Khung cơ sở dữ liệu QHSDĐ huyện Lương Tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 69)

Nhóm lớp dữ liệu Lớp dữ liệu

- Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới

+ Lớp đường địa giới hành chính cấp tỉnh; + Lớp đường địa giới hành chính cấp huyện; + Lớp đường địa giới hành chính cấp xã; + Lớp địa phận hành chính cấp huyện; + Lớp địa phận hành chính cấp xã. - Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ + Lớp thủy hệ dạng vùng.

- Nhóm lớp dữ liệu giao thông + Lớp mặt đường bộ. - Nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú + Lớp điểm địa danh; + Lớp điểm ghi chú.

- Nhóm lớp dữ liệu QH, KHSDĐ + Lớp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; + Lớp kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. - Nhóm lớp dữ liệu TKKK đất đai + Lớp hiện trạng sử dụng đất cấp huyện. - Các bảng biểu thuộc tính có liên quan

Hình 4.2. Geodatabase được thiết lập trong ArcCatalog 4.3.3. Biên tập, chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu địa lý 4.3.3. Biên tập, chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu địa lý

4.3.3.1. Phân loại, tổng hợp dữ liệu

a) Phân nhóm đối tượng địa lý từ dữ liệu gốc

+ Tách riêng đường ranh giới tỉnh, ranh giới huyện, ranh giới xã và phân vào nhóm dữ liệu biên giới, địa giới hành chính;

+ Tách riêng sông, suối, ao hồ, kênh mương ... và phân vào nhóm dữ liệu thuỷ hệ;

+ Tách riêng đường giao thông (đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường đất, đường mòn…), cầu và phân vào nhóm dữ liệu giao thông;

+ Tách riêng đối tượng về địa danh, ghi chú và phân vào nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú;

+ Tách riêng đối tượng về khoanh đất và các loại hình sử dụng đất theo quy hoạch và hiện trạng đưa vào nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.

b) Phân loại đối tượng địa lý

Phân loại các đối tượng địa lý trong nhóm đối tượng địa lý dựa trên các thuộc tính đồ hoạ của các đối tượng trên bản đồ (kiểu đối tượng, màu, lực nét, kiểu ký hiệu…).

Hình 4.3. Bản đồ địa giới huyện Lương Tài

4.3.3.2. Chuẩn hoá hệ quy chiếu tọa độ

Toàn bộ các nhóm/lớp bản đồ được đưa về hệ quy chiếu và hệ tọa độ UTM WGS 84, múi 48N. Việc lựa chọn hệ tọa độ UTM WGS 84, múi 48N thay vì hệ tọa độ quốc gia VN 2000 vì sử dụng hệ tọa độ UTM WGS 84 sẽ thuận tiện cho việc đưa dữ liệu vào WebGis.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 69)