chống ruồi đục quả Phương Đông tại vùng trồng bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh đều nhằm mục đích tiêu diệt được dịch hại, làm giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra, gằn liền với việc bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc sử dụng một biện pháp phòng trừ sâu bệnh nào cũng nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả Phương Đông bằng bả Ento-pro 150DD cũng nhằm đạt được những mục đích trên. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp sử dụng bả Ento-pro 150DD được thể hiện qua bảng 4.16.
Bảng 4.16. Hạch toán kinh tế biện pháp phun bả Ento-pro 150DD phòng chống ruồi đục quả Phương Đông tại vùng trồng bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015
TT Chỉ tiêu Vườn phun bả
Ento-pro 150DD
Vườn đối chứng không phun bả
1 Tổng số quả theo dõi (3 đợt) (quả) 1111 1077 2 Số quả bị ruồi hại (có vết châm) (quả) 45 84
3 Số quả bị rụng (quả) 7 52
4 Giá bán (đồng) 30.000 27.000
5 Chi phí thuốc BVTV (đồng) 750.000
6 Thu sau trừ chi phí (đồng) 31.230.000 26.811.000 7 Chệnh lệch giữa phun bả và không
phun bả (đồng)
4.419.000
Ghi chú: + Chi phí thuốc BVTV :
Tiền công phun bả : 450.000 đồng
Như vậy, khi phun bả Ento-pro 150DD cho diện tích thí nghiệm mặc dù chi phí về thuốc BVTV có tăng lên nhưng tỷ lệ quả bị châm hại và bị rụng lại giảm so, giá bán quả lại cao hơn so với với diện tích không đươc xử lý phun bả lên sau khi thu hoạch đã trừ chi phí công phun và tiền mua bả phun thì vẫn còn lãi hơn 4.419.000 đồng cho diện tích xử lý 1000m2.
4.7. PHẦN THẢO LUẬN
Tân Lạc là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hòa Bình.Trong những năm gần đây, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu, thổ nhưỡng Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Tân Lạc (khóa XXII) đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 10/7/2013 về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện, giai đoạn 2013-2020. Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế phát triển nhanh nhiều hộ nông dân trong huyện đã có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây ăn quả cho thu nhập cao, nhất là các giống cây ăn quả có múi thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Tuy nhiên, những điều kiện ngoại cảnh này cùng với nhận thức hạn chế của các hộ dân thâm canh trồng bưởi là điều kiện phù hợp với sự phát triển của nhiều loại sâu hại, đặc biệt sự gây hại của đối tượng ruồi đục quả Phương Đông.
Nghiên cứu thành phần loài ruồi đục quả hại cây ăn quả có múi tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 bao gồm 3 loài: Bactrocera dorsalis Hendel,
Bactrocera correcta Bezzi, Bactrocera curvifera Walker, trong đó loài B. dorsalis và B. corecta là 2 loài gây hại chủ yếu. Chúng xuất hiện khá phổ biến tại các khu vườn trồng cây ăn quả có múi cam và bưởi. Loài B. curvifera xuất hiện ít nhất và chỉ xuất hiện ở vườn trồng bưởi, không thấy gây hại trên vườn cam, quýt. Kết quả này phù hợp với thành phần loài đã được tác giả Nguyễn Thị Thanh Hiền xác định số lượng thành phần loài ruồi đục quả tại Hòa Bình là 18 loài nhưng thành phần loài chúng tôi thu được ít hơn do chỉ tập trung thu thập mẫu tại vùng cây ăn quả có múi. Còn theo tác giả Hà Minh Trung và cs., (2003) có 5 loài ruồi gây hại trên các loại cây ăn quả ở miền Bắc: B. dorsalis, B. correcta, B. pyrifoliae, B. carambolae và B. tau trong đó loài ruồi B. dorsalis gây hại rất nặng trên 12 loại cây ăn quả.
Tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 khi tiến hành theo dõi các loài ruồi đục quả gây hại cho thấy tỷ lệ loài ruồi đục quả B.dorsalis xuất hiện nhiều vào
giai đoạn phát triển quả - quả bưởi già tương đương trong khoảng thời gian điều tra là trung tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 9. Cùng đối tượng ruồi đục quả Phương Đông, kết quả cuộc khảo sát năm 1999 -2000 trên cây cam tại Cao Phong, Hòa Bình tỷ lệ hại cao nhất là 6% vào đầu tháng 8, khi quả chín (từ tháng 9 - đến 2 năm sau) không có ruồi đục quả Phương Đông gây hại.
Về phổ ký chủ của ruồi đục quả Phương Đông, với diện tích vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung (vùng trồng mới được quy hoạch) và các vườn tạp tại Tân Lạc đã tạo sự đa dạng về số lượng cây là thức ăn (ký chủ) của loài B. dorsalis tại nơi đây. Kết quả nghiên cứu của đề tài ghi nhận có 6 loại quả là thưc ăn của sâu non ruồi đục quả Phương Đông là bưởi, cam, quýt, khế, ổi và thanh long. Đây là những ghi nhận đầu tiên về thành phần cây ký chủ của loài B. dorsalis tại Tân Lạc, vì thế nhận định vừa nêu cần được tham khảo khi bố trí cơ cấu cây trồng và xây dựng chiến lược quản lý ruồi đục quả Phương Đông trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung tại tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Tân Lạc nói riêng.
Nội dung nghiên cứu của đề tài về ảnh hưởng của các giống bưởi khác nhau đến sự gây hại của ruồi đục quả Phương Đông cho thấy mức độ gây hại của ruồi đục quả Phương Đông trên các giống bưởi có những biểu hiện khác nhau, sự phát sinh và gây hại của chúng còn phụ thuộc vào các yếu tố sinh thái, thời gian phát triển quả cũng như thời gian quả chín của các giống bưởi. Trên tất cả các giống, tỷ lệ hại thường ở mức độ cao khi quả bưởi ở cuối giai đoạn phát triển quả, quả bắt đầu già và chuyển sang chín sinh lý. Nội dung này chúng tôi mới chỉ dừng lại nghiên cứu trên 3 giống bưởi (bưởi Đỏ, bưởi Da xanh và bưởi Diễn) được trồng phổ biến tại vùng Tân Lạc, Hòa Bình song đây cũng là vấn đề cần lưu ý trong bố trí cơ cấu giống và định hướng quản lý ruồi đục quả Phương Đông gây hại.
Việc chăm sóc như tạo cành, tỉa tán, đối với vườn bưởi tạo vườn cây thông thoáng, kết hợp vệ sinh vườn, thu gom chôn lấp quả bị ruồi đục quả cũng nhằm hạn chế nhộng vũ hóa trưởng thành đẻ trứng, là nơi tích tụ nguồn ruồi đục quả gây hại cho quả bưởi rất sớm, khi quả còn non. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng nếu thực hiện đơn lẻ biện pháp này thì chỉ thu được kết quả nhất định, hiệu quả không cao.
Việc phòng trừ đối tượng ruồi đục quả Phương Đông gây hại, nông dân Tân Lạc, Hòa Bình chủ yếu sử dụng các biện pháp phun thuốc hóa học tràn lan, phun cả vườn, phun nhiều lần trong giai đoạn phát triển quả (7-10 lần/năm) và
không xác định được thời điểm phun trừ, thậm chí còn phun cả lên quả đã chín khi thấy quả bị rụng nhiều. Đây là một trong những hạn chế trong biện pháp phòng trừ ruồi đục quả Phương Đông mà ngưởi nông dân chưa được biết, hiệu quả phòng trừđem lại không cao mà gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Biện pháp bao quả đươc chúng tôi lựa chọn và áp dụng trên bưởi vùng Tân Lạc, Hòa Bình nhằm mục đích ngăn ngừa không cho ruồi đục quả tiếp xúc trực tiếp với quả, ruồi trưởng thành cái không thểđẻ trứng vào quả, thời gian bao quả trước khi quả bước vào giai đoạn chín, giai đoạn mà quả mẫn cảm nhất với ruồi đục quả, đặc biệt ở nơi có mật độ ruồi cao, tuy nhiên chúng tôi mới chỉ dừng lại nghiên cứu trên diện tích canh tác nhỏ, số lượng quả được bao không lớn. Biện pháp thủ công truyền thống này được áp dụng ở một số nước châu Á như Malaysia, Đài Loan, Philippin…, ở Việt Nam vùng trồng bưởi Da Xanh, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng tại Phú Thọ, Hà Nội… cũng đã được áp dụng đem lại hiệu quả phòng trừ cao đối với đối tượng ruồi đục quả Phương Đông gây hại
Phòng trừ ruồi đục quả bằng bả protein thủy phân đã được áp dụng trên diện rộng trên cây đào tại Mộc Châu, Sơn La đem lại hiệu quả phòng trừ cao (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2014). Bả protein thủy phân Ento-pro 150DD được Viện Bảo vệ thực vật sản xuất, chúng tôi đưa về nghiên cứu thử nghiệm tại vùng trồng bưởi Tân Lạc, Hòa Bình nhưng diện tích chúng tôi tiến hành chỉ áp dụng với quy mô nhỏ, hiệu quả của biện pháp phun bả Ento - pro 150DD nhận định sẽ được thể hiện rõ rệt khi áp dụng phòng trừ ruồi đục quả trên quy mô rộng lớn, tập trung theo vùng sản xuất, các hộ cùng treo bẫy và đồng loạt phun bả vào thời kỳ cao điểm gây hại của ruồi đục quả từ lúc quả bưởi đã già chuyển chín sinh lý tương đương khoảng thời gian đầu tháng 8 đến cuối tháng 9.
PHẦN 5 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1. Thành phần ruồi đục quả hại cây ăn quả có múi tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 bao gồm 3 loài: Bactrocera dorsalis Hendel, Bactrocera correcta
Bezzi, Bactrocera curvifera Walker, trong đó loài B. dorsalis và B. corecta là 2 loài gây hại chủ yếu. Chúng xuất hiện khá phổ biến tại các khu vườn trồng cây ăn quả có múi cam và bưởi. Loài B. curvifera xuất hiện ít nhất và chỉ xuất hiện ở vườn trồng bưởi, không thấy gây hại trên vườn cam, quýt.
2. Đã xác định được có 6 loại quả là thức ăn của sâu non ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis tại Tân Lạc, Hòa Bình bao gồm bưởi, cam, quýt, khế, ổi, thanh long. Ở các giai đoạn phát triển quả bưởi, theo dõi thời gian từ cuối tháng 8 - đầu tháng 9, tỷ lệ quả bị châm hại và tỷ lệ quả bị rụng cho thấy ở giai đoạn phát triển quả - quả già đạt cao nhất 21,1%; tỷ lệ quả bị rụng đạt cao nhất 13,2% số quả vào giai đoạn quả bưởi chín sinh lý - thu hoạch (khoảng thời gian cuối tháng 10 -trung tuần tháng 11).
3. Ruồi đục quảB. dorsalis xuất hiện và gây hại trên tất cả các giống bưởi được trồng tại vùng Tân Lạc, Hòa Bình. Trong giai đoạn quả già tương đương trong khoảng thời gian từ 09/8 đến 20/9/2015 số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy Vizubon-D đạt cao nhất trên giống bưởi Đỏ. Tỷ lệ quả bị ruồi đục quảB. dorsalis
hại ở giai đoạn quả bưởi đã già, cao nhất là 9,64% số quả trên giống bưởi Đỏ. Ở vườn bưởi trồng thuần, cây được tạo cành tỉa tán, vệ sinh vườn, thu gom chôn lấp quả rụng sau thu hoạch tỷ lệ quả bị ruồi hại cao nhất là 6,07% trong đó ở vườn bưởi trồng tạp, không làm các biện pháp kỹ thuật trên tỷ lệ quả bị hại đạt 14,04%. Như vậy, phương thức canh tác không tỉa cành tạo tán, thu gom quả rụng, vệ sinh vườn là nơi tích tụ nguồn ruồi đục quả B. dorsalis gây hại cho vườn trồng vào năm sau.
4. Phòng trừ ruồi đục quảB. dorsalis bằng phương pháp thủ công bao quả tỷ lệ quả bị ruồi hại đạt 1,2%, trong đó quả bưởi không được bao tỷ lệ bị ruồi hại đạt 11,2%. Phun bả Ento - pro 150DD có tác dụng giảm tỷ lệ quả bị hại còn 3,2% trong khi vườn đối chứng không phun bả là 9,38%. Đồng thời, biện pháp bao quả, phun bả Ento-pro150 DD làm cho sản phẩm có mẫu mã đẹp hơn, vỏ quả sáng, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
5.2. KIẾN NGHỊ
1. Để phòng trừ ruồi đục quả có hiệu quả cao, cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp cắt tỉa cành, thu gom quả rụng sau khi thu hoạch, bao quả và phun bả Ento-pro 150DD. Trong đó, biện pháp phun bả Ento - pro 150DD đối với ruồi đục quả Phương Đông gây hại cần triển khai trên diện rộng tại vùng trồng bưởi Tân Lạc và cây ăn quả có múi tại Hòa Bình.
2. Không nên trồng xen ổi, thanh long, khế vào vườn bưởi nói riêng và cây ăn quả có múi nói chung để hạn chế việc tạo nguồn thức ăn quanh năm của ruồi đục quả. Phương Đông. Từ đó xây dựng chiến lược quản lý ruồi đục quả Phương Đông trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung (vùng trồng cây ăn quả chuyên canh) tại tỉnh Hòa Bình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2010). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT).
2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2012). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi (QCVN 01- 119: 2012/BNNPTNT).
3. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Văn Hoà, Lê Quốc Điền, Huỳnh Thanh Lộc, Đỗ
Hồng Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Phước Sang, Phạm Tấn Hảo, Nguyễn Ngọc Anh Thư (2010). Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất và sử
dụng chế phẩm SOFRI Protein để phòng trừ ruồi đục quả trên một số loại rau quả. Báo cáo kết quả KHCN dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước.
4. Nguyễn Thị Thu Cúc (2000). Giòi đục trái Bactrocera dorsalis (Hendel) Côn trùng và nhện hại trên cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. tr. 220-221.
5. Drew, R.A.I., Hà Minh Trung, Lê Đức Khánh (2001). Kết quả thực hiện dự án Quản lý ruồi hại quả ở Việt Nam. TCP/VIE 8823(A) 1999-2000. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr. 43.
6. Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển (2004). Một số dẫn liệu về sinh học và thức
ăn nhân tạo của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel. Tạp chí Bảo vệ thực vật. 5. tr. 3-9.
7. Nguyễn Hữu Đạt (2003). Ruồi đục quả và biện pháp xử lý sau thu hoạch bằng hơi nước nóng. Kỷ yếu hội thảo khoa học Bảo vệ thực vật phục vụ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía Nam và Tây nguyên. tr. 45-53. 8. Nguyễn Hữu Đạt, (2007), Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của
ruồi đục quả phương đông (Bactrocera dorsalis Hendel, Tephritidae, Diptera) gây hại quả xoài sau thu hoạch và biện pháp xử lý để thanh trừ chúng, đảm bảo chất lượng xoài xuất khẩu, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tr. 21; 35-36.
9. Lê Quốc Điền, Nguyễn Phước Sang, Huỳnh Thanh Lộc, Nguyễn Văn Hoà (2011). Biện pháp phòng trừ tổng hợp 2 loài ruồi đục trái Bactrocera dorsalis
Hendel và Bactrocera correcta Bezz (Diptera : Tephritidae) trên sơ ri và thanh long. Báo cáo tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề sản xuất và tiêu thu thanh long bền vững. tr. 218- 228.
10. Lê Quốc Điền (2013). Đặc điểm sinh học của hai loài ruồi đục quả B. carambolae Drew& Hankock và Bactrocera tau Walker (Diptera:Tephritidae) vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trước và sau thu hoạch. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp trường đại học Cần Thơ. 183 tr. 11. Lê Thị Điểu và Nguyễn Văn Huỳnh (2009). Điều tra thành phần loài sâu hại,
thiên địch và ruồi đục trái trên cây thanh long tại tỉnh Long An. Tạp chí Bảo vệ
thực vật. 2. tr. 3-12.
12. Huỳnh Trí Đức, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Ngọc Thuỳ, Graham Burnip (2001). Một số đặc điểm sinh học của ruồi đục trái loài Bactrocera correcta. Kết quả
nghiên cứu khoa học công nghệ cây ăn quả. Viện Cây ăn quả Miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 226-232.
13. Huỳnh Trí Đức, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Ngọc Thuỳ, Nguyễn Hoàng Vũ
(2003). Phòng trừ ruồi đục trái trên một số loại cây ăn trái ở các tỉnh phía Nam. Kỷ yếu hội nghị khoa học chuyên nghành bảo vệ thực vật. tr. 162- 166.
14. Nguyễn Thị Thanh Hiền (2014). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dosalis Hendel hại cây
ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 119 tr. 15. Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Lê Quang Khải, Trần Thanh Toàn,