Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (gis) và Webgis

2.3.3. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý

Theo Calkins and Tomlinson (1997) một hệ GIS phải đảm bảo được 6 chức

năng cơ bản sau:

- Thu thập dữ liệu: Dữ liệu có thể lấy từ nhiều nguồn, có thể là bản đồ giấy, ảnh chụp, bản đồ số… Đa số nguồn gốc thông tin không gian là các bản đồ in hay bản đồ lưới khuôn mẫu tương tự. Để các dữ liệu này được sử dụng trong GIS thì chúng cần được số hóa. Ở mức độ thủ công thì chỉ có thể số hóa các đặc trưng bản đồ và nhập thuộc tính mô tả đặc trưng đó. Còn ở mức độ tự động hóa cao hơn là số hóa bằng máy quét ảnh để phát sinh ảnh số bản đồ đầy đủ. Nói chung công việc thu thập dữ liệu hay “làm dữ liệu bản đồ” là nhiệm vụ khó khăn và là quan trọng nhất khi xây dựng các ứng dụng GIS.

- Lưu trữ dữ liệu có thể được lưu dưới dạng vector hay raster để nhận diện hiện tượng tham chiếu không gian. Thông thường dữ liệu thuộc tính của GIS trên cơ sở đối tượng được lưu trong bảng, chúng chứa khóa chính là một chỉ danh duy nhất tương ứng với đối tượng không gian, kèm theo nhiều mục tiêu dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian tương ứng. Trong bảng thuộc tính cũng có thể bao gồm cả giá trị không gian như độ dài đường, diện tích vùng mà chúng đã được dẫn xuất từ biểu diễn dữ liệu hình học.

- Truy vấn (tìm kiếm) dữ liệu: Người dùng có thể truy vấn thông tin đồ họa hiển thị trên bản đồ. Có khả năng xây dựng câu hỏi truy vấn để tìm thông tin mà giá trị của chúng bằng hoặc nằm trong khoảng xác định. Đặc tính đặc biệt theo vị trí đối với hệ tọa độ nào đó và theo các quan hệ không gian. Do nhu cầu khai thác thông tin trên cơ sở dữ liệu không gian bao gồm phương pháp chỉ số không gian đặc biệt. Câu hỏi không gian thường là tìm ra đối tượng nằm trong hay trên các biên của cửa sổ hình chữ nhật. Khai thác dữ liệu trên cơ sở vị trí hay quan hệ không gian được xem như nền tảng của thâm nhập CSDL GIS.

- Phân tích dữ liệu: Đây là chức năng hỗ trợ việc ra quyết định của người dùng. Xác định các tình huống có thể xảy ra khi bản đồ thay đổi. Phân tích dữ liệu gồm: Tạo vùng đệm, chồng xếp bản đồ, nội suy… Trong đó “Trái tim của GIS chính là chức năng chồng xếp bản đồ”, qua đó chúng ta có thể tổng hợp nhiều lớp dữ liệu khác nhau và đưa ra kết quả này trên bản đồ tổng hợp.

- Hiển thị dữ liệu: Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được thể hiện tốt nhất dưới dạng bản đồ. Bản đồ rất hiệu quả trong việc lưu trữ, trao đổi các thông tin. Ngoài ra bản đồ còn có thể hiển thị kết hợp với các bản đồ báo cáo, hình ảnh ba chiều hay ảnh chụp…

- Xuất dữ liệu: Hỗ trợ việc xuất dữ liệu bản đồ với nhiều dạng: Giấy in, ảnh, web hay file… thuận tiện cho người sử dụng dưới nhiều hình thức sử dụng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 29)