Hiện trạng sử dụng đất huyện Lương Tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Lương Tài

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Lương Tài

4.2.2.1. Diện tích phân theo các đơn vị hành chính

Kiểm kê đất đai năm 2015 huyện Lương Tài có 10.566,57 ha đất tự nhiên. Huyện có 14 đơn vị hành chính cấp dưới, đơn vị có diện tích tự nhiên nhỏ nhất là xã Tân Lãng 473,85 ha, chiếm 4,13% diện tích huyện, lớn nhất là xã Phú Hòa 1.323,99 ha, chiếm 12,53%.

Bảng 4.1. Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2015

Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) TT. Thứa 714,57 6,76 Xã Trừng Xá 547,52 5,18 Xã An Thịnh 1.008,20 9,54 Xã Lai Hạ 473,85 4,48 Xã Trung Kênh 691,27 6,54 Xã Trung Chính 1.101,95 10,43 Xã Phú Hòa 1.323,99 12,53 Xã Minh Tân 591,34 5,60 Xã Mỹ Hương 531,67 5,03 Xã Bình Định 905,84 8,57 Xã Tân Lãng 436,60 4,13 Xã Phú Lương 520,83 4,93 Xã Quảng Phú 1.090,72 10,32 Xã Lâm Thao 628,22 5,95 Nguồn: Phòng TNMT huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

4.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất theo cơ cấu các loại đất

Diện tích đất đã được sử dụng vào các mục đích chiếm tỷ lệ 99,46%. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2015 của huyện như sau:

Bảng 4.2. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2015 huyện

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 10.566,57 100,00

I. Đất đang sử dụng 10.588,97 99,46

1. Đất nông nghiệp 6.801,40 64,37

2. Đất phi nông nghiệp 3.707,86 35,09

II. Đất chưa sử dụng 57,31 0,54

4.3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 4.3.1. Phương án QHSDĐ huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn để xây dựng cơ sở dữ liệu

là “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 -

2020)" được lập bởi Ủy ban nhân dân huyện Lương Tài nhằm đáp ứng yêu cầu

phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020, cũng như Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp đề ra trong nhiệm kỳ 2016-2020. Phương án này bao gồm việc lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ sau 2016- 2020 của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

4.3.1.1. Mục đích, yêu cầu của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Lương Tài

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã được ghi trong Luật đất đai. Vì vậy, để thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cần phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ sau (2016 - 2020) của huyện Lương Tài khi được UBND tỉnh xét duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý đất đai và là căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,... Do đó các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân sử dụng đất phải tuân thủ đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

Mục tiêu cơ bản của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Lương Tài đến năm 2020 là đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái.

Mục đích của lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện còn là cơ sở để cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, phân bổ quỹ đất trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp trên địa bàn huyện và là định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp xã, thị trấn.

Quy hoạch sử dụng đất của huyện phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của huyện và các quy hoạch chuyên ngành khác. Đồng thời đảm bảo tính kế thừa của những quy hoạch kỳ trước đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện.

4.3.1.2. Phương án sử dụng đất đến năm 2020

Trên cơ sở định hướng sử dụng đất dài hạn quỹ đất, việc quy hoạch sử dụng đất của huyện Lương Tài được xây dựng theo phương án sau:

a) Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp của huyện năm 2015 có 6.801,40 ha; chiếm 64,37% diện tích tự nhiên.

Trong kỳ quy hoạch đất nông nghiệp sẽ giảm 596,37 ha. Như vậy sẽ có 6.205,03 ha đất nông nghiệp không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng, chiếm 91,23%.

Đồng thời trong kỳ quy hoạch đất nông nghiệp sẽ tăng 76,94 ha do được chuyển sang từ đất chưa sử dụng là 42,91 ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 5,69 ha, đất mặt nước chuyên dùng 28,34 ha.

Đến năm 2020, đất nông nghiệp của huyện là 6.281,97 ha, chiếm 59,45% diện tích tự nhiên, thực giảm 519,43 ha so với năm 2015.

Bảng 4.3. Diện tích các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp

STT Loại đất Mã Diện tích Cơ cấu

1 Đất nông nghiệp NNP 6.281,97 100,00%

1.1 Đất lúa nước DLN 4.728,29 75,27%

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 57,23 0,91%

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 0,00%

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00%

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 0,00 0,00%

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.352,30 21,53%

1.7 Đất làm muối LMU 0,00 0,00%

1.8 Đất nông nghiệp còn lại (*) 144,15 2,29%

1.8.1 Đất trồng lúa nương LUN 0,00 0,00%

1.8.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 129,15 2,06%

1.8.3 Đất nông nghiệp khác NKH 15,00 0,24%

Nguồn: UBND huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

b) Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp của huyện năm 2015 có 3.707,86 ha, chiếm 35,09% diện tích tự nhiên của huyện.

Trong kỳ quy hoạch đất phi nông nghiệp giảm 34,03 ha, do chuyển sang đất nông nghiệp. Như vậy sẽ có 3.673,83 ha, đất phi nông nghiệp không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng, chiếm 99,08%.

Đồng thời đất phi nông nghiệp tăng 610,73 ha, do được chuyển sang từ các loại đất nông nghiệp và chưa sử dụng.

Như vậy đến năm 2020 đất phi nông nghiệp của huyện có 4.284,56 ha, chiếm 40,55% diện tích tự nhiên, thực tăng 576,7 ha so với năm 2015.

Bảng 4.4. Diện tích các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp

Stt Loại đất Mã Diện tích Cơ cấu

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.284,56 100,00%

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS 22,29 0,52%

2.2 Đất quốc phòng CQP 9,60 0,22%

2.3 Đất an ninh CAN 8,69 0,20%

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 105,08 2,45%

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 86,40 2,02% 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 117,72 2,75%

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 2,04 0,05%

2.8 Đất di tích danh thắng DDT 5,79 0,14%

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 19,37 0,45%

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 24,93 0,58%

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 120,71 2,82% 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 236,59 5,52%

2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.615,39 37,70%

2.13.1 Đất giao thông DGT 865,82 20,21%

2.13.2 Đất thuỷ lợi DTL 611,70 14,28%

2.13.3 Đất công trình năng lượng DNL 4,44 0,10% 2.13.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 1,02 0,02%

2.13.5 Đất cơ sở văn hoá DVH 10,88 0,25%

2.13.6 Đất cơ sở y tế DYT 8,19 0,19%

2.13.7 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 54,60 1,27% 2.13.8 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 43,58 1,02% 2.13.9 Đất cơ sở nghiên cứu khoa học DKH 0,00 0,00% 2.13.10 Đất cơ sở dịch vụ về xã hội DXH 0,00 0,00%

2.13.11 Đất chợ DCH 15,16 0,35%

1.14 Đất phi nông nghiệp còn lại (*) 1.909,96 44,58%

2.14.1 Đất ở nông thôn ONT 1.312,41 30,63%

2.14.2 Đất ở đô thị ODT 99,96 2,33%

2.14.3 Đất sông, suối SON 497,59 11,61%

2.14.4 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00%

c) Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất chưa sử dụng được khai thác để đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau bao gồm:

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích nông nghiệp là 42,91 ha, trong đó diện tích đất chưa sử dụng đưa vào cây hàng năm là 33,29 ha.

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp là 14,36 ha, trong đó diện tích đất chưa sử dụng đưa vào đất phát triển hạ tầng 2,85 ha.

4.3.2. Thiết kế khung cơ sở dữ liệu

Khi thiết kế khung CSDL cần phải xác định rõ các đối tượng địa lý cần biên tập. Các thông tin, dữ liệu trong CSDL QHSDĐ cần có:

+ Dữ liệu không gian và thuộc tính về địa giới hành chính;

+ Dữ liệu về địa hình: dữ liệu độ cao, đường đồng mức, mô hình số địa hình... + Dữ liệu về thuỷ hệ, thủy văn (sông, suối, kênh, mương, ao, hồ, ...); + Dữ liệu về giao thông (tỉnh lộ, huyện lộ, đường đất, đường mòn ...); + Dữ liệu về cơ sở hạ tầng (khu dân cư, bến bãi, các khu chức năng ...); + Dữ liệu về các loại hình sử dụng đất theo quy hoạch và hiện trạng.

Việc thiết kế khung cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo sự thống nhất, đầy đủ của một cơ sở dữ liệu, nhằm xác định tất cả các đối tượng không gian và thuộc tính cần phải có trong cơ sở dữ liệu. Căn cứ và các tài liệu, số liệu thu thập được thì các thông tin, dữ liệu không gian và thuộc tính có trong cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Lương Tài được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Khung cơ sở dữ liệu QHSDĐ huyện Lương Tài

Nhóm lớp dữ liệu Lớp dữ liệu

- Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới

+ Lớp đường địa giới hành chính cấp tỉnh; + Lớp đường địa giới hành chính cấp huyện; + Lớp đường địa giới hành chính cấp xã; + Lớp địa phận hành chính cấp huyện; + Lớp địa phận hành chính cấp xã. - Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ + Lớp thủy hệ dạng vùng.

- Nhóm lớp dữ liệu giao thông + Lớp mặt đường bộ. - Nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú + Lớp điểm địa danh; + Lớp điểm ghi chú.

- Nhóm lớp dữ liệu QH, KHSDĐ + Lớp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; + Lớp kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. - Nhóm lớp dữ liệu TKKK đất đai + Lớp hiện trạng sử dụng đất cấp huyện. - Các bảng biểu thuộc tính có liên quan

Hình 4.2. Geodatabase được thiết lập trong ArcCatalog 4.3.3. Biên tập, chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu địa lý 4.3.3. Biên tập, chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu địa lý

4.3.3.1. Phân loại, tổng hợp dữ liệu

a) Phân nhóm đối tượng địa lý từ dữ liệu gốc

+ Tách riêng đường ranh giới tỉnh, ranh giới huyện, ranh giới xã và phân vào nhóm dữ liệu biên giới, địa giới hành chính;

+ Tách riêng sông, suối, ao hồ, kênh mương ... và phân vào nhóm dữ liệu thuỷ hệ;

+ Tách riêng đường giao thông (đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường đất, đường mòn…), cầu và phân vào nhóm dữ liệu giao thông;

+ Tách riêng đối tượng về địa danh, ghi chú và phân vào nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú;

+ Tách riêng đối tượng về khoanh đất và các loại hình sử dụng đất theo quy hoạch và hiện trạng đưa vào nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.

b) Phân loại đối tượng địa lý

Phân loại các đối tượng địa lý trong nhóm đối tượng địa lý dựa trên các thuộc tính đồ hoạ của các đối tượng trên bản đồ (kiểu đối tượng, màu, lực nét, kiểu ký hiệu…).

Hình 4.3. Bản đồ địa giới huyện Lương Tài

4.3.3.2. Chuẩn hoá hệ quy chiếu tọa độ

Toàn bộ các nhóm/lớp bản đồ được đưa về hệ quy chiếu và hệ tọa độ UTM WGS 84, múi 48N. Việc lựa chọn hệ tọa độ UTM WGS 84, múi 48N thay vì hệ tọa độ quốc gia VN 2000 vì sử dụng hệ tọa độ UTM WGS 84 sẽ thuận tiện cho việc đưa dữ liệu vào WebGis.

Bảng 4.6. Thông số kỹ thuật của hệ quy chiếu và hệ tọa độ

Projection: Transverse_Mercator

Geographic Coordinate System: GCS_WGS_1984 False_Easting: 500000.0 False_Northing: 0.0 Central_Meridian: 105.0 Scale_Factor: 0.9996 Latitude_Of_Origin: 0.0 Linear Unit: Meter (1.0)

Geographic Coordinate System:

Angular Unit: Degree (0.0174532925199433) Prime Meridian: Greenwich (0.0)

Datum: D_WGS_1984 Spheroid: WGS_1984 Semimajor Axis: 6378137.0

Semiminor Axis: 6356752.314245179 Inverse Flattening: 298.257223563

4.3.4. Xây dựng không gian đất đai nền và xây dựng dữ liệu thuộc tính

4.3.4.1. Xây dựng không gian đất đai nền

Dữ liệu không gian đất đai nền được xây dựng để làm cơ sở xây dựng, định vị dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu không gian kiểm kê đất đai, dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các dữ liệu không gian chuyên đề khác.

Dữ liệu không gian đất đai nền bao gồm: nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới; nhóm lớp dữ liệu thủy hệ; nhóm lớp dữ liệu giao thông; nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú. Sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 cho hệ tọa độ không gian, việc trình bày và hiển thị dữ liệu không gian địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Huyện Lương Tài đã có bản đồ quy hoạch sử dụng đất nên việc xây dựng CSDL sử dụng bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Bản đồ thu thập ở dạng số (*dgn).

Sử dụng ứng dụng ArcCatalog của phần mền ArcGis 10.1 thiết lập geodatabase với tên “Land_Geodatabase_LuongTai”. Bản đồ thành lập với hệ tọa độ VN2000, múi chiếu số 48N, gốc tọa độ Hon_Dau_1992.

* Dữ liệu không gian về biên giới, địa giới:

- Lớp địa phận hành chính cấp huyện, xã là lớp dữ liệu có đường bao là đường địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện, xã: từ lớp đối tượng đường ranh giới hành chính cấp huyện, cấp xã hoàn chỉnh, sử dụng chức năng Feature To Polygon trong ArcToolbox/ Data Management Tools/ Features tạo ra lớp đối tượng địa phận hành chính cấp huyện, địa phận hành chính cấp xã dạng vùng với một số nội dung thông tin như mã huyện, mã xã, tên huyện, diện tích tự nhiên...

Hình 4.4. Dữ liệu địa phận hành chính huyện Lương Tài

Hình 4.5. Dữ liệu địa phận hành chính cấp xã

* Dữ liệu thủy hệ: bao gồm dữ liệu về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi được biên tập từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Lương Tài, là lớp dữ liệu thể hiện vùng chiếm đất của: sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.

Hình 4.6. Dữ liệu thủy hệ huyện Lương Tài

* Dữ liệu giao thông: Là lớp dữ liệu kiểu dạng vùng thể hiện các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường trong khu dân cư (đường làng, ngõ, phố), đường giao thông nội đồng,… thuộc địa phận hành chính huyện Lương Tài.

Hình 4.7. Dữ liệu giao thông huyện Lương Tài

* Dữ liệu địa danh và ghi chú: là lớp dữ liệu dạng điểm thể hiện các điểm địa danh, điểm ghi chú như điểm dân cư; điểm kinh tế, văn hóa, xã hội...

Hình 4.8. Dữ liệu điểm địa danh huyện Lương Tài

* Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: là lớp dữ liệu dạng vùng thể hiện chi tiết việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Lương Tài.

- Lớp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

- Lớp kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện

Hình 4.10. Dữ liệu lớp kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện

* Dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: là lớp dữ liệu dạng vùng thể hiện chi tiết việc thống kê, kiểm kê đất đai phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Hình 4.11. Dữ liệu lớp hiện trạng sử dụng đất cấp huyện

4.3.4.2. Thiết kế và xây dựng dữ liệu thuộc tính

Trước tiên cần xây dựng các trường thông tin phù hợp cho từng lớp dữ liệu không gian và thuộc tính, rồi tiến hành nhập dữ liệu thuộc tính cho từng đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 62)