Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu vàbiểu mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 25 - 27)

2.2.3.1. Tác nhân gây bệnh

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô do Infectious Hypodermal and

Họ Parvoviridae.

Giống Brevidensovirus.

IHHVN là virus gây bệnh trên tôm có hệ gen nhỏ nhất, kích thước hệ gen là 4,1kb. Vật chất di truyền của virus là DNA sợi đơn, không có màng bao.

2.2.3.2. Đặc điểm dịch tễ

Bệnh IHHN xuất hiện lần đầu tiên năm 1981 ở Hawaii và nhanh chóng lan sang các nước châu Mỹ và châu Á. Mặc dù bệnh không gây chết nghiêm trọng trên tôm nhưng làm giảm khả năng tăng trưởng của tôm lên đến 30% và gây ra hội chứng còi cọc dị hình.IHHN làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi thu hoạch tôm có kích cỡ nhỏ, không đồng đều và dị hình.

IHHN được ghi nhận ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm nuôi. Virus này có thể tấn công ở các cơ quan như mang, biểu mô, mô liên kết, cơ quan tạo máu, cơ quan bạch huyết, tuyến râu…Mầm bệnh lây truyền theo cả chiều dọc và chiều ngang. Lây lan theo chiều ngang khi tôm khỏe ăn thịt tôm nhiễm IHHNV hoặc lây truyền qua nguồn nước. Khả năng lây lan theo chiều dọc từ bố mẹ sang con thông qua trứng bị nhiễm IHHNV.

2.2.3.3. Dấu hiệu bệnh lý

Theo Bell and Lightner (1984) thì biểu hiện chung khi 3 loài tôm

P.stylirostris, P. vannamei, P.monodon nhiễm IHHNV là hội chứng dị hình, còi

cọc. Biểu hiện riêng của từng loài như sau:

Khi tôm P.stylirostris nhiễm IHHNV dạng cấp tính, tôm nổi lên mặt nước, xoay tròn rồi chìm xuống đáy, bỏ ăn, hôn mê, xuất hiện chấm lốm đốm ở lớp vỏ ngoài, cơ đục, tỷ lệ chết cao. Biểu hiện về mặt mô học là sự hoại tử, viêm sưng lớp biểu mô dạ dày, ruột, mang, cơ, hệ thần kinh, mô liên kết và mô tạo máu, đồng thời xuất hiện thể vùi Cowdry loại A trong nhân của những tế bào trên (Lightner et al., 1983).

Đối với tôm P.vannamei thì IHHNV không gây tỷ lệ chết cao như

P.stylirostris nhưng tôm chậm lớn, dị hình, còi cọc (Kalagayanet al., 1991). Tôm

giống chậm phát triển, dị hình, râu quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Tuy vậy, khi tôm mới nhiễm bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng(Bell and Lightner, 1984). Phân tích mô bệnh học cho thấy có sự xuất hiện thể vùi Cowdry

loại A ở tế bào thần kinh, tuyến râu, lớp biểu bì dưới vỏ, mô tạo máu nhưng không tìm thấy ở tổ chức lympho cũng như cơ tim (Kalagayan et al., 1991).

Tôm sú P.monodon khi nhiễm IHHNV lúc sắp chết thường chuyển sang màu xanh, cơ phần bụng mờ đục (Lightner et al., 1983). P. monodon ở Philippin khi nhiễm bệnh chậm phát triển, còi cọc, riêng tôm đực thì chất lượng tinh dịch bị suy giảm(Primavera and Quinitio, 2000).Ở Thái Lan chưa có đánh giá vềmức độ ảnh hưởng của IHHNV trên tôm sú (Chayaburakul et al., 2005).

2.2.3.4. Phương pháp chẩn đoán

Dựa vào dấu hiệu bệnh lý. Xét nghiệm PCR.

Quan sát tế bào tuyến râu, mang, biểu mô dưới vỏcủa tôm trên tiêu bản cắt mô nhuộm màu Hematoxylin &Eosin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 25 - 27)