Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 31 - 35)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH ĐỐM TRẮNG, BỆNH HOẠ

2.4.1. Nghiên cứu trong nước

2.4.1.1.Bệnh đốm trắng

Theo Bùi Quang Tề (2003), từ năm 1993-1994 đến nay bệnh đốm trắng trên tôm thường xuất hiện ở các vùng nuôi tôm ven biển từ nuôi quảng canh đến nuôi thâm canh, bệnh đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm.

Ở các tỉnh ven biển phía Nam từ năm 1993-1994, hiện tượng tôm chết hàng loạt trên tôm sú nuôi được xác định trên ba loại bệnh: bệnh MBV(Monodon Baculovirus), bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng (Tạp chí Thơng tin KHCN và Kinh tế Thủy sản số 4, 2004).

Từ năm 1996 đến năm 2003, tơm ni thương phẩm ở Khánh Hịa và các địa phương khác trong cả nước chịu tác hại rất lớn của bệnh đốm trắng. Bệnh này xảy ra hàng năm, trên diện rộng, có những vụ ni 80% diện tích ni tơm ở một địa phương bị thất thu hay thu hoạch sớm ngoài dự kiến (Bộ Thủy sản, 2003).

Bùi Quang Tề và cộng sự (2001) đã điều tra 483 hộ nuôi tôm sú thuộc 2 huyện của 8 tỉnh ven biển phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Kết quả cho thấy, có 166 hộ (34,3%) có tơm ni và tơm cua tự nhiên đã mang mầm bệnh đốm trắng và có 169 hộ (34,99%) có tơm chết vì bệnh đốm trắng. Năm 2003,Bùi Quang Tề và cộng sự phân tích bệnh WSSV bằng kỹ thuật PCR của 145 mẫu tôm sú và tôm chân trắng nuôi ở các tỉnh ven biển miền Bắc (Quảng Ninh, Hải Phịng, Nam Đinh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh) và tôm giống (postlarvae) đưa từ Quảng Nam, Đà

Nẵng chuyển ra Bắc. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh đốm trắng của tôm giống đưa từ Quảng Nam, Đà Nẵng chuyển ra là 23,08%, tôm sú ni thương phẩm ở các tỉnh phía Bắc là 26,92%; tôm chân trắng là 13,33% (Tạp chí Thông tin KHCN và Kinh tế Thủy sản số 4, 2004).

Theo báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2003, cả nước có 546.757 ha ni tơm nước lợ thương phẩm, trong đó diện tích có tơm ni bị bệnh và chết là 30.083 ha. Các tỉnh, thành ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang có tới 29.200 ha ni tơm bị chết nhiều, chiếm 97,06% diện tích có tơm bị chết trong cả nước. Bệnh xảy ra với tôm chủ yếu là bệnh đốm trắng, bệnh MBV, bệnh do vi khuẩn

Vibrio. Kết quả kiểm tra bệnh ở tơm giống nhập về Hải Phịng và Quảng Ninh

trong năm 2003 do Trạm nghiên cứu NTTS nước lợ thực hiện cho thấy tỷ lệ nhiễm virus gây bệnh đốm trắng từ 25 - 46,6%, trung bình 38,9%. Theo số liệu từ Trung tâm Quan trắc mơi trường và cảnh báo dịch bệnh khu vực phía Bắc (Viện nghiên cứu NTTS I), Thanh Hóa có hơn 40% diện tích ni tơm bị bệnh, trong đó phần lớn thường là bệnh đốm trắng. Bệnh này tập trung ở vùng nuôi tôm công nghiệp như Khu công nghiệp Hoằng Phụ, với 70/110 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh. Ở Hà Tĩnh, trong số 150 ha ni tơm bị bệnh, có 67 ha bị bệnh đốm trắng, trong đó 27 ha có tơm ni bị chết. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu NTTS II, tại các tỉnh Nam bộ, tỷ lệ nhiễm bệnh đốm trắng trên mẫu tơm 7 có biểu hiện bệnh thu ở đầm nuôi quảng canh cải tiến là 56%. Những ngày đầu năm 2004, tại nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã xảy ra tình trạng tơm ni bị chết do virus gây bệnh đốm trắng gây nên và bệnh này lây lan nhanh ngay từ đầu vụ. Hiện nay, bệnh đốm trắng vẫn đang diễn ra và đã gây nhiều tổn thất cho nhiều hộ dân tại các tỉnh này (Tạp chí Thủy sảnsố 3, 2004).

2.4.1.2.Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

Tình hình dịch bệnh đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam, đây là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu khoa học thuỷ sản. Để giải quyết vấn đề thực tiễn này đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về bệnh tôm sú và tôm thẻ chân trắng của Việt Nam được tiến hành.

Vì bệnh HTGT khơng rõ ngun nhân nên các nghiên cứu tập trung vào: xây dựng định nghĩa bệnh; xây dựng bản đồ dịch tễ; xác định, đánh giá vai trị của các yếu tố vơ sinh (nhiệt độ, độ mặn, H2S, NO2, thuốc bảo vệ thực vật); xác

định vai trò của yếu tố hữu sinh (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, tảo độc và bacteriophage); xác định sự liên quan của chế phẩm sinh học và thức ăn đối với bệnh HTGT.

Lý Thị Thanh Loan (2003), đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vi sinh vật gây bệnh quan trọng như nhóm Vibrio, MBV, WSSV trên tơm sú ni ở các mơ hình khác nhau tại các tỉnh ĐBSCL. Khi xác định tần số xuất hiện của

Vibriosis trong các hệ thống ni, kết quả cho thấy các lồi gây bệnh thường gặp

gồm: V. parahaemolyticus, V. harveyi và V. alginolyticus chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn những lồi khác trong các mẫu phân tích.

Nghiên cứu về bệnh Vibriosis ở tơm thì theo một số tác giả, những lồi

gây bệnh cho tơm là: V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificus, V. splendidus, V. alginolyticus, V. anguilarum và V. damsela gây bệnh phát sáng, đỏ

thân và ăn mịn vỏ ki tin. Những lồi này thường là tác nhân cơ hội; khi tôm bị sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus, nấm, ký sinh trùng thì chúng sẽ tấn cơng gây bệnh, làm tơm chết rải rác tới hàng loạt.

Theo Bùi Quang Tề và cs. (2004), tơm ni ngồi ao khi bị bệnh do

Vibrio thì có hiện tượng nổi lên mặt ao, dạt bờ, bơi kéo đàn; tôm ở trạng thái hôn

mê, lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn. Có sự biến đổi màu đỏ hay màu xanh, vỏ mềm và xuất hiện các vết hoại tử, ăn mòn trên vỏ, các phần phụ bị mòn gẫy hoặc cụt dần.Tác giả cho rằng tác nhân gây ra là do các loài V. parahaemolyticus, V.

harveyi, V. vulnificu và V. anguillarum. Cịn ở tơm sú ấu trùng V.

alginolyticusgây ra bệnh đỏ thân, với các dấu hiệu xuất hiện các điểm đỏ ở gốc

râu, vùng đầu ngực, thân và các phần phụ của ấu trùng.

Trong các hệ thống nuôi thủy sản, vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao, bể theo một số con đường bao gồm nguồn nước, dụng cụ dùng, tôm mẹ, tôm giống và thức ăn tươi sống; hoặc chúng có thể nằm sẵn trên thành bể, dưới đáy ao. Trong bể ương ấu trùng thì mật độ Vibrio tăng theo thời gian ni, tầng đáy cao hơn tầng mặt, do đó khi xiphơng tầng đáy có tác dụng giảm mật độ Vibrio trong bể ương.

Việc nghiên cứu sử dụng các chất kích thích hệ miễn dịch cho tôm cũng đã được quan tâm.Zipfel et al. (2004) đã thử nghiệm nâng cao khả năng miễn dịch của tôm sú (P. monodon) đối với vi khuẩn V. parahaemolyticus bằng cách sử dụng các hợp chất chiết xuất từ một loại tảo biển (Sargassum wightii) phối

hợp vào thức ăn cho tơm, kết quả cho thấy tơm có khả năng miễn dịch cao (tỉ lệ sống 83%). Đây là nghiên cứu mở đầu để sử dụng nguồn thực vật tự nhiên dồi dào ở biển thay thế cho một số chất kích thích miễn dịch được lấy từ động vật. Yeh and Chen (2008) đã thử nghiệm dùng các hợp chất chiết xuất từ cây cỏ biển (Chondrus crispus) để tiêm cho tôm chân trắng (L. vannamei), sau đó cảm nhiễm

V. alginolyticus lên tơm, kết quả cho thấy tơm có khả năng miễn dịch với loại vi

khuẩn này.

Mặc dù tác nhân gây bệnh đã được biết từ năm 2013 nhưng hiện nay vẫn chưa có một giải pháp triệt để cho bệnh này. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp sử dụng kháng sinh để trị bệnh và hiện tượng kháng kháng sinh của V. parahaemolyticus cũng đã được ghi nhận. Kết quả điều tra và thu mẫu trên 60

nông hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu của Viện Nghiên cứu NTTS II cho thấy 68,9% nơng hộ cho biết có sử dụng kháng sinh, trong đó 62% sử dụng kháng sinh với mục đích trị bệnh đã và đang xảy ra tại ao nuôi và 38% ao nuôi sử dụng kháng sinh để phịng bệnh. Có rất nhiều loại kháng sinh được ghi nhận qua điều tra trong đó nhiều nhất là Oxytetracycline, Doxycylin và Enrofloxacine.

2.4.1.3.Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu vàbiểu mô

Kể từ khi IHHNV được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp loại vào một trong những virus gây thiệt hại đến nghề nuôi tôm, đặc biệt là tôm xanh và tôm thẻ chân trắng, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến loại virus này. Tuy nhiên, trên tôm sú ni ở ĐBSCL nói riêng và ở Việt Nam nói chung, chỉ có ít nghiên cứu liên quan đến việc phát hiện IHHNV nhiễm trên tơm sú và đặc tính di truyền cũng như phân bố của chúng.

Bùi Quang Tề (2003) đã phân tích mơ bệnh học gan tụy của tơm sú ở Sóc Trăng thấy xuất hiện các thể vùi của IHHNV nhưng tỉ lệ cảm nhiễm cịn thấp.

Có một vài nghiên cứu gần đây vềđặc điểm di truyền của IHHNV như nghiên cứu đánh giá về tần suất xuất hiện IHHNV trên tôm sú ở một số lượng mẫu rất hạn hẹp, 307 mẫu (tỷ lệ nhiễm 160/307 tương đương 52,12%), cũng như phân tích trình tự bộ gen của virus (An và cs., 2009; Hùng và cs., 2009). Các thông tin về sự hiện diện của IHHNV và tác động lên tôm sú nuôi ở Việt Nam vẫn chưa được làm rõ. Hiện tại chỉ có 1 nghiên cứu giải trình tự bộ gen chủng

IHHNV thu nhận từ mẫu tôm ở Bạc Liêu, kết quả cho thấy bộ gen IHHNV từ mẫu nghiên cứu này có kích thước 3815 bp, có độ tương đồng cao nhất 98% với chủng IHHNV phân lập ở Đài Loan, 97% với chủng IHHNV Thái Lan (An và cs., 2009). Tuy nhiên, do sự du nhập tôm bố mẹ từ nhiều nguồn khác nhau nên rất có thể sự đa dạng về di truyền của các chủng IHHNV truyền nhiễm hiện diện tại ĐBSCL. Sự thiếu hiểu biết về IHHNV trong hệ thống nuôi tôm sú tại Việt Nam đang gây khó khăn trong việc chọn lựa phương pháp xét nghiệm để kiểm sốt chất lượng tơm ni.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 31 - 35)