Thực trạng việc làm của người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp khai sơn thuận thành 3, tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 74)

khá là đồng đều. Lao động nữ chiếm 45% và lao động nam chiếm 55%.

Lao động trong khu công nghiệp chủ yếu là từ các địa phương khác đến, từ các huyện lân cận trong tỉnh Bắc Ninh cho đến các tỉnh khác như: Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa… Lao động từ nơi khác đến chiếm 71,33% trên tổng số lao động trong khu công nghiệp. Lao động từ nơi khác đến nhiều như vậy sẽ tạo điều kiện cho các dịch vụ xung quanh khu công nghiệp phát triển, nhất là dịch vụ cho thuê phòng trọ.

4.1.2. Thực trạng việc làm của người lao động ở khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3 Thuận Thành 3

4.1.2.1. Tình hình việc làm của người lao động khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3

Từ bảng 4.3 ta có thấy được, dù là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài thì lao động trong các doanh nghiệp chủ yếu là công nhân (chiếm 83%).

Về thời gian làm việc thì ta có thể thấy thời gian làm việc của các doanh nghiệp tại KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3 khá là căng thẳng. Chỉ có một bộ phận nhỏ lao động làm việc 8 giờ/ngày còn lại các lao động thường xuyên phải làm thêm giờ khoảng 12 giờ/ngày.

Bảng 4.3. Việc làm của người lao động tại KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3 Nội dung ĐVT LĐ làm việc tại DN trong nước LĐ làm việc tại DN liên doanh LĐ làm việc tại DN 100% vốn nước ngoài Tổng số SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%)

1. Vị trí công việc của NLĐ Người

- Công nhân Người 6957 83,32 2016 83,31 4307 83,31 13280 83,31 - Nhân viên văn phòng Người 1113 13,33 298 12,31 615 11,90 2026 12,71 - Nhân viên quản lý Người 280 3,35 106 4,38 248 4,80 634 3,98 2. Thời gian làm việc của

NLĐ Giờ

- Công nhân Giờ 8-10 8-12 8-12

- Nhân viên văn phòng Giờ 8 8 8

4.1.2.2. Đánh giá của người lao động về vị trí công việc

Từ kết quả điều tra cho thấy tổng số lao động được điều tra thì số lao động nữ chiếm nhiều hơn số lao động nam, chiếm gần 62%. Điều này được lý giải là do ở khu công nghiệp Khai Sơn – Thuận Thành 3 thì số lao động nữ lớn hơn lao động nam. Vì lao động nữ cẩn thận, tỉ mỉ và chăm chỉ hơn các lao động nam nên các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thường thích tuyển nhiều lao động nữ hơn.

Hình 4.1. Tỷ lệ lao động được điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Mặc dù lao động nữ được điều tra lớn hơn nhiều lao động nam nhưng tỷ lệ lao động nam làm việc tại vị trí quản lý tại cả 3 hình thức doanh nghiệp đều chiếm tỷ lệ nhiều hơn, chiếm hơn 81% tổng số lao động. Từ đây thấy được, lao động nữ khả năng quản lý không tốt bằng lao động nam.

Với lao động là nhân viên văn phòng thì tại cả 3 hình thức doanh nghiệp thì số lao động nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với lao động nam, chiếm gần 68% tổng số lao động làm việc văn phòng. Điều này cho thấy, công việc văn phòng phù hợp với lao động nữ hơn so với các lao động nam vì tính chất công việc đòi hỏi sự chính xác cao cần sự cẩn thận. Mà điều này thì lao động nữ làm việc tốt hơn lao động nam.

Với vị trí lao động phổ thông cũng như hình thức nhân viên văn phòng, lao động nữ chiếm đến gần 59%. Ở vị trí này thì tỷ lệ lao động nam và nữ không hơn nhau là mấy.

Bảng 4.4. Công việc hiện tại của người lao động Nội dung LĐ làm việc tại DN trong nước LĐ làm việc tại DN liên doanh LĐ làm việc tại DN 100% vốn nước ngoài Tổng số SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%)

1. Tổng số lao động điều tra 50 100,00 49 100,00 47 100,00 146 100,00 - Lao động nam 21 42,00 18 36,73 17 36,17 56 38,36 - Lao động nữ 29 58,00 31 63,27 30 63,83 90 61,64 2. Lao động quản lý 3 6,00 7 14,29 6 12,77 16 10,96 - Lao động nam 3 100,00 5 71,43 5 83,33 13 81,25 - Lao động nữ 0 0 2 28,57 1 16,67 3 18,75 3. Nhân viên văn phòng 8 16,00 11 22,45 9 19,15 28 19,18 - Lao động nam 3 37,50 4 36,36 2 22,22 9 32,14 - Lao động nữ 5 62,50 7 63,64 7 77,78 19 67,86 4. Lao động phổ thông (Công

nhân) 39 78,00 31 63,27 32 68,09 102 69,86 - Lao động nam 16 41,03 14 45,16 12 37,50 42 41,18 - Lao động nữ 23 58,97 17 54,84 20 62,50 60 58,82

Bảng 4.5. Đánh giá sự phù hợp với vị trí công việc của người lao động Chỉ tiêu đánh giá LĐ làm việc tại DN trong nước LĐ làm việc tại DN liên doanh LĐ làm việc tại DN 100% vốn nước ngoài Tổng số SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1. Phù hợp với trình độ Rất phù hợp 1 2,00 4 8,16 6 12,77 11 7,53 Phù hợp 43 86,00 36 73,47 35 74,47 114 78,08 Không phù hợp 6 12,00 9 18,37 6 12,77 21 14,38 2. Phù hợp với sức khỏe Rất phù hợp 0 0 7 14,29 2 4,26 9 6,16 Phù hợp 12 24,00 16 32,65 18 38,30 46 31,51 Không phù hợp 38 76,00 26 53,06 27 57,45 91 62,33

3. Phù hợp với nhu cầu

Rất phù hợp 0 0 6 12,24 11 23,40 17 11,64 Phù hợp 10 20,00 11 22,45 23 48,94 44 30,14 Không phù hợp 40 80,00 32 65,31 13 27,66 85 58,22

Qua số liệu điều tra, ở chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của vị trí việc làm với trình độ thì đa số lao động điều tra đều cho rằng vị trí công việc đang đảm nhận phù hợp với trình độ của họ, chiếm hơn 78%. Tuy nhiên ở các DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài thì tỷ lệ người lao động cho rằng vị trí công việc đảm nhận rất phù hợp chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các DN trong nước. Cụ thể, tại DN trong nước chỉ chiếm 2% nhưng DN liên doanh chiếm hơn 8% và DN 100% vốn nước ngoài chiếm gần 13%. Điều này cho thấy, các DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài giao công việc rất phù hợp với trình độ của họ, cho thấy công tác quản lý lao động tại các DN này rất tốt.

Hình 4.2. Đánh giá vị trí công việc phù hợp với trình độ

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Về chỉ tiêu đánh giá phù hợp với sức khỏe thì hầu như người lao động cho rằng công việc của họ không phù hợp với sức khỏe, chiếm hơn 62% người lao động. Điều này cho thấy, các DN phân công công việc quá sức với người lao động, dẫn đến lao động hay mệt mỏi.

Hình 4.3. Đánh giá vị trí công việc phù hợp với sức khỏe

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Đến chỉ tiêu phù hợp với nhu cầu thì tại DN trong nước có đến 80% người lao động cho rằng vị trí công việc là không phù hợp với họ. Còn tại DN liên doanh thì tỷ lệ này ít hơn, chỉ hơn 65% người lao động cảm thấy không phù hợp và hơn 12% số lao động cảm thấy rất phù hợp. Riêng các DN 100% vốn nước ngoài thì tỷ lệ này lại ngược lại so với 2 DN trên là chỉ có hơn 27% người lao động cảm thấy không phù hợp còn gần 49% người lao động cảm thấy vị trí công việc phù hợp với nhu cầu của họ. Điều này cho thấy rằng, người lao động có nhu cầu cao làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài, một phần vì lương cao hơn các DN khác.

Hình 4.4. Đánh giá vị trí công việc phù hợp với nhu cầu

Về tổng thể thì lao động cảm thấy công việc không phù hợp với nhu cầu của họ, tuy nhiên do thực tế hiện nay tìm việc rất khó khăn cho nên dù công việc có không phù hợp với nhu cầu của họ thì họ vẫn làm vì miếng cơm manh áo.

4.1.2.3. Đánh giá về tiền lương và thu nhập của người lao động khu công nghiệp Khai Sơn -Thuận Thành 3

a. Tiền lương của người lao động khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3 Bảng 4.6. Tiền lương, thu nhập của người lao động KCN Khai Sơn –

Thuận Thành 3 Nội dung ĐVT LĐ trong DN trong nước LĐ trong DN liên doanh LĐ trong DN 100% vốn nước ngoài

1. Mức lương cơ bản BQ của NLĐ Triệu đồng 4,83 5,7 9,05 Công nhân Triệu đồng 3,3 3,8 4,2 Nhân viên kỹ thuật Triệu đồng 4,5 6 9 Nhân viên văn phòng Triệu đồng 4,5 5 8

Quản lý Triệu đồng 7 8 15

2. Mức thu nhập BQ của người lao

động (bao gồm cả phụ cấp) 5,53 6,75 10,15 Công nhân Triệu đồng 3,8 4,2 4,8 Nhân viên kỹ thuật Triệu đồng 5 6,7 10 Nhân viên văn phòng Triệu đồng 4,8 5,5 9 Quản lý Triệu đồng 8,5 10,6 16,8 3. Lương thử việc Triệu đồng 2,5 3 4 4. Lương làm thêm giờ

Làm thêm ngày thường %/lương 150 150 150 Làm thêm ngày nghỉ %/lương 150 200 200 Làm thêm ngày tết %/lương 200 250 – 300 300

Từ bảng 4.6 có thể thấy được sự chênh lệch lớn giữa các nhóm doanh nghiệp và vị trí các lao động đảm nhận.

Đối với DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài có lương trung bình / lao động cao hơn nhiều so với mức lương trung bình của các DN Việt Nam. Mức lương trung bình của các DN Việt Nam chỉ bằng 1 nửa so với mức lương trung bình của các DN nước ngoài. Sự khác nhau lớn trong trung bình là do các DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài trả lương cho lao động quản lý cao hơn rất nhiều so với DN Việt Nam.

Còn đối với các lao động phổ thông thì lương cơ bản cũng có sự chênh lệch nhưng không đáng kể.

Tiền lương thử việc được áp dụng khác nhau đối với các DN. Đối với DN Việt Nam thì mức lương thử việc rất là thấp chỉ bằng 60% đến 70% mức lương cơ bản.

Lương ngoài giờ được các DN trả cho người lao động cũng khá cao. Người lao động được hưởng 150% lương cơ bản nếu làm thêm giờ trong ngày. Và các ngày nghỉ và lễ tết đều được nhân phần trăm. Đặc biệt tại KCN có một số doanh nghiệp, khi làm việc trong ngày tết còn được hỗ trợ thêm 100 đến 300 nghìn đồng/lao động.

Đánh giá về tiền lương của người lao động

Từ bảng 4.7 đánh giá của người lao động về tiền lương mà họ nhận được, chúng ta có thể thấy rằng lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết người lao động cảm thấy mức lương mà họ nhận được là chưa hợp lý so với công sức mình bỏ ra, chỉ có 26% lao động cho rằng mức lương đó là hợp lý và 20% cho rằng mức lương đó cao. Còn tại các doanh nghiệp liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài thì đa số người lao động cảm thấy mức lương của mình là hợp lý, tại DN liên doanh có 56% người lao động cảm thấy hợp lý còn DN 100% vốn nước ngoài thì con số này lên đến 61,6%.

Qua đây cho ta thấy, các DN liên doanh và DN nước ngoài họ trả lương cho người lao động khá là cao. Còn các doanh nghiệp Việt Nam thì trả lương cho người lao động quá thấp. Việc trả lương thấp hơn so với công sức của người lao động làm cho lao động ở các DN Việt Nam không có tinh thần làm việc cao và không muốn gắn bó lâu dài. Việc này tuy có lợi trước mắt là giảm được tiền lương của người lao động, nhưng nếu nghĩ lâu dài thì lại không có lợi vì tinh thần làm việc của người lao động không cao thì hiệu quả làm việc sẽ thấp, người lao động không gắn bó lâu dài dẫn tới mất nhiều thời gian và chi phí đào tạo.

Bảng 4.7. Đánh giá của người lao động về tiền lương ở KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3 Nội dung LĐ trong DN trong nước LĐ trong DN liên doanh LĐ trong DN 100% vốn nước ngoài Tổng số SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1. Đánh giá về tính hợp lý của mức lương Hợp lý 13 26,0 28 56,0 39 78,0 90 61,64 Chưa hợp lý 37 74,0 21 44,0 8 22,0 56 38,36 2. Đánh giá số tiền lương nhận được

Cao 10 20,0 14 28,57 24 29,79 48 32,87 Trung bình 16 32,0 19 38,78 17 36,17 52 35,62 Thấp 24 48 16 32,65 6 34,04 46 31,51

b. Tiền thưởng và các khoản phụ cấp của người lao động KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3

Người lao động có rất nhiều các khoản phụ cấp khác nhau, tùy vào mỗi doanh nghiệp mà số tiền phụ cấp của người lao động cũng khác nhau.

Bảng 4.8. Mô tả một số vấn đề về phụ cấp cho người lao động KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3

Một số khoản phụ cấp Mô tả

1. Tiền ăn

Lao động thường đươc trợ cấp tiền ăn dưới nhiều hình thức sau: - Người lao động tự trả tiền ăn cho mình, cuối tháng nhận lại tiền ăn từ các DN. Mức hỗ trợ tùy công ty.

- Các DN có nhà bếp chung cho người lao động, người lao động đến ăn không mất tiền. Tuy nhiên nếu hôm đó người lao động có việc không ăn cơm tại công ty thì số tiền đó sẽ không được lấy lại. - DN tổ chức phát phiếu ăn, người lao động không ăn thì cuối tháng có thể đổi ra tiền mặt

2. Phụ cấp làm ca

- Khi DN nhiều việc người lao động cần phải làm ca đêm, ngoài thu nhập người lao động nhận được như trong hợp đồng lao độn thì tùy DN sẽ hỗ trợ thêm cho lao động của mình một khoản tiền, nhưng không nhiều.

3. Phụ cấp bằng cấp - Các lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên sẽ được hỗ trợ tiền bằng cấp. Tùy các công ty mà mức hỗ trợ là khác nhau.

4. Phụ cấp trách nhiệm

- Những lao động đảm nhận các công việc yêu cầu trách nhiệm cao thì sẽ được nhận tiền phụ cấp trách nhiệm theo các mức khác nhau phụ thuộc vào vị trí đảm nhiệm và loại hình doanh nghiệp

5. Phụ cấp chuyên cần - Doanh nghiệp tính sự chuyên cần dựa trên sự chăm chỉ và chấp hành quy định về giờ giấc và ngày làm việc của lao động.

6. Phụ cấp khác

- Ngoài các phụ cấp ở trên một số doanh nghiệp còn có khoản phụ cấp khác cho lao động như phụ cấp đi lại, phụ cấp thuê nhà, điện thoại…

7. Thưởng

- Hầu hết các công ty đều tổ chức thưởng cho người lao động vào dịp tết. Mức tiền thưởng tùy thuộc vào các doanh nghiệp cũng như hoạt động năm đó của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thưởng cho người lao động bằng vật phẩm.

Một số khoản phụ cấp thường thấy tại các DN ở KCN Khai Sơn – Thuận Thành 3 là: phụ cấp tiền ăn, phụ cấp tăng ca, phụ cấp bằng cấp, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp trách nhiệm…

Bảng 4.9. Tiền thưởng và phụ cấp của người lao động KCN Khai Sơn - Thuận Thành 3

Nội dung ĐVT DN trong nước DN liên doanh DN 100% vốn nước ngoài 1. Tiền thưởng BQ Thưởng tết 1000đ 1 tháng lương cơ bản 1 tháng lương cơ bản 1 tháng lương cơ bản Thưởng các ngày lễ khác 1000đ 350 540 870 2. Phụ cấp Ăn 1000đ/ngày 14,5 18 19,6 Tăng ca 1000đ/ngày 50 70 50 Phụ cấp trách nhiệm 1000đ/tháng 200 200 570 Phụ cấp chuyên cần 1000đ/tháng 200 200 250 Phụ cấp thuê nhà 1000đ/tháng 0 200 200 Phụ cấp đời sống 1000đ/tháng 0 100 200

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng 4.9 ta thấy được các doanh nghiệp đã quan tâm đến vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp khai sơn thuận thành 3, tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 74)