứt Tết đạt 82% sản lượng, bánh Trung thu đạt 83% sản lượng so với 2019.

Bảng 3.7. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội 2018-2020

Đơn vị: Tấn

Trong nước Sản lượng tiêu thụ

2018 2019 2020

Miền Trung 136 124 97

Miền Nam 43 34 40

Tổng 534 540 447

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán

Mỗi năm Công ty cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội tiêu thụ được trung bình khoảng 800 tấn sản phẩm, trong đó 63% sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở thị trường nội địa. Miền Bắc chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất với hơn 66% sản lượng cả nước, sản phẩm của công ty chưa tạo được vị thế ở 2 thị trường còn lại nên tỷ trọng tiêu thụ khá thấp, miền Trung với 25% và miền Nam chỉ chiếm 9% sản lượng cả nước.

Hiện nay công ty đang có những kế hoạch tiếp cận những khu vực thị trường mới như Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Lào Cai….và đã thu được những tín hiệu đáng mừng.

Công ty có ưu thế về sản phẩm mứt Tết, bánh Trung thu nhưng chủng loại không thực sự phong phú và đa dạng. Vẫn là những sản phẩm truyền thống chưa có sự đổi mới hương vị hay những sản phẩm mới hấp dẫn người tiêu dùng. So với đối thủ cạnh tranh thì quy cách mẫu mã và bao gói sản phẩm của công ty Bánh Mứt kẹo Hà Nội cũng có nhiều hạn chế, đặc biệt là sản phẩm mứt Tết. Có thể nói đây là tồn tại lớn nhất mà công ty đang gặp phải trên thị trường tiêu thụ.

 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bánh Mứt Kẹo trên thị trường nội địa: Để phát triển thị trường tiêu thụ cần phải xem xét thị trường nào cần loại sản phẩm gì để từ đó tìm mọi cách đưa sản phẩm đó vào thị trường. Sản lượng tiêu thụ ở các vùng đều tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng sản lượng tiêu thụ ở các vùng chênh nhau tương đối lớn, cụ thể là:

- Khu vực Hà Nội: có mức tiêu thụ tương đối lớn, đứng thứ 2 sau khu vực miền Bắc, điều này chứng tỏ Hà Nội là một thị trường hiện tại và tiềm năng lớn của Công ty. Mức tiêu thụ năm 2019 là 56.796 triệu đồng tăng 2,3% so với năm 2018 và lượng tiêu thụ năm 2020 giảm 5,4% so với năm 2019.

- Khu vực miền Bắc: là thị trường hấp dẫn của Công ty. Sản lượng thị trường luôn chiếm khoảng 45% so với tổng sản lượng thị trường trên cả nước với sự năng động của đội ngũ Marketing của Công ty, thị trường miền Bắc được khai thác triệt để, Công ty mở rộng thị trường đến hầu hết các tỉnh, cả những tỉnh miền núi xa xôi như Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang . Từ đó lượng tiêu miền Bắc luôn tăng qua các năm. Năm 2018 lượng tiêu thụ miền Bắc đạt 54.004,042 triệu đồng chiếm 35,74% so với tổng doanh

thu tiêu thụ trên cả nước. Năm 2019 lượng tiêu thụ còn tăng 6,2% so với năm 2018 (đạt 67.520 triệu đồng), năm 2020, lượng tiêu thụ giảm 10% so với 2019.

Riêng tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam có mức tiêu thụ cao hơn các tĩnh khác trong khu vực miền Bắc, 3 tỉnh này có thị trường tiềm năng lớn cần được khai thác triệt để và có hiệu quả, là yếu tố tích cực để mở rộng thị trường.

- Khu vực miền Trung: được coi là thị trường dễ tính. Mấy năm gần đây, Công ty đã trú trọng hơn đến thị trường miền Trung, với nhiều sản lượng hàng hoá chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý dần dần thâm nhập vào thị trường miền trung và đã có chỗ đứng cho sản phẩm của Công ty. Doanh thu tiêu thụ hàng năm tăng đều. Năm 2019 doanh thu tiêu thụ tăng 7,90% so với năm 2018 đạt 2.9345 triệu đồng. Năm 2020 giảm 12.5% so với năm 2019, đạt 2.154 triệu đồng.

- Thị trường Miền Nam: là thị trường khó tính với nhiều đối thủ cạnh tranh nổi tiếng như Kinh Đô hay Hữu Nghị,.... Bước đầu sản phẩm của Công ty đã đến được các tỉnh như Khánh Hoà, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên và TPHCM. Do mới thâm nhập vào thị trường nên mức tiêu thụ còn khiêm tốn chiếm khoảng 12% so với cả nước. Đây là khu vực cần phải lưu tâm và chú ý để có biện pháp mở rộng thị trường .

-> E VIẾT LẠI PHẦN NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHẦN QUAN TRỌNG MÀ E VIẾT QUÁ HỜI HỢT, K LOGIC

CẦN BÁM VÀO LÝ THUYẾT C1 PHẦN NỘI DUNG, CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐỂ VIẾT THỰC TRẠNG

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA (Trang 31 - 33)