Các biện pháp phòng chống ruồi đục quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần loài ruồi đục quả hại cây ăn quả có múi, đặc điểm gây hại của loài ruồi đục quả phương đông bactrocera dorsalis hendel và một số biện pháp phòng trừ tr (Trang 29 - 31)

Ruồi đục quả là đối tượng gây hại rất nguy hiểm, việc phòng trừđang còn là một vấn đềđối với người sản xuất rau quả tươi ở Việt Nam, việc phải thu hoạch sớm khi quả còn xanh để tránh ruồi hại quả phần nào giảm được thiệt hại do ruồi nhưng cũng làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng quả. Biện pháp truyền thống phòng trừ ruồi là sử dụng một số loại thuốc hóa học có phổ tác động rộng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không đem lại hiệu quả cao vì giòi (ấu trùng của ruồi) sống và gây hại trong quả, không bị tác động bởi thuốc hóa học. Mặt khác, việc sử dụng thuốc hóa học ở giai đoạn gần thu hoạch sẽđể lại tồn dư lượng thuốc trên quả, không an toàn cho người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường.

Biện pháp xử lý nhiệt nóng được xem là một cách xử lý tốt cho nhiều loại rau, quả vì không để lại dư lượng hóa chất độc hại. Ưu điểm của biện pháp này là giá thành rẻ hơn so với xử lý bằng phóng xạ và không để lại dư lượng hóa chất. Biện pháp được áp dụng tại Việt Nam đối với quả tươi xuất khẩu là xử lý bằng hơi nước nóng, chiếu xạ quả, xử lý nhiệt. Xử lý ở nhiệt độ 46,50C trong 20 phút, các giai đoạn phát triển khác nhau của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis đã ghi nhận không còn cá thể nào sống sót (Nguyễn Hữu Đạt, 2003) Hiện nay quả thanh long Bình Thuận của Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc phải qua xử lý hơi nước nóng hoặc chiếu xạ quả.

Hiện nay, phòng trừ ruồi đục quả bằng bả protein đang được áp dụng rất có hiệu quả và được cho là biện pháp mang lại hiệu quả tốt nhất, vừa kinh tế vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phun protein thủy phân kết hợp với một số loại thuốc hóa học gốc lân hoặc cúc tổng hợp dưới tán lá cây được xem là biện pháp khá hữu hiệu và an toàn (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Năm 2004, Viện Bảo vệ thực vật và Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thử nghiệm phòng trừ ruồi hại đào trên diện rộng tại Lóng Luông, Mộc Châu, Sơn La bằng bả protein cho hiệu quả phòng trừ rất cao. Tỷ lệ thiệt hại do ruồi tại vùng thử nghiệm vào cuối vụ là 5%, trong khi đó tại vùng không sử dụng bả thiệt hại do ruồi lên tới 100%. Thử nghiệm phòng trừ tổng hợp 2 loài ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis và loài B. correcta gây hại quả sơ ri và thanh long tại tỉnh Tiền Giang cho hiệu quả phòng trừ khá cao, hiệu quảđạt 80%-90% ( Nguyễn Minh Châu và cs., 2010; Lê Quốc Điền và cs., 2011; Lê Quốc Điền, 2013; Huỳnh Trí Đức và cs., 2003). Tại

tỉnh Tiền Giang, số lượng ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis vào bẫy tại vườn phun bả SOFRI protein® kết hợp dùng túi bao quả thấp hơn bốn lần so với ở vườn không sử dụng SOFRI protein® và không bao quả. Tỷ lệ quả xoài bị hại ở vườn thí nghiệm chỉ là 2,4% và ở vườn đối chứng đạt tới 11,2%. Tại tỉnh Bình Thuận phòng trừ tổng hợp ruồi đục quả thanh long trên diện rộng có tỷ lệ quả bị ruồi đục quả gây hại trong mô hình trung bình đạt dưới 3%, ở ngoài mô hình đạt 10% (Nguyễn Thị Thanh Hiền và cs., 2012). Vào mùa mưa bả protein được phun lên giá thể cũng cho kết quả tốt. Tỷ lệ quả thanh long bị ruồi đục quả hại tại vườn thí nghiệm là 3,33% (Nguyễn Thị Thanh Hiền và cs., 2010).

Ở Việt Nam từ các loại quả đặc sản có tiềm năng xuất khẩu tốt của miền Nam như thanh long, bưởi Năm Roi, xoài Cát Chu, Vú sữa Lò Rèn, nhãn, đến những loại quảđặc sản của miền Bắc nhưđào, hồng, vải, ổi,…đang phải đối mặt với rào cản kỹ thuật do ruồi đục quả, trong đó có ruồi đục quả Phương Đông. Để chủđộng hơn trong phòng ngừa ruồi đục quả nói chung và ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis nói riêng ởđiều kiện vùng cây ăn quả có múi của miền núi Hòa Bình. Vì vậy, chúng tôi sẽ quan tâm đến các nghiên cứu về khả năng gây hại và phòng trừ của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis.

PHẦN 3 . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần loài ruồi đục quả hại cây ăn quả có múi, đặc điểm gây hại của loài ruồi đục quả phương đông bactrocera dorsalis hendel và một số biện pháp phòng trừ tr (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)