Phương pháp nghiên cứu mức độ nhiễm bệnh lùn sọc đen trên lúa và trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh lùn sọc đen (rice black streaked dwarf virus) trên lúa tại văn lâm hưng yên (Trang 39 - 40)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.3. Phương pháp nghiên cứu mức độ nhiễm bệnh lùn sọc đen trên lúa và trên

trên một số 1 số ký chủ phụ khác ( cỏ)

3.4.3.1. Phương pháp nhân nuôi nguồn rầy lưng trắng mang virus LSĐ.

- Thu thập rầy lưng trắng: Thu rầy ngồi đồng bằng ống hút sau đó thả vào các hộp nhựa (có lá, cây lúa hoặc mạ) đem về phịng thí nghiệm để phân loại.

- Nhân nguồn rầy lưng trắng: Sau khi phân loại riêng rầy lưng trắng được nhân nuôi trong các xơ nhựa hoặc các lồng mika có sẵn lúa khơng nhiễm bệnh LSĐ (tốt nhất lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ). Sau 3-5 ngày thay lúa 1 lần (hoặc chuyển rầy sang khay lúa khác để thu được nguồn rầy tương đồng về tuổi. Theo dõi rầy nở đến tuổi phù hợp thì triển khai các thí nghiệm trong phòng.

- Nhân nguồn cây lúa mang virus LSĐ: Thu cây lúa bị bệnh LSĐ cấy trong các xô nhựa có bao quanh bằng mika sau đó thả rầy lưng trắng tuổi 4-5 từ nguồn ni trong phịng thí nghiệm. Sau khi thả 5 ngày tiến hành chuyển toàn bộ số rầy này sang chậu có cấy lúa sạch bệnh ở giai đoạn đẻ nhánh để nhân nguồn cây lúa nhiễm virus LSĐ.

- Nhân nguồn rầy lưng trắng mang virus: Thu rầy lưng trắng tuổi 2 -3 từ nguồn nhân ni thả vào chậu có cấy cây lúa bị bệnh LSĐ, ni rầy lưng trắng trên chậu lúa này đến tuổi 4, tuổi 5 tiến hành thí nghiệm.

3.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu mức độ lây nhiễm bệnh lùn sọc đen trên lúa và trên một số một số ký chủ phụ khác (cỏ) trong phịng thí nghiệm.

- Trên lúa: giống bắc thơm số 7, BC15, TBR 225. - Trên cỏ: cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ chỉ.

* Phương pháp tiến hành: hạt giống sau khi ủ nảy mầm và được gieo vào cốc (mỗi loại hạt giống sử dụng là 10 cốc thí nghiệm)

Sau khi cây được 2-3 lá tiến hành lây nhiễm nguồn rầy lưng trắng mang virus LSĐ. Thả vào mỗi cốc 3 con rầy lưng trắng mang virus LSĐ.

Theo QCVN 01-166:2014/BNNPTNT quy chuẩn kỹ quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa.

Tiến hành theo dõi triệu chứng bệnh sau 7, 14, 21, 28 ngày sau khi thả rầy. Cấp độ nhiễm bệnh được phân cấp theo thang 3 cấp:

Cấp 1: Lá có biểu hiện nhăn nhẹ, lá màu xanh đậm hơn bình thường, cây chưa thấp lùn.

Cấp 2: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn.

Cấp 3: Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn, mặt sau phiến lá và đốt thân có u sáp cổ lá xếp xít nhau, lúa trỗ nghẹn đòng, hạt bị đen lép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh lùn sọc đen (rice black streaked dwarf virus) trên lúa tại văn lâm hưng yên (Trang 39 - 40)