Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng quả của giống nhãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của một số chế phẩm đến năng suất, chất lượng một số dònggiống nhãn chín sớm trồng tại hưng yên (Trang 65 - 98)

nhãn PHS-2

Hàm lượng chất khô ở các công thức phun phân bón lá và công thức đối chứng tương đương nhau dao động trong khoảng 22,30-23,90%.

Hàm lượng đường tổng số của công thức phun Bortrac đạt cao nhất (đạt 17,88%), tiếp đó là công thức phun rong biển (đạt 17,84%), công thức phun Master grow đạt 17,79%, công thức đối chứng thấp nhất chỉ đạt 17,50%.

Hàm lượng axit tổng số của công thức 3 (phun Bortrac) đạt cao nhất 0,134%. Công thức 1, công thức 4 có hàm lượng axit tổng số bằn nhau đều đạt 0,121%. Công thức 2 có hàm lượng axit thấp nhất (0,094%).

Hàm lượng vitamin C ở công thức 2 và công thức 4 đạt cao nhất (48,64mg% và 48,63mg%), công thức 3 đạt 47,90mg%, công thức đối chứng đạt thấp nhất 47,72mg%.

Độ Brix ở tất cả công thức có sự sai khác đáng kể, các công thức phun phân bón lá có độ Brix đạt cao hơn công thức đối chứng và cao nhất là CT2 và CT3 (>21%), công thức đối chứng chỉ đạt 20,5%.

Như vậy việc phun phân bón lá tại 4 thời điểm: lộc thu thành thục, bắt đầu ra giò hoa, sau đậu quả 5-7 ngày, sau đậu quả 15-20 ngày sẽ làm cho số quả đậu/chùm, khối lượng quả và chất lượng quả tốt hơn. Đặc biệt làm cho chất lượng quả tăng (độ Brix cao hơn và tăng mùi vị).

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng quả

Công thức Chkhô ất (%) Đường tổng số (%) Axit tổng số (%) Vitamin C mg (%) Độ Brix (%) Cảm quan CT1 (ĐC) 22,30 16,50 0,121 43,18 20,5 Ít ngọt CT2 (Rong biển) 22,88 17,84 0,094 48,64 21,03 Ngọt đậm, vị thơm CT3 (Bortrac) 23,00 17,88 0,134 47,90 21,25 Ngọt đậm,vị thơm CT4 (Master Grow) 23,90 17,79 0,121 48,63 20,90 Ngọt đậm,vị thơm

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Các dòng/giống nhãn trong thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên:

Chỉ tiêu về sinh trưởng: Giống PHS-1 có đường kính tán và chu vi thân đạt cao nhất lần lượt là 3,7 m và 36,6 cm. Khả năng sinh trưởng lộc xuân cũng như lộc hè cao nhất trên giống PHS-2 với đường kính, chiều dài lộc xuân, lộc hè lần lượt là 8,5 mm; 9,2 mm và 24,6 cm; 26,9 cm.

Chỉ tiêu về hoa: Thời gian xuất hiện giò hoa, thời gian hoa nở rộ cũng như thời gian kết thúc nở hoa của dòng PHS-3 sớm hơn 5-7 ngày so với giống PHS-1 và PHS-2 với thời gian xuất hiện giò hoa từ 25/1-6/2, thời gian hoa nở rộ từ 2-10/3 và thời gian kết thúc nở hoa từ 1-10/4, trong đó giống PHS-1 và giống PHS-2 có đặc điểm ra hoa tương đương nhau. Giống PHS-1 có tổng số hoa/chùm và số quả khi thu hoạch đạt cao nhất lần lượt là 2.158,7 (hoa/chùm) và 31,9 (quả/chùm).

Chỉ tiêu về quả: khối lượng trung bình đạt từ 12,0-12,1 g, tỷ lệ cùi đạt 62,8-64,2%, năng suất dao động từ 26,5-28,5 kg/cây, độ Brix đạt 20,1-21,2% và thời gian thu hoạch từ 15/7-30/7.

Trong đó giống PHS-2 có chất lượng cùi tốt (64,2%), năng suất cao đạt 28,5 kg/cây và thời gian thu hoạch sớm hơn giống PHS-1 và dòng PHS-3 với thời gian thu hoạch từ 15/7 và kết thúc vào 25/7. Như vậy, trong 3 dòng/giống nhãn tham gia nghiên cứu thì giống PHS-2 có triển vọng nhất.

2. Xử lý GA3 ở các nồng độ 20 ppm, 30 ppm, 40 ppm và 50 ppm cho nhãn chín sớm PHS-2 có tác dụng hạn chế rụng quả non (với số quả 27,1 quả/chùm tăng lên 40,8 quả/chùm khi thu hoạch), từ đó làm tăng năng suất của giống từ 21,5 kg/cây lên 29,4 kg/cây. Trong đó khả năng giữ quả và năng suất cao nhất tại CT4 (phun GA3 40 ppm).

Ngoài ra, phun GA3 còn có tác dụng làm tăng phẩm chất quả lên rõ rệt, quả ngọt đậm, có vị thơm, trong đó công thức phun GA3 40 ppm cho chất lượng quả tốt nhất với tỷ lệ phần ăn được chiếm 66,1%, độ Brix đạt 21,19%, trong khi đó các công thức xử lý GA3 ở nồng độ 20ppm, 30ppm và 50ppm có tỷ lệ phần ăn được dao động trong khoảng 65-65,6%, độ Brix dao động trong khoảng 20,9-

21,02% và công thức đối chứng chỉ đạt 63,6% (tỷ lệ phần ăn được); 20,5% (độ Brix).

Như vậy việc xử lý GA3 có tác dụng tích cực đến khả năng giữ quả cũng như phẩm chất của nhãn chín sớm PHS2, trong đó nồng độ phun GA3 thích hợp nhất là 40ppm.

3. Phun các loại phân bón lá có tác dụng tốt đến năng suất và phẩm chất quả trong đó phun phân bón lá Bortrac là tốt nhất. Công thức phun phân bón lá Bortrac làm tăng tỷ lệ giữ quả sau thu hoạch từ 47,8% lên 53,4% và độ brix tăng từ 20,5% lên 21,25%. Các công thức phun rong biển và Master grow cũng cho khả năng giữ quả và độ brix cao hơn công thức đối chứng, kết quả lần lượt là 50,5%; 52,3% và 21,03%; 20,9%. Trong khi đó công thức đối chứng có khả năng giữ quả (27,1 quả/chùm) và độ Brix chỉ đạt 20,5%. Quả có vị ngọt đậm và mùi thơm nhẹ.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Cần mở rộng diện tích trồng các dòng/giống nhãn chín sớm: PHS-1, PHS-2, PHS-3 cho các vùng đồng bằng Bắc Bộ để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nguời sản xuất.

2. Sử dụng GA3 nồng độ 40ppm và phân bón lá Botrac vào giai đoạn ra hoa và đậu quả cho giống nhãn sớm PHS-2.

3. Bố trí một số các thí nghiệm khác nhau như cắt tỉa, bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh, xử lý ra hoa, … để hoàn thiện quy trình thâm canh cho các giống nhãn chín sớm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng việt:

1. Bùi Thị Mỹ Hồng, Trần Minh Trí và Nguyễn Minh Châu (2003). Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến sự rụng trái, năng suất và phẩm chất nhãn Xuồng Cơm Vàng. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau quả 2001 -2002. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hồ Chí Minh. tr. 50-80.

2. Báo cáo đánh giá kết quả nghiên cứu và định hướng phát triển cây ăn quả ở Việt Nam (2009), Bộ Nông nghiệp & PTNT.

3. Báo cáo chiến lược chọn tạo giống rau và cây ăn quả tại Viện Nghiên cứu Cây

ăn quả miền Nam giai đoạn 2008-2015 (2009). Viện Nghiên cứu Cây ăn quả, Miền Nam.

4. Lê Thị Khánh (2015). Giáo trình cây ăn quả. Trường Đại học Nông lâm Huế. 5. Ngô Hồng Bình, Bùi Quang Đãng và Nguyễn Thị Thu Hương (2015). Kết quả

nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu giống nhãn bằng phương pháp lai hữu tính. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2(22). tr. 45-46.

6. Ngô Hồng Bình, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Nghiêm, Bùi Quang Đãng, Khuất Hữu Trung, Đào Quang Nghị, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Bích Hồng, Trần Thị Dậu, Nguyễn Thị Hiền, Đặng Thu Hòa và Hà Quang Thưởng (2015). Nghiên cứu chọn tạo giống vải, nhãn năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía bắc.Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ. Viện nghiên cứu Rau quả, Hà Nội.

7. Ngô Hồng Bình, Nguyễn Thị Bích Hồng và Nguyễn Thị Hiền (2013). Nghiên cứu tuyển chọn và khảo nghiệm giống nhãn chín sớm tại Hưng Yên. Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam. 3(42). tr. 63-72.

8. Nguyễn Thị Hiền (2007). Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của một số hóa chất đến khả năng ra hoa, đậu quả của một số giống nhãn chín muộn trồng tại Gia Lâm- Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Nông Nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Mạnh Dũng (2001). Chăm sóc vải nhãn theo giai đoạn. Báo khoa học và

đời sống. 45.

10. Nguyễn Thị Bích Hồng (2002). Nghiên cứu áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao và ổn định năng suất nhãn. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

11. Phạm Văn Côn (2005). Các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển, ra hoa, kết quả cây ăn trái. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

12. Phạm Thị Hương (2008). Bài giảng cây ăn quả 1. Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội

13. Trần Thế Tục (2004).Cây nhãn: kỹ thuật trồng và chăm sóc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Tổng cục thống kê (2014). Số liệu thống kê tình hình sản xuất nhãn trên địa bàn cả nước.

15. Vũ Công Hậu (1987). Cây ăn trái miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh,

16. Vũ Công Hậu (1996). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hồ Chí Minh. tr. 359 - 373.

17. Vũ Mạnh Hải (2005). Báo cáo kết quả nghiên cứu, tuyển chọn và khảo nghiệm giống nhãn chín muộn HTM – 1. Viện nghiên cứu Rau quả, Hà Nội.

II. Tiếng anh

18. Hung N. Q. (2013). Overview of fruit production, marketing, and research and development system in vietnam, Việt Nam. Retrieved on 4 May 2015 at

http://www.fftc.agnet.org/library.php?func=view&id=20150804112243&type_id =

19. Jonathal H. C. and C. F. Balerdi (2001). The Longan in Florida. University of Florida Cooperative Extension Service, USA.

20. Narat H. and K. Phattaraporn (2013). Competitiveness of local agricalture the case of longan fruit trade bettween China and north of Thailand. The Irasec’s Discussion Papers Series, Southeast Asia. 15.

21. Quangzhou (2000). 1st international symposium on litchi and longan. Retrieved on 16 June 2015 at http://www.fao.org/docrep/003/x6908e/x6908 e0k.htm

22. Tachom C. (2005). Using of some plant growth regulators for increasing longan. Chiang Mai University, Chiang Mai. Retrieved on 20 Fabruary 2015 at http://agris.fao.org/agris-search/search.do?recordID=TH2006000014

23. Wong K. C. (2015). Food and agriculture organization of the united nations regional office for asia and the pacific bangkok, thailand. Retrieved on 15

december 2015 at

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM Hình ảnh lá kép của một số dòng/giống nhãn chín sớm.

Một số hình ảnh về hoa của giống nhãn chín sớm PHS-2

Hoa đực bắt đầu nở Hoa cái nở tiếp theo

Hình ảnh về quả một số dòng/giống nhãn chín sớm Hình ảnh quả giống nhãn chín sớm PHS-1

Quả nhãn ở công thức đối chứng và công thức phun GA3ở các nồng dộ khác nhau

Hình ảnh quả nhãn chín sớm PHS-2 phun nước lã

Hình ảnh quả nhãn chín sớm PHS-2 phun GA3 nồng độ 20ppm

Hình ảnh quả nhãn chín sớm PHS-2 phun GA3 nồng độ 30ppm

Hình ảnh quả nhãn ở các công thức phun phân bón lá

Hình ảnh quả nhãn chín sớm PHS-2 phun GA3 phân bón lá Bortrac

Hình ảnh quả nhãn chín sớm PHS-2 phun GA3 phân bón lá rong biển

PHỤ LỤC 2: XỬ LÝ SỐ LIỆU

4.3. Khả năng sinh trưởng lộc xuân, lộc hè, lộc đông của các giống nhãn thí nghiệm *) Đường kinh lộc xuân

BALANCED ANOVA FOR VARIATE LX FILE CAYNHAN 15/ 4/** 12:50

--- PAGE 1 Phan tich ket qua duong kinh loc xuan cua mot so giong nhan chin som kieu C

VARIATE V003 LX LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIOGN$ 2 3.36889 1.68444 116.62 0.000 2 * RESIDUAL 6 .866665E-01 .144444E-01

--- * TOTAL (CORRECTED) 8 3.45556 .431944

--- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CAYNHAN 15/ 4/** 12:50

--- PAGE 2 Phan tich ket qua duong kinh loc xuan cua mot so giong nhan chin som kieu C

MEANS FOR EFFECT GIOGN$

--- -- GIOGN$ NOS LX g1 3 7.50000 g2 3 8.50000 g3 3 7.03333 SE(N= 3) 0.693888E-01 5%LSD 6DF 0.240027 --- --

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CAYNHAN 15/ 4/** 12:50

--- PAGE 3 Phan tich ket qua duong kinh loc xuan cua mot so giong nhan chin som kieu C

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIOGN$ | (N= 9) --- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | LX 9 7.6778 0.65722 0.12018 1.6 0.0001

4.3.1 Đường kính lộc hè

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK FILE KIMANH 12/ 4/** 23:10

--- PAGE 1

Phan tich ket qua duong kinh loc he cua cac giong nhan thi nghiem

VARIATE V003 DK

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 2 4.13167E-01 2.06583E-01 10.75 0.011 2 * RESIDUAL 6 1.15333E-01 1.92222E-02 ---

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của một số chế phẩm đến năng suất, chất lượng một số dònggiống nhãn chín sớm trồng tại hưng yên (Trang 65 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)