TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN TÔM NUÔI NƯỚC LỢ Ở VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 27 - 31)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN TÔM NUÔI NƯỚC LỢ Ở VIỆT

NAM.

2.3.1. Bệnh đốm trắng

Năm 2012, dịch bệnh đốm trắng xuất hiện tại 120 xã thuộc 54 huyện của 19 tỉnh, thành làm tổng diện tích bị bệnh là 8.734 ha.

Năm 2013, dịch bệnh đốm trắng xuất hiện tại 282 xã thuộc 95 huyện của 28 tỉnh, thành làm tổng diện tích bị bệnh là 12.351 ha. So với số liệu cùng kỳ năm 2012 cho thấy dịch bệnh đốm trắng tăng 3.617 ha, tương đương khoảng 1,4 lần.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, dịch bệnh đốm trắng xuất hiện tại 233 xã thuộc 65 huyện của 21 tỉnh, thành làm tổng diện tích bị bệnh là 18.321 ha. So với cả năm 2013, phạm vi dịch đã xuất hiện gần tương đương, nhưng diện tích bệnh lại cao hơn 5.970 ha, gấp khoảng 1,5 lần.

Như vậy có thể thấy dịch bệnh đốm trắng có chiều hướng gia tăng mạnh qua các năm.

Trong năm 2015, bệnh đốm trắng xảy ra ở 242 xã, 78 huyện, thị xã thuộc 23 tỉnh, thành phố. Tổng diện tích bị bệnh là 5.093,06 ha, trong đó diện tích tơm sú bị bệnh là 3.324,20 ha và tơm thẻ chân trắng là 1.768,86 ha. Tơm bệnh có độ tuổi từ 6 - 160 ngày sau thả. Diện tích ni thâm canh và bán thâm canh bị bệnh

là 3.578,28 ha còn lại là quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa. Tỉnh Cà Mau có diện tích bị bệnh đốm trắng cao nhất, sau đó là tỉnh Sóc Trăng.

Trong năm 2016, diện tích tơm sú bị bệnh là 1.861,43 ha; tôm thẻ bị bệnh là 1.782,48 ha. Tơm bệnh có độ tuổi từ 10-120 ngày sau thả. Diện tích ni thâm canh và bán thâm canh bị bệnh là 2.636,2 ha; diện tích ni quảng canh, quảng canh cải tiến bị bệnh là 856,82 ha; cịn lại là các hình thức ni tơm khác bị bệnh là 150,89 ha. Tỉnh Trà Vinh có diện tích bị bệnh đốm trắng lớn nhất (chiếm 21,06% tổng diện tích bị bệnh đốm trắng của cả nước, chủ yếu là diện tích ni quảng canh, quảng canh cải tiến), sau đó đến tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và các địa phương khác. So với cùng kỳ năm 2015, bệnh tăng về phạm vi 18 xã (tương đương 7,14%) nhưng diện tích bị bệnh giảm 31,73%.

Một số nhận xét về dịch bệnh đốm trắng tại Việt Nam:

Bệnh đốm trắng xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng tập trung từ tháng 4 đến tháng 9. Nguyên nhân là do khoảng thời gian này là mùa ni tơm chính vụ.

Bệnh xuất hiện ở hầu hết ở các vùng nuôi tôm, trong đó các vùng ni tơm trọng điểm tại vùng ĐBSCL bị thiệt hại nặng nhất.

Bệnh xuất hiện trên cả hai đối tượng ni chính là tôm chân trắng và tôm sú.

Trong các năm gần đây diện tích tơm bệnh đốm trắng tăng do một số nguyên nhân sau:

Việc diệt giáp xác và an toàn sinh học chưa được triệt để.

Người ni chú trọng đến phịng bệnh gan tụy nhiều hơn, dùng nhiều chất diệt khuẩn để diệt khuẩn định kỳ cho nước nuôi, điều này dễ làm cho tôm sốc và bùng phát bệnh, dùng nhiều kháng sinh cho tơm để phịng bệnh hoại tử gan tụy cấp cũng làm giảm sức đề kháng của tôm với bệnh.

Mật độ vi khuẩn Vibrio cao trong mơi trường ao ni có thể liên quan đến hiện tượng đồng cảm nhiễm bệnh đốm trắng.

Điều kiện thời tiết cho nhiều biến động, ý thức người nuôi về xử lý bệnh chưa tốt: nước ao bệnh đốm trắng có thể vẫn được thải ra ngồi khơng qua xử lý triệt để.

Bảng 2.3. Tổng hợp dịch bệnh đốm trắng trên tôm trong 3 năm 2014-2016.

Các thông số so sánh Thời gian so sánh

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tỉnh có dịch 23 23 25

Số huyện có dịch 76 81 85

Số xã có dịch 265 252 281

Tổng diện tích bị bệnh (ha) 23.872,78 5.337,64 3.892,38

2.3.2. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

Bệnh HTGT gây thiệt hại nặng trên cả tôm sú và tơm thẻ chân trắng. Tơm có thể bị nhiễm bệnh trong suốt chu kỳ nuôi, tập trung nhiều ở giai đoạn 20 - 45 ngày sau khi thả nuôi.

Năm 2012, dịch bệnh HTGT cấp tính xuất hiện tại 192 xã thuộc 52 huyện của 16 tỉnh, thành làm tổng diện tích bị bệnh là 28.005 ha. Năm 2013, dịch bệnh HTGT xuất hiện tại 199 xã thuộc 59 huyện của 19 tỉnh, thành làm tổng diện tích bị bệnh là 5.875 ha. So với năm 2012, dịch bệnh HTGT tăng khơng đáng kể về phạm vi có dịch, nhưng tổng diện tích chỉ bằng khoảng 21%

Trong 9 tháng đầu năm 2014, dịch bệnh HTGT xuất hiện tại 224 xã thuộc 59 huyện của 22 tỉnh, thành với tổng diện tích bị bệnh là 5.119 ha. So với cả năm 2013, dịch đã xuất hiện ở phạm vi nhiều hơn, nhưng diện tích bệnh lại chỉ bằng 87%, khoảng 5.119 ha. So với năm 2012, phạm vi có dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn, nhưng tổng diện tích bị bệnh chỉ bằng khoảng 18%. Như vậy, diện tích bị bệnh HTGT có chiều hướng giảm sau 3 năm

Năm 2015, bệnh HTGT xảy ra tại 29 xã, 76 huyện, thị xã thuộc 22 tỉnh, thành phố. Tổng diện tích thiệt hại là 9.103,53 ha. So sánh cùng kỳ năm 2014 thì số diện tích tơm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tăng.

Trong năm 2016, bệnh xảy ra tại 299 xã của 82 huyện, thị xã thuộc 25 tỉnh, gồm: Quảng Ninh, TP. Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Tổng diện tích bị bệnh là 6.032,68 ha, chiếm 0,9% diện tích ni tơm, trong đódiện tích ni tơm sú bị bệnh là 2.456,44 ha; tôm thẻ chân trắng bị bệnh là 3.576,24 ha. Tơm bệnh có độ tuổi từ 2-127 ngày sau thả. Diện tích ni thâm canh và bán thâm canh bị bệnh là 5.087,55 ha; nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến bị bệnh là 779,59 ha; cịn lại ni theo các hình thức khác là 165,54 ha. Tỉnh Bạc Liêu có diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy cấp lớn nhất (chiếm 21,81% tổng diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy cấp của cả nước), sau đó đến Sóc Trăng, Cà Mau và các địa phương khác.So năm 2015, bệnh tăng về phạm vi 02 xã (tương đương 0,67%) nhưng diện tích bị bệnh giảm 35,96%.

Bảng 2.4. Tổng hợp dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tơm trong 3 năm 2014-2016.

Các thông số so sánh Thời gian so sánh

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tỉnh có dịch 22 23 25

Số huyện có dịch 63 80 84

Số xã có dịch 237 297 307

2.3.3. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mơ

Năm 2014: Diện tích tơm ni mắc bệnh là 1.211 ha. Bệnh IHHN xảy ra tại các tỉnh Sóc Trăng (1.200,87 ha), Bình Thuận (0,2 ha), TT Huế (0,8 ha), Bến Tre (6,42 ha) và Tp. Hải Phòng (3 ha).

Năm 2015: Diện tích tơm ni mắc bệnh là 41,67 ha. Bệnh xảy ra tại các tỉnh Bến Tre (37,82 ha), Sóc Trăng (1,35 ha), TT Huế (1 ha), TP. Hải Phòng (0,8 ha) và TP. Hồ Chí Minh (0,7 ha).

Năm 2016: Diện tích tơm ni mắc bệnh là trên 27,41 ha tôm thương phẩm nuôi thâm canh và bán thâm canh tại Bà Rịa-Vũng Tàu (1,95 ha trong đó có 0,3 ha giống), Tp. Hồ Chí Minh (0,45 ha), Bến Tre (9,81 ha), Ninh Thuận (0,8 ha), Sóc Trăng (14 ha) và Cà Mau (0,4 ha) bị bệnh.

Bảng 2.5. Tổng hợp dịch bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô trên tôm trong 3 năm 2014-2016

STT Thông số so sánh Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Số tỉnh có dịch 2 4 5

2 Số huyện có dịch 2 8 10

3 Số xã có dịch 3 24 24

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 27 - 31)