sinh và gây hại của ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis
3.4.4.1 Tìm hiểu ảnh hưởng của các giống bưởi đến sự gây hại của ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis
- Chọn vườn đại diện, có cùng độ tuổi cây và chếđộ canh tác tương đương nhau, diện tích 1000m2 cho 3 giống bưởi khác nhau là giống bưởi Đào, bưởi Da xanh, bưởi Diễn.
- Treo 4 bẫy pheromon/vườn, có màu vàng, bên trong có tăm bông được tẩm thuốc dẫn dụ trộn thuốc trừ sâu. Treo cao cách mặt đất 1,5m hoặc xung quanh hàng rào, thời điểm treo từ cuối tháng 3 đến tháng 11 (từ lúc đậu quả, quả non - quả già đến chín sinh lý, thu hoạch).
- Chất dẫn dụ: VIZUBON - D (là hỗn hợp gồm 2 thành phần: 1. Naled (chiếm 25% thành phẩm) là hoạt chất trừ sâu có tác dụng vịđộc, tiếp xúc, xông hơi và thấm sâu; 2. Methyl eugenol (chiếm 75% thành phẩm) là chất dẫn dụ giới tính.
+ Mỗi mồi bả tẩm 3 ml hỗn hợp vào bông tăm. + Thời gian thay mồi bả: 15 ngày/lần.
+ Thời gian thu mẫu ruồi: 7 ngày/lần.
- Đến kỳ thu mẫu, dùng bút lông gạt trưởng thành ruồi có trong bẫy vào giấy mềm, gói lại cho vào hộp giấy chữ nhật có kích thước cao 5cm x rộng 3,5 cm. Điền các thông tin (địa điểm, ngày đổ) lên vỏ hộp.
- Theo dõi các chỉ tiêu:
+ Diễn biến số lượng ruồi B. dorsalis trên vườn bưởi với các giống khác nhau + Diễn biến tỷ lệ quả bị hại ở từng giai đoạn trên các giống bưởi khác nhau
Hình 3.5. Treo bẫy Vizubon - D thu hút trưởng thành ruồi đục quả trên các giống bưởi tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015
Nguồn ảnh: Bùi Thị Thu
3.4.4.2 Tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp canh tác, chăm sóc sau thu hoạch đến sự gây hại của ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis
- Tại vùng thâm canh cây bưởi của Tân Lạc, với những vườn bưởi được trồng thuần, quy mô lớn từ vài nghìn mét vuông đến hàng vài hecta, vài chục hecta, sau mỗi vụ thu hoạch công tác chăm sóc đơn giản như tạo tán, cắt tỉa cành sâu bệnh, cành già cỗi, kết hợp vệ sinh vườn như thu gom quả rụng chôn lấp được các nhà vườn quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, trên địa bàn các xã trọng điểm trồng bưởi cũng còn có các nhà vườn trồng bưởi nhưng chưa được đầu tư công sức cũng như tiền của sau mỗi vụ thu hoạch để làm công tác vệ sinh vườn, tạo cành tỉa tán
- Chọn vườn bưởi đỏđại diện cho:
+ Phương thức canh tác trồng thuần, tạo cành, tỉa tán và vệ sinh vườn kết hợp thu gom quả rụng chôn lấp tiêu hủy
+ Phương thức canh tác trồng vườn tạp, không tạo cành, tỉa tán và vệ sinh vườn sau thu hoạch.
- Diện tích mỗi vườn 1000m2.
- Phương pháp điểu tra: Theo QCVN 01-119:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điểu tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi và QCVN 01-38:2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điểu tra phát hiện dịch hại cây trồng.
+ Chọn 10 điểm ngẫu nhiên nằm cách mép vườn ít nhất 1 hàng cây. + Số mẫu điểu tra của 1 điểm: Đối với sinh vật hại quả (vườn cây thời kỳ kinh doanh) mỗi điểm điểu tra 1 cây, trên mỗi cây chọn 4 hướng, mỗi hướng chọn 1 cành nằm ở tầng giữa của tán cây đểđiểu tra.
- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ quả bị ruồi hại (%) và chỉ số hại (%) giữa 2 phương thức canh tác.