Để theo dõi đặc điểm hình thái các pha phát dục của ruồi đục quảB.dorsalis
Bước 1: Thu hái những quả bưởi có triệu chứng bị ruồi đục quả hại đem về phòng thí nghiệm để thu nhộng.
Bước 2: Dùng panh gắp nhộng vào hộp có mùn cưa ẩm (mùn cưa đã được khử trùng bằng hấp vô trùng để tránh nấm gây bệnh), sau đó dùng mùn cưa làm ẩm bằng nước cất vô trùng phủ kín nhộng một lớp dày 1,5cm. Theo dõi và phân loại trưởng thành B. dorsalis vũ hóa từ nhộng.
Bước 3: Ghép 30 cá thể ruồi đục quả (tỷ lệ giới tính 1 đực : 1 cái = 15 cặp) vào lồng 50 x 50 x 50 cm. Nuôi trưởng thành bằng cách bôi mật ong pha loãng (theo tỷ lệ 1 mật ong : 2 nước) lên vải màn phía đỉnh lồng.
Bước 4: Tiến hành thu trứng bằng miếng aga (hình vuông các cạnh dài 3cm, dày 3cm) và rải trứng lên đĩa thức ăn, 30 trứng/đĩa; 0,3 gram thức ăn/trứng, đặt vào hộp nhựa vả đề đảm bảo tối hoàn toàn, điều kiện nhiệt độ phòng 26- 280C, ẩm độ 60-80%.
Bước 5: Khi thấy quả trứng đầu tiên nở thì ghi chép số liệu và theo dõi thường xuyên cho tới khi 30 trứng nở hoàn toàn. Thức ăn nuôi sâu non được chế biến tại phòng thí nghiệm, trong 100gram thức ăn có 86 gram thịt quả cây, 10gram torula yeast, 3 gram đường và 1 gram nipagin. Quả cây được xay nhỏ và dùng máy quấy trộn các thành phần nêu trên cho thật nhuyễn, để trong ngăn đá tủ lạnh sau 24h lấy cho rã đông. Khi thức ăn rã đông hoàn toàn mới đem sử dụng cho nuôi sâu non ruồi đục quả.
Bước 6: Theo dõi các tuổi của sâu non một lần/ngày và ghi chép
Hình 3.3. Thu hái quả bưởi bị hại về
phòng thí nghiệm Hình 3.4. Theo dõi sâu non các tu
ổi trong phòng thí nghiệm
Người chụp: Bùi Thị Thu
Trong quá trình đi điểu tra thực tế tại các khu vườn bố trí thí nghiệm cũng như các vườn trồng sản xuất của nông dân vùng trồng bưởi, chúng tôi theo dõi
triệu chứng gây hại của ruồi đục quả không chỉ trên cây ăn quả có múi mà trên các loại cây trồng khác như thanh long, ổi, khế. Chúng tôi ghi nhận lại làm khuyến cáo để bố trí cơ cấu cây trồng xen với vùng chuyên canh bưởi của Tân Lạc.