Nghiên cứu biện pháp bón phân nhằm thúc đẩy quá trình ra hoa và tạo quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của một số chế phẩm đến năng suất, chất lượng một số dònggiống nhãn chín sớm trồng tại hưng yên (Trang 34 - 35)

tạo quả của nhãn.

Ngoài phương pháp bón phân vào đất, người ta có thể bón phân trực tiếp qua lá non, lộc non đều có sức hấp thụ phân bón mạnh và nhanh. Ở Trung Quốc, các loại phân bón qua lá thường dùng là urê, kali, dihydrogen, phosphate, supe lân, cloruakali...cách 10 – 15 ngày phun 1 lần.

Đặc biệt là lộc thu phát ra chồi muộn hoặc thế sinh trưởng của cây hơi kém, phun 0,3% urê, 0,3 – 0,4% kali hydrogen phôt phát thuận lợi cho lộc thu chuyển xanh nhanh và thành thục, nâng cao chất lượng lộc thu. Lộc thu sau khi thành thục phun kali hydrogen phôt phat có thể nâng cao hàm lượng kali trong lá, thuận lợi cho phân hoá mầm hoa, nâng cao tỷ lệ phát sinh chùm hoa .

Ở Việt Nam, các loại phân bón qua lá cũng đã được sử dụng với các loại phân như Master Grow, Rong biển, Komix, Superzin – K, Thiên nông, Bayfolan, Orgamin…và có hiệu quả khá rõ rệt giảm tỷ lệ rụng quả, tăng khối lượng quả, tăng năng suất, tăng độ sáng vỏ quả (Phạm Văn Côn, 2005).

Theo Nguyễn Thị Bích Hồng (2002), Vũ Mạnh Hải (2005), thì hai nhóm yếu tố là các loại phân bón lá và chế phẩm sinh học đều có tác động đến việc chống rụng quả non, tăng khối lượng quả và làm tăng năng suất của các giống nhãn.

Tóm lại: Các kết quả nghiên cứu về cây nhãn của các tác giả trên Thế giới

và ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc phát triển và nâng cao năng suất nhãn, đem lại hiệu quả kinh tế rất đáng kể cho con người. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm và phân bón lá khác nhau được bày bán, vì vậy những nghiên cứu để tìm ra được chế phẩm và phân bón lá tốt nhất để áp dụng rộng rãi vào thực tiễn là việc làm vô cùng cấp thiết.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của một số chế phẩm đến năng suất, chất lượng một số dònggiống nhãn chín sớm trồng tại hưng yên (Trang 34 - 35)