Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người lao độngkhu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp khai sơn thuận thành 3, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 37)

khu công nghiệp

2.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động

a. Độ tuổi

Độ tuổi của người lao động trong KCN ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề việc làm của họ. Độ tuổi càng trẻ thì khả năng chịu đựng cũng như óc sáng tạo lớn hơn. Những lao động lớn tuổi thì có nhiều kinh nghiệm hơn, khiến cho công việc trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên thì những người lao động trẻ họ có được nhiều kiến thức mới hơn, thời gian làm việc còn lại lâu hơn nên khả năng cũng như cơ hội thăng tiến trong công việc của họ lớn hơn.

b. Giới tính

Giới tính là yếu tố có ảnh hưởng tới việc làm của người lao động. Do những đặc điểm của các công việc khác nhau mà yêu cầu những giới tính khác nhau. Với những công việc yêu cầu lao động nặng, khả năng chịu áp lực lớn thì sẽ phù hợp với lao động nam hơn là lao động nữ. Tuy nhiên, lao động nữ lại cẩn thận, tỷ mẩn và chăm chỉ hơn lao động nam nên những công việc yêu cầu sự cẩn thận tỷ mỷ sẽ phù hợp với các lao động nữ.

c. Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn là yếu tố quyết định đến vị trí mà người lao động đảm nhiệm trong DN. Đồng thời trình độ của người lao động cũng quyết định đến thu nhập của người lao động. Một lao động có trình độ chuyên môn cao thì sẽ có một công việc tốt, lương cao và được doanh nghiệp trọng dụng.

d. Điều kiện lao động

chất lượng công việc và tâm lý của người lao động. Người lao động làm việc trong một môi trường có điều kiện lao động không tốt thì hiệu quả công việc không cao.

Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điều kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động.

Điều kiện lao động tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người lao động trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động.

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất.

Điều kiện lao động là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của người lao động trong hiện tại và lâu dài.

- Nhóm các yếu tố vệ sinh, môi trường: Bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học. Nó được tạo nên chủ yếu dưới tác động của công cụ lao động, đối tượng lao động và quy trình công nghệ.

- Nhóm các yếu tố tâm sinh lý: Các yếu tố này được hình thành trong quá trình lao động, bao gồm các yếu tố về tải trọng thể lực, thần kinh, tâm lý.

- Nhóm các yếu tố thẩm mỹ: Các yếu tố này phản ánh xúc cảm và hứng thú làm việc của người lao động. Đó là kiến trúc không gian nơi làm việc, bố cục màu sắc, âm thanh và sự hài hòa của máy móc thiết bị, bầu không khí tâm lý tập thể lao động, tâm lý nghề, …

- Nhóm các yếu tố kinh tế – xã hội: Chúng được hình thành do tác động của các mối quan hệ kinh tế – xã hội như định mức và tổ chức lao động, khả

năng làm việc trong ca của người lao động, tình hình ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, tiền lương, … (Bộ NN&PTNT, 2012).

e. Mối quan hệ nơi làm việc

Quan hệ và đối thoại giữa những người lao động với nhau, cũng như thông tin liên lạc giữa người lao động và cấp trên, là các yếu tố quan trọng cho sự thỏa mãn của người lao động về việc làm. Nó không chỉ cải thiện sự thỏa mãn trong công việc mà còn cải thiện hiệu suất công việc.

2.1.3.2. Các yếu tố liên quan đến đời sống của người lao động

a. Thu nhập

Thu nhập là yếu tố mang tính quyết định đến công việc của người lao động, là yếu tố chi phối lớn nhất tới quyết định khác của người lao động để đảm bảo cuộc sống như chi tiêu cho ăn uống, thuê nhà trọ, chăm sóc sức khỏe, tiền tiết kiệm…Chỉ khi yếu tố này được cải thiện theo hướng tích cực thì đời sống của họ mới tốt lên được.

Yếu tố ảnh hưởng nhất tới đời sống của người lao động là thu nhập của người lao động. Nếu mức thu nhập ấy đủ lớn thỏa mãn nhu cầu của người lao động thì đời sống của họ dư dả còn mức thu nhập không đáp ứng được nhu cầu của người lao động thì đời sống của người lao động sẽ thiếu thốn.

Theo Lương Văn Úc (2009), “Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con người, của nhóm xã hội hoặc toàn xã hội nói chung; là nguồn thôi thúc nội tại của hoạt động”.

Theo Đào Duy Thanh và cs. (2004) đưa ra khái niệm: “Nhu cầu là những trạng thái thiếu hụt và những đòi hỏi cần được đáp ứng của chủ thể (con người và xã hội) để tồn tại và phát triển”.

Theo Abraham Maslow (Nhà tâm lý học Mỹ) thì nhu cầu chia thành 5 bậc: - Nhu cầu sinh lý

- Nhu cầu về an toàn - Nhu cầu về xã hội - Nhu cầu được tôn trọng - Nhu cầu được thể hiện mình

Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, các nhu cầu làm cho con người tồn tại. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Tức là các nhu cầu ở mức độ cao hơn không xuất hiện nếu nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn. Để thõa mãn nhu cầu này, xã hội phải tạo ra các hoạt động sản xuất và dịch vụ nhằm tạo ra thu nhập cho con người.

+ Nhu cầu về an toàn, an ninh

Nhu cầu an toàn là nhu cầu bình an, ổn định trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều mong muốn thoát khỏi rủi ro của cuộc sống như; tai nạn, chiến tranh, bệnh dịch, sự bấp bênh về kinh tế…Sự mất an toàn trong cuộc sống sẽ dẫn đến những hoang mang, bất ổn trong cuộc sống của mỗi gia đình, thậm chí mang lại bất hạnh cho người nào đó.

+ Nhu cầu về xã hội (nhu cầu giao tiếp):

Đây là một nhu cầu về tinh thần. Khi con người mong muốn được gắn bó với tổ chức hay một phần trong tổ chức nào đó hay mong muốn về tình cảm thì ấy chính là nhu cầu xã hội. Đó là mối quan hệ trong gia đình, trường lớp, công ty, bạn bè hay một cộng đồng. Để thỏa mãn các nhu cầu xã hội, xã hội phải xây dựng nền văn hóa lành mạnh bao gồm những kết tinh truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, phải định hướng các giá trị xã hội phù hợp với thời đại và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.

+ Nhu cầu về được tôn trọng

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu thừa nhận. Đây là nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng trong tổ chức, xã hội.

+ Nhu cầu được thể hiện mình

Đây là nhu cầu đỉnh của thang Maslow, nhu cầu được thể hiện bản thân, được khẳng định mình trong cuộc sống hay sống và làm việc theo đam mê và cống hiến hết mình cho nhân loại hay một cộng đồng. Việc làm của họ dựa trên chân lý, sự hiểu biết, thông thái và sự từng trải. Mà theo Maslow chỉ có một tỉ lệ nhỏ dân số đạt được mức độ này. Đó là những vĩ nhân như nhà bác học vĩ đại, nhà vật lí lí thuyết Đức, quốc tịch Thuỵ Sĩ của thế kỉ 20 – Albert Einstein (1879 – 1955) người nổi tiếng với thuyết tương đối.

Trong mỗi con người chúng ta đều tồn tại cả 5 nhu cầu này, song nhu cầu chủ lực sẽ quyết định đến tính cách và hành vi của chúng ta. Và mỗi giai đoạn khác nhau chúng ta sẽ có những nhu cầu chủ lực khác nhau.

b. Thời gian làm việc

Thời gian làm việc cũng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của người lao động. Nó quyết định đến việc người lao động có thể tham gia các hoạt động ngoài giờ làm việc hay không. Khi thời gian làm việc kéo dài, người lao động cảm thấy mệt mỏi và không muốn tham gia bất kỳ một hoạt động giải trí nào cũng như không có thời gian chăm sóc bản thân cũng như gia đình. Khi thời gian làm việc hợp lý thì người lao động có điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, giao lưu với bạn bè, hàng xóm cũng như chăm sóc cho bản thân tốt hơn giúp nâng cao đời sống của họ.

c. Địa phương nơi cư trú

Đây cũng là một khía cạnh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người lao động. Khi được sự quan tâm của địa phương đối với cả lao động của địa phương và lao động từ nơi khác đến họ sẽ yên tâm làm việc và tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể tại địa phương, từ đó cũng nâng cao đời sống của người lao động.

d. Điều kiện chăm sóc sức khỏe

Bao gồm chế độ bảo hiểm, khám bệnh định kỳ… Tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người lao động có sự liên quan chặt chẽ tới đời sống cũng như việc làm của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và đời sống của người lao động khu công nghiệp khai sơn thuận thành 3, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)