Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển và thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của một số chế phẩm đến năng suất, chất lượng một số dònggiống nhãn chín sớm trồng tại hưng yên (Trang 36)

thời gian thu hoạch của 3 dòng/giống nhãn chín sớm PHS-1, PHS-2, PHS-3. 3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 (gibberellin acid) đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất của giống nhãn chín sớm PHS-2.

3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất của giống nhãn chín sớm PHS-2. hoa, đậu quả và năng suất của giống nhãn chín sớm PHS-2.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thí nghim 1: Nghiên cu đặc đim nông sinh hc ca 3 dòng/ging chín sm PHS-1, PHS-2 và PHS-3

- Thí nghiệm được bố trí trên vườn nhãn đã được trồng sẵn, mỗi dòng/giống là một công thức thí nghiệm, mỗi công thức theo dõi 2 cây với 3 lần nhắc lại (tổng số 6 cây/công thức).

Thí nghiệm 2: Nghiên cu nh hưởng ca GA3 (gibberellin acid) đến kh năng ra hoa, đậu qu, năng sut, phm cht ca ging nhãn chín sm PHS-2.

Thí nghiệm gồm 5 công thức CT1: Phun nước lã (Đối chứng) CT2: Phun GA3 ở nồng độ 20ppm CT3: Phun GA3 ở nồng độ 30ppm CT4: Phun GA3 ở nồng độ 40ppm CT5: Phun GA3 ở nồng độ 50ppm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên CRD, mỗi công thức theo dõi 2 cây, 3 lần nhắc lại (tổng số 6 cây/ công thức)

Thời điểm xử lý GA3 (4 đợt): lộc thu thành thục, bắt đầu ra giò hoa, sau đậu quả 5-7 ngày, sau đậu quả 15-20 ngày.

Phương pháp xử lý: Pha dung dịch mẹ GA3 với nước lã để được nồng độ thích hợp (20 ppm; 30 ppm; 40 ppm và 50 ppm), pha xong tiến hành phun lên toàn bộ bề mặt tán cây ngay khi trời râm mát, với lượng 5lit/cây.

Thí nghim 3: Nghiên cu nh hưởng ca mt s loi phân bón lá đến kh năng ra hoa, đậu qu và năng sut ca ging nhãn chín sm PHS-2

Thí nghiệm gồm 4 công thức CT1: Nước lã (Đối chứng)

CT2: Rong biển 95% nồng độ 0,5g/lít

CT3: Phân vi lượng Bortrac nồng độ 1,5 ml/lít CT4: Master– Grow nồng độ 0,8 ml/lít

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên CRD, mỗi công thức theo dõi 2 cây, 3 lần nhắc lại (tổng số 6 cây/ công thức)

Thời điểm phun phân bón lá (4 đợt): lộc thu thành thục, bắt đầu ra giò hoa, sau đậu quả 5-7 ngày, sau đậu quả 15-20 ngày.

Phương pháp xử lý: cho lượng phân bón lá đã cân đong vào bình khuấy cho tan hết và phun ướt trên bề mặt tán cây ngay khi trời râm mát với lượng 5lit/cây.

*) Các chỉ tiêu theo dõi

*) Chỉ tiêu về thân tán: Mỗi công thức đo 6 cây

- Chiều cao cây (m): đo từ mặt đất lên tới đỉnh ngọn.

- Đường kính tán (m): đo hai chiều Đông Tây-Nam Bắc và lấy số trung bình. - Chu vi gốc (cm): đo cách mặt đất 20 cm.

*) Các chỉ tiêu về lá: chọn những lá đã thành thục ở tầng giữa của tán cây, mỗi công thức quan sát, đo đếm 30 lá kép và 30 lá chét/giống

- Số lá chét/lá kép (lá): đếm toàn bộ tổng số lá chét/lá kép. - Chiều dài lá kép (cm): đo từ cuống lá kép đến đỉnh của lá chét

- Chiều dài cuống lá kép (cm): đo từ cuống đến điểm đầu của lá chét. - Số đôi gân lá (đôi): đếm tổng số đôi gân chính trên lá chét.

- Chiều dài lá chét (cm): đo từ cuống lá chét đến chóp lá. - Chiều rộng lá chét (cm): đo tại điểm rộng nhất của lá.

- Chiều dài cuống lá chét (cm): đo từ cuống đến phần thịt của lá. - Hình dạng lá chét.

- Màu sắc lá chét. - Độ dày lá chét.

*) Các chỉ tiêu về lộc của các dòng/giống: Quan sát và đo đếm trên 30 cành lộc/giống

- Số đợt lộc/năm: đếm số đợt lộc xuất hiện trong năm.

+ Thời gian xuất hiện lộc: được tính khi 10% số cành/cây bật lộc. + Thời gian kết thúc lộc: được tính khi 90% số cành/cây bật lộc. - Kích thước của các đợt lộc: được đo khi các cành lộc đã thành thục + Chiều dài cành lộc (cm): đo từ điểm đầu đến cuối cành.

+ Đường kính cành lộc (cm): đo cách vị trí tiếp giáp với lộc cũ 2 cm. - Màu sắc các lộc non.

*) Các chỉ tiêu về hoa: Quan sát và đo đếm trên 10 chùm hoa/công thức.

- Thời gian bắt đầu nở hoa được tính khi 10% số hoa/cây nở.

- Thời gian kết thúc nở hoa: được tính khi có 90% số hoa/cây đã tàn. - Số lượng hoa/chùm: theo dõi 30 chùm/giống.

- Số hoa cái + hoa lưỡng tính (hoa)

- Chiều dài chùm hoa (cm): đo từ cuống đến điểm mút cuối của chùm hoa. - Chiều rộng chùm hoa (cm): đo tại điểm rộng nhất của chùm hoa.

*) Các chỉ tiêu về thành phần cơ giới của quả

- Các chỉ tiêu về tỷ lệ đậu quả được theo dõi trên 30 chùm/công thức. - Số quả đậu sau tắt hoa: số quả đếm được sau khi kết thúc quá trình nở hoa.

Tổng số quả đậu sau tắt hoa

Tỷ lệ đậu quả ban đầu (%) = x 100 Tổng số hoa cái + hoa lưỡng tính

+ Tỉ lệ đậu quả sau tắt hoa: 15, 30, 45, 60 ngày và khi thu hoạnh Số quả trên chùm khi thu hoạch + Tỷ lệ đậu quả sau thu hạch (%)= x 100

Số quả đậu ban đầu

*) Các chỉ tiêu về khối lượng quả: được đo đếm trên 30 quả/giống

- Khối lượng quả (gram)

- Đường kính quả (cm): Đo ở đoạn giữa theo chiều ngang

- Chiều cao quả (cm): Đo ở đoạn giữa theo chiều dọc từ đỉnh đến trôn quả - Đặc điểm cùi quả

Khối lượng quả - Khối lượng (vỏ + hạt)

- Tỷ lệ cùi (%) = x 100

Khối lượng quả - Năng suất quả/ cây (kg/cây)

- Các chỉ tiêu về vỏ và hạt: + Màu sắc vỏ và hạt

+ Chiều cao hạt (mm): Đo ở đoạn giữa theo chiều dọc + Đường kính hạt (mm): Đo ở đoạn giữa theo chiều ngang

- Chỉ tiêu về chất lượng: Phân tích trong phòng thí nghiệm kết hợp với đánh giá bằng cảm quan: Đường tổng số (%), axit tổng số (%), vitamin C (mg/ 100g cùi), độ khô (%), độ Brix (%).

- Xác định hàm lượng đường tổng số theo phương pháp Bectrand - Vitamin C theo phương pháp Tillman

- Axit tổng số theo phương pháp chuẩn độ

- Chất khô theo phương pháp sấy đến trọng lượng không đổi - Brix: đo trên máy Refractometer (chiết quang kế).

Tất cả đều được đo tại Phòng kiểm nghiệm chất lượng - Viện nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.

*) Phương pháp xử lý số liệu.

Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình Microsoft Excel 2010 và IRRISTAT 5.0

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC DÒNG/GIỐNG NHÃN CHÍN SỚM CHÍN SỚM

4.1.1. Khả năng sinh trưởng của các dòng/giống nhãn chín sớm

Sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc. Từ đó ta có thể xây dựng quy trình thâm canh thích hợp cho mỗi giống. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của 3 dòng/giống nhãn chín sớm được trồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Một sốđặc điểm về khả năng sinh trưởng và phát triển của các dòng/giống nhãn chín sớm Dòng/Giống Tuổi cây (năm) Chiều cao cây (m) Đường kính tán (m) Chu vi thân (cm) Hình dạng tán cây PHS-1 5 3,2 3,7 36,6 Hình tròn PHS-2 5 3,4 3,5 33,2 Hình bán cầu PHS-3 5 3,1 3,2 31,7 Hình tròn

Các cây thí nghiệm là cây 5 năm tuổi, được nhân giống bằng phương pháp ghép đoạn cành. Các dòng/giống nhãn theo dõi đang trong giai đoạn sinh trưởng rất tốt.

Bảng 4.1 cho thấy: cùng tuổi cây nhưng các dòng/giống nhãn ghép có chiều cao cây, đường kính tán và chu vi thân khác nhau. Giống nhãn PHS-2 có chiều cao cây đạt cao nhất (3,4 m). Dòng PHS-3 có chiều cao thấp nhất (3,1 m). Mặc dù, chiều cao cây chỉ đạt 3,2 m nhưng giống PHS-1 lại có đường kính tán và chu vi thân cao nhất lần lượt là 3,7 m và 36,6 cm.

Hình dạng tán cây của 2 dòng/giống nhãn sớm PHS-1 và PHS-3 có dạng hình tròn. Riêng giống PHS-2 có dạng hình bán cầu.

4.1.2. Thời gian xuất hiện, kết thúc và màu sắc các đợt lộc của các dòng/giống nhãn chín sớm dòng/giống nhãn chín sớm

Năm 2015 cả 3 dòng/giống nhãn thí nghiệm đều có 5 đợt lộc. Trong đó lộc xuân, lộc hè, lộc đông mỗi loại lộc có 1đợt lộc, riêng lộc thu có 2 đợt lộc.

Về lộc xuân, dòng PHS-3 xuất hiện lộc sớm nhất ngày 17/2 và kết thúc lộc vào 30/3. Giống PHS-1 xuất hiện lộc muộn nhất là ngày 3/3/2015 và kết thúc vào ngày 18/4.

Thời gian xuất hiện lộc hè khá đồng đều giữa các dòng/giống từ 10/5 đến 15/5 và kết thúc lộc vào 17/6 đến 25/6.

Lộc thu đợt 1 bắt đầu xuất hiện từ 3-10/8 và kết thúc vào khoảng 30/8- 15/9. Lộc thu đợt 2 xuất hiện trong vòng 10 ngày (từ 22/9 đến 3/10) và kết thúc trong vòng 12 ngày (từ 20/10 đến 31/10).

Thời gian xuất hiện lộc đông từ 28/11 đến 10/12 và kết thúc 15/1/2016 đến 27/1/2016. Như vậy, thời gian xuất hiện lộc đông từ tháng 12 năm trước và kết thúc vào cuối tháng 1 năm sau.

Màu sắc lộc của các dòng/giống có sự khác biệt rất rõ, đây là một chỉ tiêu quan trọng để phân biệt các dòng/giống nhãn, giống PHS-1 có lộc màu xanh đỏ, giống PHS–2 lộc non có màu xanh vàng, dòng PHS-3 có lộc non màu xanh tím.

Như vậy thời gian từ khi xuất hiện đến kết thúc mỗi đợt lộc của các dòng/giống khoảng hơn 1 tháng.

30

Bảng 4.2. Thời gian xuất hiện và kết thúc lộc xuân, lộc hè, lộ thu, lộc đông của các dòng/giống nhãn chín sớm

Dòng/Giống Lộc xuân (ngày/tháng) Lộc hè (ngày/tháng) Lộc thu 1 (ngày/tháng) Lộc thu 2 (ngày/tháng) Lộc đông (ngày/tháng) Màu sắc Thời gian Xuất hiện Kết thúc Xuất hiện Kết thúc Xuất hiện Kết thúc Xuất hiện Kết thúc Xuất hiện Kết thúc PHS-1 3- 10/3 13-18/4 10 - 15/5 19-25/6 4-10/8 8-18/9 1-3/10 21-31/10 2-10/12 15-27/1/2016 Xanh đỏ PHS-2 20-28/2 3-10/4 10 - 15/5 19-25/6 3-6/8 30/8-8/9 22-26/9 20-26/10 28/11- 6/12 20-23/1/2016 Xanh vàng PHS-3 17-27/2 20-30/3 12 – 10/5 17-21/6 4-10/8 8-15/9 1-3/10 25-31/10 1-3/12 18-20/1/2016 Xanh tím download by : skknchat@gmail.com

Bảng 4.3. Khả năng sinh trưởng lộc xuân, lộc hè, lộc đông của các dòng/giống nhãn chín sớm Dòng/ Giống Lộc xuân Lộc hè Lộc đông Đường kính (mm) Chiều dài (cm) Đường kính (mm) Chiều dài (cm) Đường kính (mm) Chiều dài (cm) PHS 1 7,5 a 22,7 b 8,1 b 25,1 b 5,9 a 18,8 a PHS 2 8,5 b 24,6 a 9,2 a 26,9 a 5,7 a 18,6 a PHS 3 7,0 c 21,8 b 7,6 b 26,6 ab 5,7 a 18,8 a LSD0.05 0,24 1,6 0,88 1,5 0,78 1,0 CV% 1,6 2,1 5,3 2,9 6,8 2,7

Kết quả bảng số liệu 4.3 cho thấy:

Về lộc xuân: Đường kính lộc xuân của các dòng/giống có sự sai khác rõ rệt. Giống PHS-2 có đường kính đạt cao nhất là 8,5 mm, tiếp đến giống PHS-1 có đường kính đạt 7,5 mm. Thấp nhất là dòng PHS-3, với đường kính lộc xuân chỉ đạt 7 mm. Cũng giống như đường kính, chiều dài lộc xuân của giống PHS-2 đạt cao nhất với chiều dài lúc này là 24,6 cm. Giống PHS-1 và dòng PHS-3 đạt thấp hơn và tương đương nhau, với chiều dài lộc xuân dao động trong khoảng 21,8-22,7 cm. Lộc hè: Chiều dài lộc hè không có sự khác biệt lớn giữa các dòng/giống. Chiều dài, đường kính lộc hè của giống PHS-2 lớn nhất, lần lượt là 26,9 cm và 9,2 mm. Giống PHS-1 và dòng PHS-3 có đường kính và chiều dài lộc đạt tương đương.

Lộc đông: Chiều dài và đường kính lộc đông của 3 dòng/giống nhãn không có sự sai khác và đều thấp hơn so với lộc xuân, lộc hè và lộc thu trong cùng một năm. Nguyên nhân là do thời tiết lạnh lại khô hanh nên không thuận lợi cho sinh trưởng lộc. Với đường kính và chiều dài lộc đông dao động trong khoảng lần lượt là 5,7-5,9 mm và 18,6-18,8 cm.

Bảng 4.4. Khả năng sinh trưởng lộc thu của các dòng/giống nhãn chín sớm

Dòng/Giống

Đợt lộc thu thứ nhất Đợt lộc thu thứ hai

Đường kính

(mm) Chi(cm) ều dài Đườ(mm) ng kính Chi(cm) ều dài

PHS-1 5,6 b 22,6 a 5,2 b 19,2 b

PHS-2 6,2 a 21,1 b 5,9 a 20,7 a

PHS-3 6,1 a 20,6 c 5,6 ab 19,9 b

LSD0.05 0,22 0,24 0,30 0,58

CV% 1,90 1,30 1,90 2,70

Nhìn vào bảng số liệu 4.4 ta thấy lộc thu của các dòng/giống nhãn chín sớm sinh trưởng khá đồng đều. Đường kính trong đợt lộc thu thứ nhất dao động trong khoảng 5,6-6,2 mm và đường kính đợt lộc thứ hai dao động trong khoảng 5,2-5,9 mm. Như vậy đường kính lộc thu ở các dòng/giống nhãn thí nghiệm là tương đương nhau ở mỗi đợt ra lộc.

Chiều dài đợt lộc thu thứ 2 có sự sai khác ở các dòng/giống. Giống PHS-1 có chiều dài lộc thu ở đợt 1 cao nhất 22,6 cm và giống PHS-2 có chiều dài lộc thu cao nhất ở đợt 2 (20,7 cm).

4.1.3. Các chỉ tiêu về kích thước và đặc điểm lá của các dòng/giống nhãn chín sớm chín sớm

Cây ăn quả nói chung và cây nhãn nói riêng có khả năng sinh trưởng tốt. Cây có bộ rễ khoẻ có khung tán lớn sẽ có khả năng quang hợp mạnh để tích luỹ nhiều chất dinh dưỡng cho cây tạo tiền đề cho năng suất cao và chất lượng quả tốt. Kết quả nghiên cứu về kích thước và đặc điểm lá được thể hiện qua bảng 4.5.

Nhãn có lá thuộc loại lá kép lông chim có nhiều lá chét. Các dòng/giống khác nhau có số lá chét khác nhau, qua bảng 4.5 ta thấy giống PHS-1 có số đôi lá chét thấp nhất đạt 4,8 đôi, dòng PHS-3 đạt 5,1 đôi và cao nhất là dòng PHS-3 đạt 5,4 đôi.

Giống PHS-2 có chiều dài lá kép lớn nhất (37 cm). Giống PHS-1 và PHS- 2 có chiều dài lá kép tương đương nhau, dao động trong khoảng 29,6-30,9 cm. Chiều rộng lá kép không có sự sai khác giữa các công thức, với chiều dài lá kép của giống PHS-1, PHS-2, PHS-3 lần lượt là 19,1 cm; 22,6 cm và 22,2 cm.

Chiều dài cuống lá kép có sự khác nhau giữa các dòng/giống. Chiều dài cuống lá kép cao nhất đạt 9,9 cm của dòng PHS-3, lớn hơn 2,8 cm so với chiều dài cuống lá kép của giống PHS-1 chỉ đạt 7,1 cm.

Mặc dù dòng PHS-3 có chiều dài lá chét cao nhất đạt 16,6 cm nhưng lại có chiều rộng lá chét thấp nhất chỉ đạt 3,5 cm. Ngược lại, giống PHS-1 có chiều dài lá chét thấp nhất là 14,4 cm nhưng lại có chiều rộng lá chét cao nhất đạt 4,5 cm.

Số đôi gân lá của các dòng/giống dao động trong khoảng từ 11,5 cm đến 16,1 cm.

Đặc điểm lá cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phân biệt các dòng/giống nhãn. Đây là đặc điểm rất đặc trưng của các dòng/giống. Giống PHS- 1 có lá có màu xanh nhạt, mỏng, hơi bóng, phiến lá phẳng, phần gần cuống của lá chét bị lẹm 1 phía, đuôi lá tù. Giống PHS-2 lá màu xanh đậm, dày, ít bóng, phiến lá hơi lượn sóng, đuôi lá nhọn. Dòng PHS-3 lại có lá dày, màu xanh nhạt, ít bóng, phiến lá hẹp, chóp lá nhọn, lá chét thuôn dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của một số chế phẩm đến năng suất, chất lượng một số dònggiống nhãn chín sớm trồng tại hưng yên (Trang 36)