Bảng 4.13. Thời gian thu hoạch của các dòng/giống nhãn chín sớm
Dòng/Giống Thời gian bắt đầu thu hoạch (ngày/tháng/năm) Thời gian kết thúc thu hoạch (ngày/tháng/năm) PHS 1 22/7/2015 30/7/2015 PHS 2 15/7/2015 25/7/2015 PHS 3 20/7/2015 27/7/2015
Theo báo cáo của Nguyễn Thị Bích Hồng (Nghiên cứu chọn tạo giống vải, nhãn năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía bắc) thì các giống nhãn chín muộn và chính vụ như PH-M99-1.1; PH-M99-1.2; HTM-1, HTM-2 ... Hiện nay đang cho năng suất rất tốt với khối lượng quả dao động từ 12,0-13,5 g/quả và năng suất trung bình đạt 28-32 kg/cây (cây 5 năm tuổi). Tuy nhiên, thời gian thu hoạch của các giống nhãn chính vụ và nhãn chín muộn dao động từ 5/8-30/8, đây là thời gian nhãn chín tập trung khiến giá bán nhãn bị giảm sút đáng kể.
Qua bảng số liệu 4.13 ta thấy giống PHS-1, PHS-2 và dòng PHS-3 cho thời gian thu hoạch rất sớm (sớm hơn so với các giống đại trà từ 15-20 ngày). Với thời gian bắt đầu thu hoạch vào giữa tháng 7 và kết thúc thu hoạch vào giữa tháng cuối tháng 7. Thời gian bắt đầu thu hoạch sớm nhất là giống PHS-2 vào ngày 15/7, giống PHS-1 và dòng PHS-3 có thời gian thu hoạch muộn hơn khoảng 5-7 ngày. Thời gian kết thúc thu hoạch của các dòng/giống nhãn chín sớm dao động từ 25/7- 30/7/2105.
4.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GA3 NỒNG ĐỘ KHÁC NHAU
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG NHÃN CHÍN SỚM PHS-2
Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ rõ sử dụng phân bón dinh dưỡng qua lá, chất điều hoà sinh trưởng NAA, IAA, GA3, KCIO3....và các nguyên tố vi lượng đã có kết quả tốt trên cây vải, hồng, nhãn…làm tăng khả năng đậu quả nên năng suất tăng cao. Những tác động đó còn ảnh hưởng và thay đổi phẩm chất nông sản thu hoạch.
GA3 ngăn cản quá trình rụng của cơ quan thực vật (lá, hoa, quả) làm chậm quá trình chín, quá trình già hoá của các cơ quan và toàn cây, kích thích sinh trưởng kéo dài thân, lóng, kích thích sự nẩy mầm của hạt, củ. Do vậy, GA3 là một trong những chất điều tiết sinh trưởng có ứng dụng hiệu quả trong sản xuất cây nông nghiệp.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 ở các nồng độ 20ppm, 30ppm, 40ppm, 50ppm đến giống nhãn chín sớm PHS-2 tại xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên chúng tôi thu được kết quả như sau.
4.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng giữ quả của nhãn chín sớm PHS-2. sớm PHS-2.
Quá trình ra hoa đậu quả là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất của cây nhãn, tất cả mọi tác động về cơ giới hay hoá học đều nhằm mục đích năng
cao yếu tố cấu thành năng suất. Qua bảng 4.14 cho ta thấy sau khi tắt hoa số quả non đậu trên chùm có sự sai khác giữa các công thức. Trong đó, công thức 4, phun GA3 nồng độ 40ppm đạt số quả đậu/chùm khi tắt hoa là cao nhất (75,7 quả/chùm), thấp nhất là công thức 1 (đối chứng – phun nước lã) chỉ đạt 56,7 quả/chùm. Các công thức phun GA3 ở nồng độ 20ppm, 30ppm và 50ppm có số quả đậu/chùm dao động từ 63,5-66,5 quả/chùm.
Sau 15 ngày số quả/chùm ở các công thức giảm đi đáng kể và số quả trên chùm cao nhất vẫn là công thức 4, phun GA3 nồng độ 40ppm (57,5 quả/chùm). Các công thức còn lại có số quả sau 15 ngày dao động trong khoảng 44,4-50,4 quả/chùm. Như vậy chỉ sau 15 ngày trung bình mỗi chùm giảm đi 15,4 quả/chùm.
Trong cả 5 công thức thì số quả đậu/chùm sau tắt hoa 30,45,60 ngày tiếp tục giảm nhưng ở công thức 4, phun GA3 nồng độ 40ppm luôn cho kết quả tốt nhất. Với số quả đậu trên chùm sau 15, 30, 45, 60 ngày tương ứng với 49,7; 46,8 và 41,5 quả/chùm. Công thức 1 (đối chứng) luôn đạt số quả đậu/chùm thấp nhất, sau 30,45,60 ngày tương đương với 37,3; 30,9 và 28,8 quả/chùm.
Chỉ tiêu số quả đậu/chùm khi thu hoạch của công thức phun GA3 nồng độ 40ppm đạt cao nhất với 40,8 quả/chùm. Công thức phun GA3 nồng độ 20ppm đạt 32,1 quả/chùm. Công thức phun GA3 nồng độ 30ppm đạt 34,5 quả/chùm, công thức phun GA3 nồng độ 50ppm đạt 33 quả/chùm, công thức đối chứng đạt số quả thấp nhất (27,1 quả/chùm).
Đến khi thu hoạch, tỷ lệ giữ quả của công thức phun GA3 nồng độ 40ppm đạt cao nhất là 53,9%, cao hơn 6,1% so với công thức có tỷ lệ giữ quả thấp nhất là công thức đối chứng (47,8%). Các công thức phun GA3 nồng độ 20ppm, 30ppm và 50ppm có tỷ lệ giữ quả so với công thức đối chứng cũng cao hơn với tỷ lệ dao động trong khoảng 50,2-52%.
Như vậy, việc phun GA3 đã có tác dụng tích cực đến khả năng giữ quả của cây trong khoảng thời gian từ 15 đến 60 ngày khi đậu quả, đây được xem là giai đoạn rụng quả non nhiều nhất. Sau giai đoạn 60 ngày hiện tượng này vẫn còn nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
44
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của nồng độ GA3đến khả năng giữ quảở các công thức thí nghiệm qua các ngưỡng thời gian khác nhau (số quả/chùm)
Công thức
Số quảđậu/chùm sau tàn hoa (quả/chùm)
Số quảđậu/chùm (quả) Số quả/chùm trước thu hoạch
Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày Số quả
(quả) Tỷ lệ giữ quả so với ban đầu (%) CT1 (Đ/C) 56,7 44,4 37,3 30,9 28,8 27,1 c 47,8 CT2 (20ppm) 64 47,2 40,3 36,8 34,5 32,1 b 50,2 CT3 (30ppm) 66,5 50,4 41,5 37,3 35,8 34,5 b 51,9 CT4 (40ppm) 75,7 57,5 49,7 46,8 41,5 40,8 a 53,9 CT5 ( 50ppm) 63,5 49,9 40,2 36,1 34,8 33 b 52,0 LSD0.05 1,32 3,8 CV% 1,10 6,5 download by : skknchat@gmail.com
Hình 4.2. Ảnh hưởng của nồng độ GA3đến khả năng giữ quả của nhãn chín sớm PHS-2
4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ GA3đến động thái tăng trưởng quả của nhãn chín sớm PHS-2 chín sớm PHS-2
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 tới động thái tăng trưởng quả của nhãn chín sớm PHS-2
Đơn vị: mm
Công thức
Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày
Chiều cao quả Đường kính quả Chiều cao quả kính quĐường ả Chiều cao quả Đường kính quả Chiều cao quả kính quĐường ả CT1 10,7 6,6 12,9 9,5 14,5 13,5 16,9 16,3 CT2 10,8 6,7 13,0 10,5 14,6 13,9 17,1 16,5 CT3 10,9 6,8 13,1 10,3 14,5 14,1 18,5 17,0 CT4 11,2 7,0 13,4 10,6 15,2 15,4 19,6 17,5 CT5 10,8 6,9 12,9 10,1 14,8 14,9 18,7 16,9
Qua bảng 4.15 cho ta thấy các công thức có phun GA3 có tốc độ phát triển quả mạnh hơn so với công thức đối chứng (phun nước lã). Sau đậu quả 15 ngày chiều cao quả dao động từ 10,7 mm đến 11,2 mm, đường kính quả dao động 6,6- 7,0 mm.
Ở các công thức sau 15 ngày và sau 30 ngày quả nhãn phát triển mạnh về chiều cao, vì vậy chiều cao lớn hơn đường kính khoảng 3-4 mm. Sau 60 ngày cùi quả đã dần hình thành và tốc độ phát triển khá đều. Công thức 4 phun GA3 ở nồng độ 40 ppm cho chỉ tiêu về chiều cao và đường kính quả cao nhất, lần lượt là 19,6 mm và 17,5 mm. 4.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến thành phần cơ giới quả của giống nhãn PHS-2 Bảng 4.16. Ảnh hưởng của GA3 tới thành phần cơ giới quả Công thức Khối lượng quả (g) Chiều cao quả (cm) Đường kính quả (cm) Cao hạt (cm) Đường kính hạt (cm) Khối lượng vỏ+hạt (g) Tỷ lệ phần ăn được (%) Năng suất (kg/cây) CT1 11,8 a 2,9 2,8 1,2 1,6 4,3 63,6 21,5 d CT2 12,1 a 3,0 2,8 1,2 1,6 4,2 65,3 24,2 c CT3 12,2 a 3,1 2,9 1,3 1,7 4,2 65,6 27,3 b CT4 12,4 a 3,2 3,0 1,4 17 4,2 66,1 29,4 a CT5 12,3 a 3,1 2,9 1,3 1,8 4,3 65,0 28,4 ab LSD0.05 0,7 1,63 CV% 2,6 3,4
Số liệu bảng 4.16 cho thấy khối lượng quả của CT4 (phun GA3 nồng độ 40 ppm) đạt cao nhất là 12,4 g. Các công thức còn lại có khối lượng quả dao động trong khoảng từ 11,8-12,3 g.
Công thức 4 có các chỉ tiêu về đường kính và chiều cao quả đạt cao hơn so với các công thức khác (đường kính quả là 3,0 cm; chiều cao quả là 3,2 cm), công thức 2 (phun GA3 ở nồng độ 20 ppm) cùng công thức đối chứng (phun nước lã) đạt thấp nhất và tương tự nhau (đường kính là 2,8 cm ở cả 2 công thức; chiều cao quả dao động trong khoảng 2,9-3,0 cm).
Về tỷ lệ phần ăn được: cao nhất là CT4 phun GA3 nồng độ 40 ppm với tỷ lệ phần ăn được đạt 66,1% cao hơn 2,5% so với công thức có tỷ lệ phần ăn được thấp nhất là đối chứng (63,6%). Các công thức sử dụng GA3 ở các nồng độ khác (20 ppm, 30 ppm và 50 ppm) có tỷ lệ cùi dao động trong khoảng 65,3-65,6%.
Năng suất kg/cây giữa các công thức có sự sai khác. CT4 có năng suất đạt cao nhất 29,4 kg/cây, cao hơn 7,9 kg/cây so với công thức đối chứng (phun nước lã) có năng suất thấp nhất (21,5 kg/cây). Các công thức phun GA3 ở nồng độ 20 ppm, 30 ppm và 50 ppm đều có năng suất cao hơn công thức đối chứng với năng suất đạt lần lượt là 24,2 kg/cây; 27,3 kg/cây và 28,4 kg/cây.
Như vậy khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng GA3 đã làm tăng khối lượng quả và công thức phun GA3 ở nồng độ 40 ppm đạt cao nhất.
4.2.4. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 khác nhau đến chất lượng quả giống nhãn chín sớm PHS-2 nhãn chín sớm PHS-2
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của GA3 tới một số chỉ tiêu chất lượng quả
Công thức Chất khô (%) Đường tổng số (%) Axit tổng số (%) Vitamin C mg (%) Độ Brix (%) CT1(đ/c) 22,30 16,50 0,121 43,18 20,5 CT2 22,97 17,70 0,094 46,18 20,9 CT3 23,06 17,71 0,107 47,90 21 CT4 23,70 17,94 0,094 47,45 21,19 CT5 22,94 17,82 0,121 47,79 21,02
Qua phân tích thành phần sinh hóa cho thấy hàm lượng chất khô trong quả giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác không nhiều và gần tương đương nhau so với công thức đối chứng. Với hàm lượng chất khô dao động trong khoảng 22,30-23,70%.
Hàm lượng đường tổng số ở công thức phun GA3 nồng độ 40 ppm (CT4) cho hàm lượng đường tổng số cao nhất (17,94%). Các công thức còn lại có hàm lượng đường tổng số dao động trong khoảng 16,50-17,82%.
Hàm lượng axit tổng số đạt cao nhất 0,121% thuộc về CT5 (GA3 nồng độ 50 ppm) và công thức đối chứng. Các công thức còn lại có hàm lượng axit tổng số nằm trong khoảng 0,094-0,107%.
Độ Brix của các công thức phun GA3 so với công thức đối chứng có sự sai khác. Độ brix của công thức đối chứng chỉ đạt 20,5% thấp hơn 0,69% so với công thức có độ brix cao nhất là CT4 (21,19%). Các CT2 (GA3 nồng độ 20
ppm), CT3 (GA3 nồng độ30 ppm), CT5 (GA3 nồng độ 50 ppm) có độ brix lần lượt là 20,9%; 21%; 21,02%
Kết luận: Phun GA3 cho cây nhãn tại 4 thời điểm: lộc thu thành thục, bắt đầu ra giò hoa, sau đậu quả 5-7 ngày, sau đậu quả 15-20 ngày có tác dụng làm tăng số quả đậu/chùm, tăng kích thước quả, tỷ lệ cùi và chất lượng quả.
Việc sử lý GA3 ở các nồng độ khác nhau cho cây nhãn hầu như không làm cho các chỉ tiêu như hàm lượng chất khô, hàm lượng axit tổng số và hàm lượng Vitamin C thay đổi, nhưng làm cho hàm lượng đường tổng số, độ brix và mùi vị của quả nhãn thay đổi. Đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng đối với phẩm chất của nhãn. Nồng độ phun GA3 thích hợp nhất là 40 ppm.
4.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG NHÃN CHÍN SỚM PHS-2 4.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến đến khả năng giữ quả của giống nhãn chín sớm PHS-2
Qua bảng 4.18 và hình 4.3 ta thấy số quả đậu/chùm sau tắt hoa ở các công thức có sự sai khác. Phun Bortrac có số quả/chùm sau tắt hoa đạt cao nhất 74,7 quả/chùm. Phun Master-Grow đạt 72,5 quả/chùm, phun rong biển đạt 66,2 quả/chùm, công thức đối chứng (phun nước lã) có số quả đậu/chùm thấp nhất (56,7 quả/chùm). Số quả rụng nhiều nhất sau giai đoạn tắt hoa là 15 ngày, đây là giai đoạn rụng sinh lý mạnh nhất, do trong quá thụ phấn, thụ tinh không gặp thuận lợi và do yếu tố dinh dưỡng. Tại thời điểm 60 ngày sau tắt hoa, số quả/chùm ở công thức Bortrac vẫn đạt cao nhất 43,8 quả/chùm, phun Master- Grow đạt 42,5 quả/chùm. Tại thời điểm khi thu hoạch phun Bortrac đạt cao nhất 39,9 quả/chùm với tỷ lệ giữ quả so với ban đầu là 53,4%. Phun Master-Grow đạt 37,9 quả/chùm với tỷ lệ giữ quả so với ban đầu là 52,3%. Phun rong biển đạt 33,4 quả/chùm với tỷ lệ giữ quả so với ban đầu là 50,5%. Công thức đối chứng (phun nước lã) thấp nhất 27,1 quả/chùm với tỷ lệ giữ quả chỉ đạt 47,8%.
Như vậy khi sử dụng các loại phân bón lá có tác dụng tốt để giữ quả trên chùm, trong đó sử dụng phân bón lá Bortrac có kết quả tốt nhất.
49
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng giữ quả của giống nhãn chín sớm PHS-2
Công thức Số quảđậu/chùm sau tàn hoa (quả/chùm)
Số quảđậu/chùm (quả) Số quả/chùm trước thu hoạch
Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày Số quả (quả) Tỷ lệ giữ quả so với ban đầu (%) CT1 (ĐC) 56,7 d 44,4 37,3 30,9 28,8 27,1 c 47,8 CT2 (Rong biển) 66,2 c 52,9 44,3 39,8 36,5 33,4 b 50,5 CT3 (Bortrac) 74,7 a 59,4 50,5 47,3 43,8 39,9 a 53,4 CT4 (Master Grow) 72,5 b 56,5 48,7 45,8 42,5 37,9 a 52,3 LSD0.05 2,06 2,34 CV% 4,6 3,60 download by : skknchat@gmail.com
Hình 4.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng giữ quả của giống nhãn chín sớm PHS-2
4.3.2. Ảnh hưởng một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng quả của nhãn chín sớm PHS-2 nhãn chín sớm PHS-2
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của một số loại phân bón tới động thái tăng trưởng quả của nhãn chín sớm PHS-2
Đơn vị: mm
Công thức
Sau 15 ngày Sau 30 ngày Sau 45 ngày Sau 60 ngày
Chiều cao quả Đường kính quả Chiều cao quả Đường kính quả Chiều cao quả Đường kính quả Chiều cao quả Đường kính quả CT1 (ĐC) 10,7 6,6 12,9 9,5 14,5 13,5 16,9 16,3 CT2 (Rong biển) 10,8 6,6 13,0 9,9 14,6 14,1 17,6 16,9 CT3 (Bortrac) 11 6,8 13,5 10,2 15,1 14,2 17,9 17,0 CT4 (Master Grow) 10,9 6,7 13,6 10,4 15,0 13,9 17,5 17,2
Qua bảng 4.19 cho ta thấy các công thức có phun phân bón lá có tốc độ phát triển quả mạnh hơn so với công thức đối chứng. Sau 15 ngày rụng hoa, chiều cao quả dao động từ 10,7 mm đến 11 mm. Đường kính quả dao động 6,6 mm đến 0,6,8 mm. Sau 30 ngày thì ở CT4 phun Master-Grow có tốc độ phát triển quả nhanh hơn so với các công thức khác. Tuy nhiên, sau 45 ngày công thức phun Botrac lại có chiều và đường kính quả đạt cao nhất lần lượt là 15,1 mm và 14,2 mm. Sau 60 ngày chiều cao và đường kính quả ở các công thức dao động trong khoảng 16,9-17,9 mm và 16,3 -17,0 mm.
Như vậy phun phân bón lá làm tốc độ phát triển quả mạnh hơn so với đối chứng.
4.3.3 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thành phần cơ giới quả
của giống nhãn PHS-2
Qua bảng số liệu 4.20 ta thấy:
Chỉ tiêu về khối lượng quả: khối lượng quả ở tất cả các công thức tương đương nhau, với khối lượng dao động trong khoảng 11,8-12,3g.
Chiều cao và đường kính quả ở công thức đối chứng (phun nước lã) và các công thức sử dụng phân bón lá dao động trong các khoảng lần lượt là 2,9-3,1 cm và 2,8-3,0 cm.
Chiều cao, đường kính hạt ở các công thức là tương đương nhau. CT2, CT3, CT4 đều có chiều cao hạt là 1,3 cm và đường kính hạt dao động trong khoảng 1,2-1,3 cm.
Có khối lượng vỏ và hạt nặng hơn các công thức khác (4,3g) nhưng khi