Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lương Tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

1. 4 Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lương Tài

Điều kiên tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Kinh tế, xã hội, thực trạng cảnh quan môi trường.

3.4.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai: Khái quát về thực trạng quản lý và sử dụng đất của huyện. Phân tích, đánh giá, đưa ra những nhận xét về ưu, nhược điểm trong thự trạng hiện nay.

3.4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất

Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính các lớp dữ liệu: - Lớp đường địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện, xã;

- Lớp địa phận hành chính cấp huyện, xã; - Lớp mặt đường bộ;

- Lớp vùng thủy hệ; - Lớp điểm địa danh;

- Lớp kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;

3.4.4. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất

- Hiển thị thông tin về quy hoạch sử dụng đất. - Tìm kiếm khoanh đất theo điều kiện xác định.

- Cập nhật thông tin đất đai, thông tin kinh tế, xã hội phục vụ quy hoạch. - Kết nối thông tin liên quan.

- Sử dụng chức năng phân tích của phần mềm ArcGIS để tính toán các chỉ tiêu kinh tế xã hội hoặc xây dựng các bản đồ chuyên đề.

- Thống kê, so sánh, tính toán các chỉ tiêu.

3.4.5. Ứng dụng WebGis để chia sẻ CSDL QHSDĐ

Sử dụng ứng dụng ArcGis Online miễn phí của ERSI để tạo và chia sẻ cơ sở dữ liệu quy hoach sử dụng đất của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các số liệu, thông tin để tham khảo, sử dụng phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Các số liệu, tài liệu thu thập được bao gồm:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý sử dụng đất, tình hình quy hoạch sử dụng đất, định hướng sử dụng đất… của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh từ phòng Tà nguyên Mô trường, UBND huyện Lương Tài;

- Bản đồ hiện trạng các loại hình sử dụng đất của huyện Lương Tài năm 2015; bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Lương Tài do phòng Tà nguyên Mô trường, UBND huyện Lương Tài cung cấp.

3.5.2. Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu có liên quan

Dựa vào các chương trình, đề tà , dự án nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học để tham khảo, kế thừa kiến thức về ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ l ệu nó chung và cơ sở dữ l ệu quy hoạch sử dụng đất nó r êng.

3.5.3. Phân tích thống kê và xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu đã thu thập trong công tác điều tra, thu thập tài liệu, tiến hành phân tích, chọn lọc và xử lý, đưa ra các số liệu hợp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Việc phân tích, thống kê và xử lý số liệu được thực hiện trên máy tính thông qua các ứng dụng của phần mềm Microsoft Office là Word, Exel, Access.

3.5.4. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu

Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu không gian:

- Chỉnh lý, biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis. Sau đó chuyển bản đồ sang phần mềm ArcGIS;

- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian: chuẩn về hệ tọa độ, chuẩn về phân lớp đối tượng (giao thông, thủy hệ, thửa đất...);

- Chuẩn hoá quan hệ hình học giữa các đối tượng địa lý.

+ Chuẩn quan hệ hình học giữa các kiểu đối tượng địa lý theo quy định kỹ thuật Cơ sở dữ liệu nền địa lý theo “QCVN 42: 2012/BTNMT - Thông tư 02/2012/TT-BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở” được tổng hợp như sau:

Bảng 3.1. Quy định về quan hệ giữa các kiểu đối tượng

Đối tượng Yêu cầu

Quy định chung cho tất cả các đối tượng

Đối với các đối tượng có thuộc tính không gian được biểu diễn bởi kiểu đối tượng hình học:

- Các đối tượng cùng kiểu không được trùng đè, tự giao cắt - Khoảng cách giữa hai đỉnh liên tiếp lớn hơn đơn vị đo nhỏ nhất Địa giới hành

chính

- Phải trùng khít với đường biên địa phận - Chỉ được giao nhau tại ngã ba địa giới

Bình độ - Không được giao nhau, không được trùng lặp

Tim đường bộ - Chỉ được giao nhau tại vị trí bắt đầu hoặc kết thúc của mỗi đoạn. - Vị trí bắt đầu hoặc kết thúc của mỗi đoạn phải trùng với vị trí của một đối tượng kiểu Nút đường bộ và ngược lại (Không được phép tồn tại đối tượng Nút đường bộ độc lập)

Mạng dòng chảy

- Chỉ được giao nhau tại vị trí bắt đầu hoặc kết thúc của mỗi đoạn. - Vị trí bắt đầu hoặc kết thúc của mỗi đoạn phải trùng với vị trí của một đối tượng kiểu Nút và ngược lại.

Các khoanh đất, thửa đất

- Các khoanh đất, thửa đất phải tiếp giáp với nhau, không trùng đè lên nhau

- Trong một khoanh đất, thửa đất không thể có nhiều hơn một loại hình sử dụng đất theo quy hoạch hoặc hiện trạng.

- Chuẩn hoá thể hiện hình học (topology) của đối tượng địa lý

+ Xác định các kiểu đối tượng địa lý thể hiện hình học dạng điểm: điểm địa danh, điểm ghi chú .v.v.; xác định quy định thể hiện hình học của đối tượng dạng điểm đó như là điểm chỉ có một đỉnh, khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm trong cùng một lớp thông tin phải lớn hơn sai số cho phép; và kiểm tra, sửa lỗi hình học của các đối tượng dạng điểm.

+ Xác định các kiểu đối tượng địa lý thể hiện hình học dạng đường: Đường địa giới, đoạn tim đường bộ, đường tim dòng chảy .v.v.; xác định quy định thể hiện hình học của đối tượng dạng đường (đường phải có tối thiểu 2 đỉnh, các đỉnh trong một đối tượng phải cách nhau tối thiểu một khoảng cho phép); và kiểm tra, sửa lỗi hình học của các đối tượng dạng đường.

+ Xác định các kiểu đối tượng địa lý thể hiện hình học dạng vùng: Địa phận hành chính, vùng nước tĩnh, khu dân cư .v.v.; xác định quy định thể hiện hình học của đối tượng dạng vùng (vùng phải có tối thiểu 3 đỉnh, các đỉnh trong một đối tượng phải cách nhau tối thiểu một khoảng cho phép, vùng phải kín, các vùng

trong cùng một lớp đối tượng không được chồng đè lên nhau); và kiểm tra, sửa lỗi hình học của các đối tượng dạng vùng.

Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính bao gồm:

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính: Điều tra, thu nhập tài liệu kết hợp với khảo sát thực tế để xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính, nhập các thông tin thuộc tính cho các đối tượng không gian hình thành các trường thuộc tính về thửa đất (Số thửa, mục đích sử dụng, diện tích, loại đất).

+Xây dựng cấu trúc dữ liệu thông tin thuộc tính lớp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

+Xây dựng cấu trúc dữ liệu thông tin thuộc tính lớp hiện trạng sử dụng đất cấp huyện;

+ Xây dựng cấu trúc dữ liệu thông tin lớp biên giới, địa giới; + Xây dựng cấu trúc dữ liệu thông tin lớp địa danh và ghi chú; + Xây dựng cấu trúc dữ liệu thông tin lớp giao thông;

+ Xây dựng cấu trúc dữ liệu thông tin lớp thủy hệ.

Kết nối cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LƯƠNG TÀI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Huyện Lương Tài nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên 10.566,57 ha, dân số năm 2016 có 102.000 người, nằm trong khoảng 190 00’ 00” đến 210 04’ 12” độ vĩ Bắc; từ 1060 08’ 45” đến 1060 18’25” độ kinh Đông và có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Gia Bình;

- Phía Nam và phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; - Phía Tây giáp huyện Thuận Thành;

Lương Tài có vị trí thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm huyện cách Thủ đô Hà Nội và thành phố Bắc Ninh không xa, đây là hai thị trường rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hoà nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển thương mại dịch vụ,... Huyện có hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ: 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 5 cùng với các tuyến đường huyện lộ đã hình thành nên mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi cho việc giao lưu và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, với vị trí địa lý đó, huyện Lương Tài có đầy đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

b) Địa hình, địa mạo

Địa hình: nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện Lương Tài tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình tuy không lớn nhưng Lương Tài lại là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc Ninh.

Địa chất: nằm gọn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, huyện Lương Tài mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, bề dày các thành biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc.

c) Khí hậu

Lương Tài nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt.

Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường

qua các năm trung bình từ 1300mm đến 1900mm và thường phân bố không đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm 65% đến 80% lượng mưa

năm. Nhiệt độ bình quân tháng 23,40C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động

từ 1530 giờ- 1776 giờ.

Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh và khô hanh. Nhiệt

độ trung bình tháng từ 15 - 220C, lượng mưa/ tháng biến động từ 20mm - 56mm.

Bình quân một năm có hai đợt rét nhiệt độ dưới 130C kéo dài trên 3 ngày.

Nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình > 230C, mùa lạnh nhiệt độ trung bình < 200C.

Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83%, thấp nhất là tháng 12 (77%) và cao nhất vào tháng 3, tháng 4 (86 - 88%).

Nhìn chung điều kiện khí hậu của huyện Lương Tài thích hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lượng mưa phân bố không đều trong năm, nắng nóng, bão về mùa mưa, lạnh và hạn về mùa khô để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý.

d) Thuỷ văn

Chế độ thủy văn của huyện Lương Tài chịu ảnh hưởng của Sông Thái Bình. Những năm gần đây do có hệ thống thuỷ điện trên thượng nguồn nên không xảy ra việc ngập lụt lớn, dòng nước chảy nhỏ hơn, ít có báo động cấp 3.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Ninh năm 2003 cho thấy đất đai huyện Lương Tài được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, một số diện tích được hình

thành tại chỗ (đất ngập úng; đất bạc màu trên phù sa cổ). Toàn huyện có 11

loại đất:

-Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng.

-Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình.

-Đất phù sa không được bồi đắp, không có tầng glây của hệ thống sông Hồng.

-Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây của hệ thống sông Thái Bình.

-Đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng.

-Đất phù sa glây của hệ thống sông Thái Bình.

-Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng.

-Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình.

-Đất phù sa úng nước mùa hè.

-Đất xám bạc màu trên phù sa cổ.

-Đất xám bạc màu glây.

b) Tài nguyên nước

Tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Lương Tài nói riêng có hệ thống sông ngòi dày đặc, mạng lưới sông khá dày trung bình 1,0 km-1,2 km /km2. Sông Thái Bình là con sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua

huyện có chiều dài 5,5 km. Vào mùa mưa cứ trung bình 1m3 nước có 1,5 - 3kg

phù sa, lượng phù sa khá lớn này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện. Đây cũng là nguồn nước tưới chủ yếu cho diện tích nước trong huyện. Ngoài sông Thái Bình là chính, huyện Lương Tài còn có một hệ thống sông ngòi kênh mương cùng với số lượng ao, hồ dày đặc chứa một lượng nước khá lớn, góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Về nước ngầm tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thể, song qua thực tế sử dụng nước giếng đào của nhân dân trong huyện cho thấy: Mực nước ngầm có ở độ sâu trung bình từ 3 - 5m với chất lượng nguồn nước khá tốt, có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Nhìn chung nước mặt, nước ngầm trong huyện dồi dào, đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế xã hội khác. Tuy nhiên do điều kiện địa hình, do sự phân bố lượng mưa theo mùa, nên hiện tượng hạn hán, úng lụt cục bộ vẫn xảy ra, nhất là vấn đề úng ở các xã nằm ở phía Đông của huyện.

c) Tài nguyên khoáng sản và nguyên vật liệu xây dựng

Lương Tài là một huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có đất sét làm gạch được phân bố ở xã: Minh Tân, Lai Hạ. Ngoài ra còn có cát tại các xã ven sông với khối lượng ít nhưng vẫn có thể tận dụng và khai thác được để phục vụ cho xây dựng.

d) Tài nguyên nhân văn

Là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời, Lương Tài từ xưa đã có sự tồn tại của con người. Quá trình hình thành và phát triển cư dân huyện Lương Tài gắn liền với các đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa và tôn giáo của vùng Kinh Bắc.

Trên địa bàn huyện có 14 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, trong đó có 7 di tích được Bộ văn hoá thông tin công nhận và 7 di tích được tỉnh công nhận.

Ngoài ra trong huyện còn có 1 làng nghề truyền thống lâu đời (Làng Vó) đến nay

vẫn giữ vững và từng bước được mở rộng đó là làng nghề đúc đồng thuộc xã Quảng Phú,…

4.1.1.3. Thực trạng môi trường

a) Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn

Về môi trường sinh thái, hiện nay trên địa bàn huyện chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên đã có dấu hiệu của sự suy giảm chất lượng không khí bởi ảnh hưởng của bụi khói của sản xuất công nghiệp, các làng nghề và mùi các chất bảo vệ thực vật, khu chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, gây ảnh hưởng xấu đến sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 43)