Hòa Bình
Diện tích và năng suất cây bưởi ở Tân Lạc ngày càng tăng theo sự thâm canh và áp dụng các biện pháp canh tác kỹ thuật. Tuy nhiên cùng với đó là diễn biến phức tạp của sâu bệnh, làm cho loài gây hại thứ yếu trở thành gây hại chủ yếu. Điều này bắt buộc các nông hộ phải áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật. Qua kết quả phiếu đánh giá, chúng tôi đã tìm hiểu việc sử dụng biện pháp bảo vệ thực vật của các nông hộ tại các xã trọng điểm trong canh tác bưởi.
Theo thống kê, các đối tượng sâu hại thường bắt gặp trong canh tác bưởi được các hộđánh giá là đối tượng sâu vẽ bùa gây hại vào các đợt lộc trong năm chủ yếu trên lá non và lá bánh tẻ (86,7%); đối tượng ruồi đục quả gây hại chủ yếu giai đoạn quả già đến chín, hại nặng từ tháng 8 đến cuối vụ (73,3%), ngoài ra các đối tượng khác như nhện đỏ, bọ trĩ, cấu cấu...có xuất hiện nhưng mức độ gây hại không cao. Về sử dụng thuốc, 100% số hộ được phỏng vấn đều phải sử dụng thuốc BVTV trong canh tác bưởi, số lần sử dụng thuốc BVTV trong vụ phổ biến từ 6-8 lần (60,0% số hộ). Tuy nhiên chỉ có 26,7% số hộ được hỏi cho rằng người bán thuốc có khả năng tư vấn đúng loại thuốc để phòng trị các loại sâu bệnh thường gặp. Hầu hết do người trồng bưởi tự quyết định mua, xử lý theo thói quen hoặc làm theo nhà hàng xóm, số ít hộ (16,7%) tham khảo ý kiến của các nhà
chuyên môn về bảo vệ thực vật trước khi mua thuốc. Khi phát hiện thấy sâu hại, người nông dân chủ yếu phòng trừ bằng thuốc hóa học (chiếm 86,7%). Loại thuốc thường sử dụng là: Actara 25WG, Ortus 5SC, Abamine 3,6EC, Vizubon - D, Confidor 100SL là những thuốc xử lý đối tượng bọ trĩ, nhện đỏ, sâu vẽ bùa. Năm 2014, được sự hỗ trợ từ mô hình phòng trừ ruồi đục quả tại một số xã trọng điểm của huyện Tân Lạc, có một số ít hộ (23,3%) đã biết đến biện pháp treo bẫy Vizubon - D. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác bưởi của nông hộ tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015
TT Tiêu chí Mức đánh giá Tỷ lệ hộ thực hiện (%)
1 Đối tượng sâu hại thường gặp
Sâu vẽ bùa 86,7 Ruồi đục quả 73,3 Bọ trĩ, rệp, nhện đỏ 56,7 Các đối tượng khác 13,3 2 Số lần sử dụng thuốc BVTV trong năm ≤ 2 lần 3,3 Từ 3 – 5 lần 20,0 Từ 6 – 8 lần 60,0 Trên 8 lần 16,7 3 Việc quyết định mua và sử dụng thuốc BVTV dựa theo
Kinh nghiệm bản thân 36,6 Cán bộ KT hướng dẫn 16,7 Người bán thuốc 26,7 Theo nhà hàng xóm 20,0 4 Một số loại thuốc thường dùng Actara 25WG 16,7 Ortus 5SC 6,7 Abamine 3,6EC 33,3 Vzubon -D 23,3 Confidor 100SL 20,0 5 Đánh giá hiệu quả xử lý thuốc BVTV tại vườn Rất tốt 13,3 Chấp nhận được 50,0 Hiệu quả hạn chế hoặc không hiệu quả 36,7
Nhìn chung, thực trạng của công tác phòng chống sâu bệnh hại trên các vườn bưởi ở đây còn rất nhiều hạn chế. Hiện tượng sâu hại trở nên nhờn với thuốc đã được nhiều người dân phản ánh, biểu hiện là các loại thuốc này
đã được sử dụng với nồng độ cao hơn nhiều so với nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc nhưng nhiều khi không mang lại hiệu quả mong muốn. Nhận thức của các hộ dân về đối tượng ruồi đục quả lại càng hạn chế, chỉ khi chúng xuất hiện với mật độ cao, gây hại nặng, triệu chứng biểu hiện rõ ràng thậm chí tỷ lệ rụng quả do ruồi gây hại cao người ta mới chú ý quan tâm. Mặc dù chi phí thuốc bảo vệ thực vật tương đối lớn, hiệu quả kinh tế của cây bưởi cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác nên đã có rất nhiều hộ tập trung đầu tư cả thuốc và trang thiết bị như máy phun thuốc có công suất lớn,.. nhưng hiệu quả đem lại cho việc phòng trừ đặc biệt là đối tượng ruồi đục quả không cao. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm do để lại tồn dư thuốc BVTV trên quả bưởi.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình (khí hậu, thời tiết, đất đai...) thích hợp cho việc phát triển cây bưởi, những điều kiện ngoại cảnh này cũng rất phù hợp với sự phát triển của nhiều loại sâu hại, đặc biệt là là đối tượng ruồi đục quả, cùng với nhận thức hạn chế của các hộ dân, nguy cơ bùng phát thành dịch gây hại cho cây bưởi ở khu vực này là rất cao.
4.2. THÀNH PHẦN, TỶ LỆ XUẤT HIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TRƯỞNG THÀNH CÁC LOÀI CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ GIỐNG