Nội dung đánh giá việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp khai sơn thuận thành 3, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 33)

để xuất khẩu, phục vụ các ngành kinh tế và tiêu dùng trong nước.

- KCN là nơi tạo công ăn việc làm và phát triển kỹ năng lao động:

Xây dựng và phát triển các KCN để tạo nhiều hơn việc làm là một trong những mục tiêu của các nước đang phát triển. Đồng thời tạo điều kiện cho lực lượng lao động nước ta ta tham gia một cách tốt nhất vào sự phân công lại lực lượng lao động xã hội.

Các KCN là nơi hấp thụ công nghệ, kỹ thuật hiện đại và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, vừa là môi trường đào tạo ra những nhà quản lý có trình độ cao, có bản lĩnh và kinh nghiệm; những công nhân có tay nghề cao và ý thức, tác phong công nghiệp do được tiếp cận và làm việc với dây chuyền công nghệ tiên tiến cùng kỷ luật lao động cao buộc các nhà quản lý và người lao động phải rèn luyện và không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn.

- KCN góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Các KCN là đầu tầu tăng trưởng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là điều kiện dẫn dắt các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ như tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, lao động, tư vấn, lao động… Đồng thời, KCN phát triển sẽ đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu… Do đó KCN góp phần quan trọng làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế.

- KCN góp phần phát triển đô thị và nông thôn:

Việc hình thành các KCN có vai trò cơ bản trong quá trình hình thành các khu đô thị mới, phân công lại lực lượng lao động trong xã hội, làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

2.1.2. Nội dung đánh giá việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp công nghiệp

2.1.2.1. Đánh giá việc làm của người lao động

a. Vị trí lao động đảm nhận hiện nay

Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ mà người lao động đảm nhiệm. Nghiên cứu vị trí việc làm người lao động đảm nhận hiện nay để có thể

đưa ra những đánh giá, xem xét công việc đó có phù hợp với trình độ, sức khỏe, nhu cầu cũng như sở thích của người lao động hay không.

b. Tiền lương và thu nhập

Nghiên cứu tiền lương và thu nhập của người lao động để biết được tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động như thế nào, từ đó đưa ra những đánh giá, xem xét xem với mức tiền lương và thu nhập như vậy đã được trả đúng với trình độ cũng như công sức mà người lao động bỏ ra hay chưa. Với mức thu nhập như vậy người lao động có hài lòng hay không, có đủ trang trải những chịu phí của cuộc sống hay không.

Tiền lương là chỉ tiêu phản ánh năng suất của việc làm, an ninh thu nhập của người lao động.

Thu nhập là các khoản thu của người lao động từ tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng.

Các yếu tố như hưởng lương ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép; được nhận tiền thưởng và phúc lợi khác ngoài lương cũng là chỉ tiêu an ninh thu nhập bằng các khoản thu nhập tăng thêm.

c. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Thời gian làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động.

Thời gian nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời gian làm việc.

Thời gian làm việc là chỉ tiêu quan trọng của chất lượng việc làm, giờ làm việc dài hoặc không tuân theo tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người lao động, giờ làm việc ít trong khi thu nhập không cao sẽ cho thấy tình trạng thiếu việc làm của người lao động.

d. Tham gia các chính sách bảo hiểm và đảm bảo việc làm

Người lao động được tham gia chính sách an sinh xã hội cũng là một khía cạnh quan trọng của chất lượng của việc làm ví dụ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế… Khi các khả năng rủi ro đến với người lao động, những chính sách này có tính chất nhằm giảm thiểu rủi ro thông qua các chương trình bảo hiểm, tín dụng… sẽ giúp họ giảm bớt những khó khăn về kinh tế.

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở khu công nghiệp có được đóng bảo hiểm hay không, mức đóng bảo hiểm như thế nào để từ đó đưa ra những đánh giá về được doanh nghiệp đã quan tâm đến người lao động hay chưa. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật (Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội).

Theo quy định tại điều 18 Luật BHXH, người lao động khi tham gia BHXH có các quyền sau:

+ Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

+ Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

+ Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

- Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; - Thông qua người sử dụng lao động.

+ Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây: - Đang hưởng lương hưu;

- Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

- Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; - Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

+ Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm B khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

+ Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. + Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

+ Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại điều 18 Luật BHXH, trách nhiệm của người lao động khi tham gia BHXH:

- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

- Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội. - Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Theo quy định của điều 20 Luật BHXH, người sử dụng lao động có các quyền sau:

- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Theo điều 21 Luật BHXH, Trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

- Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

- Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.

e. Cơ hội đào tạo và phát triển kỹ năng

Từ những mô tả hoạt động đào tạo cũng như nội dung đào tạo mà doanh nghiệp hướng dẫn cho người lao động, từ đó đưa ra những đánh giá về nội dung đào tạo có phù hợp hay không, người lao động được đào tạo dưới hình thức nào, thời gian đào tạo dài hay ngắn.

Nhiều người lao động tham gia vào một công việc với mong muốn và nguyện vọng để có cơ hội phát triển hơn nữa kỹ năng và khả năng của mình. Người lao động có thể nâng cao kỹ năng qua các cơ hội đào tạo được cho là quan trọng đối với nghề nghiệp hoặc sự phát triển cá nhân họ.

f. Những quy định về hình thức thưởng, phạt của doanh nghiệp

Qua việc phân tích những quy định này của các doanh nghiệp để thấy được mức độ khắt khe cũng như những chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp với người lao động của họ.

Tiền thưởng là một bộ phận thù lao mang tính bổ sung để khuyến khích năng suất và chất lượng lao động, để người lao động có ý thức trách nhiệm với doanh nghiệp cũng như muốn gắn bó lâu dài với DN. Có nhiều hình thức thưởng như: thưởng các ngày lễ tết; thưởng quý, năm; thưởng vì chất lượng làm việc tốt.

Phạt là hình thức xử lý khi người lao động vi phạm những luật lệ của công ty để người lao động tuân thủ đúng những nội quy của công ty.

2.1.2.2. Đánh giá đời sống của người lao động

Đời sống lao động được nghiên cứu đánh giá theo hai khía cạnh là đời sống vật chất và tinh thần.

a. Đời sống vật chất

Từ những mô tả về điều kiện sinh hoạt của người lao động như: nhà ở, các tiện nghi sinh hoạt, hoạt động ăn uống, một số điều kiện khác: trường học, bệnh viện, trạm xá, chợ, siêu thị…từ đó đưa ra những đánh giá về đời sống vật chất của họ có đầy đủ và an toàn hay không.

- Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của người lao động, là môi trường để cư trú, sinh hoạt, nghỉ ngơi của người lao động sau những ngày làm việc mệt mỏi. Nhà ở của người lao động có rộng rãi thoáng mát hay không, có đầy đủ tiện nghi hay không ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như tình thần làm việc của người lao động. Đánh giá nhà ở của người lao động để thấy được mức độ hài lòng của người lao động về chỗ ở của họ như thế nào.

- Tiện nghi sinh hoạt là các trang thiết bị trong nhà ở để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của người lao động. Đánh giá tiện nghi sinh hoạt của người lao động có đầy đủ, hiện đại hay không để có thể đánh giá chất lượng cuộc sống của người lao động như thế nào.

- Hoạt động ăn uống: Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người cũng như với những người lao động. Những người lao động sau những giờ làm việc mệt mỏi cần phải bổ sung năng lượng thông qua hoạt động ăn uống để có thể có sức lực làm việc. Nghiên cứu hoạt động ăn uống để xem doanh nghiệp và người lao động đã quan tâm đến vấn đề này hay chưa từ đó đánh giá được chất lượng bữa ăn hàng ngày của người lao động như thế nào, có đủ để duy trì sức khỏe cũng như tinh thần làm việc hay không.

- Một số điều kiện khác: trường học, bệnh viện, trạm xá, chợ, siêu thị… Nghiên cứu đời sống vật chất của người lao động không chỉ nghiên cứu chỗ ở, ăn uống, tiện nghi sinh hoạt mà còn cần nghiên cứu xem nơi người lao động sống và làm việc có gần các trường học, bệnh viện, chợ và siêu thị hay không vì đây là những nơi phục vụ cho cuộc sống của họ.

Trường học để cho con em người lao động học tập, nhiều người lao động làm việc xa nhà phải ở trọ họ mang con cái lên để có thời gian quan tâm, chăm sóc vì vậy vấn đề trường học rất được những người lao động có con cái quan tâm đặc biệt vì họ đi làm cũng chỉ là để có tiền nuôi nấng, chăm lo cho con cái của họ.

Bệnh viện và trạm xá là vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động vì con người ai cũng phải trải qua ốm đau bệnh tật không ai có thể đoán trước được khi nào thì bị ốm đau. Chính vì vậy nơi ở của họ có gần bênh viện, trạm xá hay không là vấn đề rất được quan tâm.

Chợ và siêu thị là nơi để họ mua bán các vật dụng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày cũng và quan trọng nhất là phục vụ bữa ăn của họ. Đánh giá xem chỗ ở của họ gần hay xa chợ và siêu thị, nếu chỗ ở xa thì gây khó khăn cho việc mua bán của họ.

b. Đời sống tinh thần

Đánh giá thông qua mức độ tham gia vào các hoạt động giải trí: thể thao, văn nghệ…sau giờ làm, cũng như các mối quan hệ giữa lao động với người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp khai sơn thuận thành 3, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)