Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh lùn sọc đen (rice black streaked dwarf virus) trên lúa tại văn lâm hưng yên (Trang 37)

3.1.1. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm điều tra ngoài đồng ruộng tại Văn Lâm - Hưng Yên.

- Phòng thí nghiệm Trung tâm BVTV phía Bắc và TT bệnh cây nhiệt đới – Học viện nông nghiệp Việt Nam.

3.1.2. Thời gian nghiên cứu: 10/2018 – 10/2019

3.2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Bệnh lùn sọc đen phương Nam (Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus) .

- Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera )

3.2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

Các giống lúa nhiễm rầy lưng trắng và nhiễm bệnh LSĐ phổ biến ở địa phương (Bắc thơm số 7, BC15, TBR225...).

Dụng cụ hút rầy, khay điều tra rầy, vợt, hộp đựng mẫu, túi nilon dán mép, ống eppendorf.

- Lồng mika nuôi rầy, khay mạ, xô nhựa, ống tuýp, đĩa Petri.

- Các loại thuốc BVTV xử lý hạt giống, thuốc trừ rầy, dụng cụ đong, pha thuốc và bình phun thuốc trừ sâu.

- Test kit thử nhanh virus LSĐ của Trung Quốc, Dot – Blot Elisa. - Kháng huyết thanh, chất đệm, hóa chất khác.

- Silicagel (chống ẩm).

- Cồn 700C, bông thấm nước.

- Kính hiển vi soi nổi, kính lúp cầm tay 20-40x. - Máy chụp ảnh, sổ ghi chép, bút, ...

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Nghiên cứu bệnh LSĐ tại Văn Lâm- Hưng Yên

- Điều tra, xác định nguồn rầy lưng trắng và bệnh LSĐ qua đông, chuyển vụ - Xác định tính gây bệnh của virus LSĐPN trên một số giống lúa trồng phổ biến bằng lây nhiêm nhân tạo

- Xác định được tính gây bệnh của virus LSĐPN trên một số loài cỏ dại bằng lây nhiễm nhân tạo.

3.3.2. Nghiên cứu phòng chống bệnh LSĐ bằng biện pháp hóa học trừ vector truyền bệnh truyền bệnh

- Đánh giá hiệu lực trừ rầy lưng trắng và lan truyền virus LSĐPN của rầy lưng trắng bằng một số loại thuốc hóa học bằng phương pháp phun thuốc xử lý hạt giống.

- Đánh giá hiệu lực trừ rầy lưng trắng và lan truyền virus LSĐPN của rầy lưng trắng bằng một số loại thuốc hóa học bằng phương pháp phun thuốc tiễn chân mạ.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều tra diễn biến mật độ rầy lưng trắng và tỷ lệ bệnh LSĐ tại Văn Lâm- Hưng Yên Lâm- Hưng Yên

- Thời gian điều tra, thu thập mẫu: Tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày/lần trên cả 2 vụ lúa, vụ xuân và vụ mùa.

- Phương pháp tiến hành:

Chọn 3 ruộng để điều tra thu thập mẫu.

Điều tra mật độ rầy lưng trắng và tỷ lệ bệnh LSĐ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-166:2014/BNNPTNT ban hành theo Thông tư số 16/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa.

3.4.2. Xác định nguồn rầy lưng trắng và bệnh LSĐ qua đông, chuyển vụ

3.4.2.1. Địa điểm

- Điều tra tại huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên

3.4.2.2. Phương pháp điều tra

- Thời gian triển khai: Điều tra định kỳ 7 ngày/lần trong thời gian 4 tháng (gồm 3 tháng vụ đông, tháng 11, tháng 12, tháng 1 và 1 tháng chuyển vụ tháng giữa tháng 6 đến giữa tháng 7).

- Phương pháp tiến hành:

+ Điều tra qua đông: Tiến hành điều tra, xác định nguồn rầy lưng trắng,

bệnh LSĐ trên một số cây trồng như: Ngô, cây cỏ ký chủ phụ (lưu ý cỏ lồng vực

nước ở các đầm hoang). Thu mẫu rầy và cây ký chủ phụ có triệu chứng bệnh LSĐ đưa về phòng thí nghiệm test virus LSĐ.

+ Điều tra chuyển vụ: Kiểm tra nguồn bệnh từ cây lúa chuyển vụ, ký chủ phụ (cây cỏ), tiến hành thu mẫu rầy trên mạ, lúa để test kiểm tra virus LSĐ.

- Chỉ tiêu theo dõi:

+ Địa điểm có nguồn rầy lưng trắng mang virus và nguồn cây, cỏ có bệnh LSĐ. + Diễn biến nguồn rầy lưng trắng tại điểm điều tra.

+ Diễn biến nguồn bệnh LSĐ tại điểm điều tra. + Tỷ lệ rầy lưng trắng mang virus LSĐ.

3.4.3. Phương pháp nghiên cứu mức độ nhiễm bệnh lùn sọc đen trên lúa và trên một số 1 số ký chủ phụ khác ( cỏ) trên một số 1 số ký chủ phụ khác ( cỏ)

3.4.3.1. Phương pháp nhân nuôi nguồn rầy lưng trắng mang virus LSĐ.

- Thu thập rầy lưng trắng: Thu rầy ngoài đồng bằng ống hút sau đó thả vào các hộp nhựa (có lá, cây lúa hoặc mạ) đem về phòng thí nghiệm để phân loại.

- Nhân nguồn rầy lưng trắng: Sau khi phân loại riêng rầy lưng trắng được nhân nuôi trong các xô nhựa hoặc các lồng mika có sẵn lúa không nhiễm bệnh LSĐ (tốt nhất lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ). Sau 3-5 ngày thay lúa 1 lần (hoặc chuyển rầy sang khay lúa khác để thu được nguồn rầy tương đồng về tuổi. Theo dõi rầy nở đến tuổi phù hợp thì triển khai các thí nghiệm trong phòng.

- Nhân nguồn cây lúa mang virus LSĐ: Thu cây lúa bị bệnh LSĐ cấy trong các xô nhựa có bao quanh bằng mika sau đó thả rầy lưng trắng tuổi 4-5 từ nguồn nuôi trong phòng thí nghiệm. Sau khi thả 5 ngày tiến hành chuyển toàn bộ số rầy này sang chậu có cấy lúa sạch bệnh ở giai đoạn đẻ nhánh để nhân nguồn cây lúa nhiễm virus LSĐ.

- Nhân nguồn rầy lưng trắng mang virus: Thu rầy lưng trắng tuổi 2 -3 từ nguồn nhân nuôi thả vào chậu có cấy cây lúa bị bệnh LSĐ, nuôi rầy lưng trắng trên chậu lúa này đến tuổi 4, tuổi 5 tiến hành thí nghiệm.

3.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu mức độ lây nhiễm bệnh lùn sọc đen trên lúa và trên một số một số ký chủ phụ khác (cỏ) trong phòng thí nghiệm.

- Trên lúa: giống bắc thơm số 7, BC15, TBR 225. - Trên cỏ: cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ chỉ.

* Phương pháp tiến hành: hạt giống sau khi ủ nảy mầm và được gieo vào cốc (mỗi loại hạt giống sử dụng là 10 cốc thí nghiệm)

Sau khi cây được 2-3 lá tiến hành lây nhiễm nguồn rầy lưng trắng mang virus LSĐ. Thả vào mỗi cốc 3 con rầy lưng trắng mang virus LSĐ.

Theo QCVN 01-166:2014/BNNPTNT quy chuẩn kỹ quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa.

Tiến hành theo dõi triệu chứng bệnh sau 7, 14, 21, 28 ngày sau khi thả rầy. Cấp độ nhiễm bệnh được phân cấp theo thang 3 cấp:

Cấp 1: Lá có biểu hiện nhăn nhẹ, lá màu xanh đậm hơn bình thường, cây chưa thấp lùn.

Cấp 2: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn.

Cấp 3: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn, mặt sau phiến lá và đốt thân có u sáp cổ lá xếp xít nhau, lúa trỗ nghẹn đòng, hạt bị đen lép.

3.4.4. Xác định hiệu quả của phương pháp xử lý hạt giống đối với rầy lưng trắng và bệnh LSĐ trắng và bệnh LSĐ

3.4.4.1. Thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trừ rầy lưng trắng của thuốc xử lý hạt giống

STT Thuốc thí nghiệm Liều lượng sử dụng (ml, g/1kg thóc giống)

1 Cruiser Plus 312.5 FS 0,5

2 Kola Gold 660WP 1,0

3 Enaldo 440 FS 0,8

4 Đối chứng Phun nước lã

- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành ở Trung tâm BVTV phía Bắc

- Mục đích: Xác định được hiệu lực trừ rầy ở các thời điểm sau xử lý hạt giống của các loại thuốc thí nghiệm.

- Công thức thí nghiệm: 04 công thức, nhắc lại 03 lần, mỗi 0l lần nhắc lại trong 01 lồng mika.- Phương pháp xử lý hạt giống: Theo hướng dẫn xử lý thuốc của nhà sản xuất.

- Phương pháp tiến hành: Mộng mạ sau khi đã được xử lý thuốc tiến hành gieo vào các khay mạ (100 cây/khay), các khay mạ được đặt trong các lồng mika kích thước 25 x 35 x 40cm. Đặt lồng mika trong phòng thí nghiệm. Khi cây mạ có 1 lá thật thì tiến hành thả rầy lưng trắng vào lồng, mỗi lồng thả 30 cá thể rầy lưng trắng tuổi 4 - 5 hoặc trưởng thành/đợt thả.

- Thời gian các đợt thả rầy: 3, 7, 10, 14 ngày sau gieo mạ (ở đợt thả nào sau 3 ngày rầy còn sống 100% thì ngừng thả các đợt sau của công thức đó).

- Chỉ tiêu theo dõi: Đếm số lượng rầy còn sống sau thả 1 ngày của mỗi đợt thả và tại ngày thả đợt sau (khi tiến hành thả đợt sau thì bắt hết rầy của đợt trước còn sống ra ngoài và đếm số lượng).

Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ trong phòng thí nghiệm suốt thời gian thí nghiệm.

3.4.4.2.Thí nghiệm trong phòng đánh giá khả năng phòng chống bệnh LSĐ bằng phương pháp xử lý hạt giống

- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành ở Trung tâm BVTV phía Bắc

- Mục đích: Xác định khả năng phòng chống bệnh LSĐ thông qua việc xử lý hạt giống để trừ rầy lưng trắng.

- Công thức thí nghiệm: 03 cặp công thức, nhắc lại 03 lần, mỗi 0l lần nhắc lại trong 01 lồng lưới hoặc chậu vại.

STT Thời điểm nhiễm bệnh Công thức Đối chứng

1 Cây mạ ra 1 lá thật Cruiser Plus 312.5 FS Không xử lý thuốc 2 Cây mạ ra 2 lá thật Cruiser Plus 312.5 FS Không xử lý thuốc 3 Cây mạ ra 3 lá thật Cruiser Plus 312.5 FS Không xử lý thuốc

- Thuốc xử lý hạt giống: Cruiser Plus 312.5FS

- Phương pháp xử lý hạt giống: theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Phương pháp tiến hành: Mộng mạ sau khi đã được xử lý thuốc tiến hành gieo vào các khay mạ (100 cây/khay), các khay mạ được đặt trong các lồng mika kích thước 25 x 35 x 40cm. Đặt lồng mika trong phòng thí nghiệm. Khi cây mạ có 1 lá thật thì tiến hành thả rầy lưng trắng vào lồng, mỗi lồng thả 30 cá thể rầy

lưng trắng tuổi 4 - 5 hoặc trưởng thành đã cho chích hút trên cây lúa bị bệnh LSĐ trong 48 giờ.

- Thời gian thả rầy: Ở các thời điểm cây mạ 1 lá thật, 2 lá thật và 3 lá thật trên cả công thức xử lý hạt giống và công thức đối chứng.

Khi mạ đến tuổi cấy thì cấy ra ô hoặc chậu vại thí nghiệm có quây vải màn chống rầy xâm nhập.

- Chỉ tiêu theo dõi:

+ Đếm số lượng rầy còn sống sau 3, 5, 7, 14 ngày của mỗi lần thả; sau 14 ngày vẫn còn rầy sống thì để rầy chết tự nhiên trong lồng. Những công thức mạ đến tuổi cấy mà rầy chưa chết hết thì bắt rầy thả vào ô cấy lúa của công thức đó và không phải theo dõi tiếp.

+ Số cây lúa biều hiện triệu chứng bệnh sau 7, 14, 21, 28 ngày sau mỗi lần thả rầy, tiếp tục theo dõi số dảnh lúa bị bệnh/tổng số dảnh, triệu chứng bệnh ở giai đoạn lúa phân hóa đòng, đòng già, trỗ nếu cây lúa vẫn phát triển được.

Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ trong suốt thời gian thí nghiệm.

3.4.4.3. Thí nghiệm ngoài đồng đánh giá khả năng phòng chống bệnh LSĐ bằng phương pháp xử lý hạt giống để gieo sạ

- Mục đích: Xác định khả năng phòng chống bệnh LSĐ thông qua việc xử lý hạt giống để trừ rầy lưng trắng trên lúa gieo sạ.

- Địa điểm: huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên.

- Giống lúa thí nghiệm: Giống lúa đã từng nhiễm bệnh nặng tại địa phương. - Phương thức gieo cấy: Sạ.

- Công thức thí nghiệm. Thí nghiệm diện hẹp gồm 4 công thức, nhắc lại 3

lần, mỗi lần nhắc lại trên 1 ô diện tích 25 - 50 m2.

STT Thuốc thí nghiệm Liều lượng sử dụng (ml, g/1kg thóc giống)

1 Cruiser Plus 312.5 FS 0,5

2 Kola Gold 660WP 1,0

3 Enaldo 440 FS 0,8

4 Đối chứng Phun nước lã

- Phương pháp xử lý hạt giống: theo hướng dẫn của từng loại thuốc. - Phương pháp tiến hành: Ngâm giống trước khi sạ 1 ngày tiến hành xử lý

hạt giống theo 04 công thức trên.

Sau 1 ngày xử lý hạt giống tiến hành sạ trên các ô thí nghiệm. Lượng giống sạ trên các ô thí nghiệm là như nhau và theo tập quán của địa phương.

- Thời gian theo dõi:

+ Đối với rầy lưng trắng theo dõi ở thời điểm sau sạ 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày, 14 ngày và 21 ngày.

+ Đối bệnh LSĐ theo dõi 7 ngày/lần từ sau sạ 14 ngày đến khi lúa trỗ thoát. - Chỉ tiêu theo dõi:

+ Đối với rầy lưng trắng: Mật độ rầy lưng trắng trên ô thí nghiệm. + Đối với bệnh LSĐ: tỷ lệ bệnh trên ô thí nghiệm.

- Phương pháp điều tra: Điều tra theo QCVN 01-166:2014/BNNPTNT quy chuẩn kỹ quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa.

3.4.5. Xác định hiệu quả phương pháp phun tiễn chân mạ ở Văn Lâm – Hưng Yên Hưng Yên

3.4.5.1. Xác định hiệu quả của phương pháp phun tiễn chân mạ đối với rầy lưng trắng trong phòng thí nghiệm

- Mục đích: Xác định hiệu quả của việc phun tiễn chân mạ để phòng trừ rầy lưng trắng bằng các thuốc trừ rầy khác nhau.

- Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức được nhắc lại 3 lần, mỗi lần trong 1 xô nhựa.

Công thức Thuốc thí nghiệm Liều lượng sử dụng

1 Chess 50WG 0,3 kg/ha

2 Oshin 20WP 3,5 kg/ha

3 DupontTM PexenaTM 106SC 0,3 l/ha

4 Đối chứng Phun nước lã

- Phương pháp tiến hành: Giống lúa được ngâm ủ nảy mầm và gieo vào trong các khay nhựa kích thước (20 x 30 cm), mỗi khay ứng với một công thức.

Khi cây mạ được 2 -3 lá tiến hành phun thuốc tiễn mạ theo công thức trên. Sau 2 – 3 ngày phun thuốc tiến hành nhổ mạ cấy vào các xô nhựa, mỗi xô nhựa cấy 5 khóm, mỗi khóm cấy 2 dảnh mạ.

nhựa thả 30 cá thể rầy lưng trắng, theo các thời điểm: + Thời điểm 1: sau khi cấy 3 ngày

+ Thời điểm 2: sau khi cấy 5 ngày + Thời điểm 3: sau khi cấy 7 ngày + Thời điểm 4: sau khi cấy 10 ngày

- Thời gian theo dõi: 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày sau khi thả rầy. - Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng rầy còn sống ở thời điểm theo dõi.

3.4.5.2. Xác định hiệu quả của phương pháp phun tiễn chân mạ đối với bệnh LSĐ trong phòng thí nghiệm

- Mục đích: Xác định hiệu quả của việc phun tiễn chân mạ để phòng trừ rầy lưng trắng đến tỷ lệ bệnh LSĐ.

- Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức được nhắc lại 3 lần, mỗi lần trong 1 xô nhựa.

STT Thời điểm nhiễm bệnh Công thức Đối chứng

1 Sau cấy 3 ngày DupontTM PexenaTM 106SC Không xử lý thuốc 2 Sau cấy 5 ngày DupontTM PexenaTM 106SC Không xử lý thuốc 3 Sau cấy 7 ngày DupontTM PexenaTM 106SC Không xử lý thuốc 4 Sau cấy 10 ngày DupontTM PexenaTM 106SC Không xử lý thuốc

- Thuốc trừ rầy: DupontTM PexenaTM 106SC liều lượng 0,3 l/ha.

- Phương pháp tiến hành: Giống lúa được ngâm ủ nảy mầm và gieo vào trong các khay nhựa kích thước (20 x 30 cm), mỗi khay ứng với một công thức.

- Khi cây mạ được 2-3 lá tiến hành phun thuốc tiễn mạ theo công thức trên. Sau 2 – 3 ngày phun thuốc tiến hành nhổ mạ cấy vào các xô nhựa, mỗi xô nhựa cấy 5 khóm, mỗi khóm cấy 2 dảnh mạ.

- Sau cấy tiến hành thả rầy lưng trắng tuổi 4-5 đã mang virus LSĐ vào các xô nhựa trên, mỗi xô nhựa thả 30 cá thể rầy lưng trắng, theo các thời điểm 3, 5, 7, 10, 14 ngày sau cấy.

- Thời gian theo dõi: ở các giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ; phân hóa đòng; đòng non; trỗ thoát.

- Chỉ tiêu theo dõi: Số dảnh lúa bị bệnh/tổng số dảnh.

3.4.5.3. Xác định hiệu quả của phương pháp phun tiễn chân mạ đối với bệnh LSĐ trên đồng ruộng

- Địa điểm: huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên

- Giống lúa thí nghiệm: Giống lúa đã từng nhiễm bệnh nặng tại địa phương. - Phương thức gieo cấy: Cấy.

- Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm diện hẹp gồm 3 công thức, nhắc lại 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh lùn sọc đen (rice black streaked dwarf virus) trên lúa tại văn lâm hưng yên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)