Nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 35 - 39)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4.2.Nghiên cứu trên thế giới

2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH ĐỐM TRẮNG, BỆNH HOẠ

2.4.2.Nghiên cứu trên thế giới

2.4.2.1. Bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng đã bùng phát ở nhiều khu vực nuôi tôm trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á. Bệnh đã gây tỷ lệ chết cao và gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm công nghiệp ở Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Ấn Độ. Trong thời gian từ1994 - 1995, virus gây bệnh đốm trắng đã gây chết hầu hết tôm nuôi (P. monodon; P. indicus) dọc theo bờ biển phía Đơng Ấn Độ và phía Tây Ấn Độ (Tạp

chí thơng tin KHCN và Kinh Tế Thủy Sản, số 4 – 2004).

Theo Nguyễn Văn Hảo (2004), bệnh đốm trắng xuất hiện đầu tiên tại Bắc Á vào năm 1992 – 1993, đồng thời nhanh chóng lan rộng khắp khu vực châu Á và thế giới nhất là các nước có hình thức ni tôm công nghiệp thâm canh. Dịch bệnh đốm trắng được phát hiện lần đầu tiên tại Đài Loan vào năm 1992, Trung Quốc (1993), Nhật Bản (1994), sau đó là các nước Indonesia, Thái Lan, Ma-lai- xi-a, Ấn Độ, Băng-la-det, Hoa Kỳ (1995) gây tổn thất nghiêm trọng về sản lượng tôm nuôi.

Ở Thái Lan, dịch bệnh đốm trắng bùng nổ đã làm giảm sản lượng tôm nuôi từ 225.000 tấn năm 1995 xuống 160.000 tấn năm 1996 làm thiệt hại trên dưới 500 triệu USD. Ở các nước Châu Á bệnh gây thiệt hại khoảng 3 tỷ USD mỗi năm (Nguyễn Văn Hảo, 2000).

Thực tế hiện nay ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, bệnh đốm trắng được xem là phổ biến và nguy hiểm nhất vì vậy hầu hết các nghiên cứu đều tập trung ngăn ngừa sự lan nhiễm và bùng nổ bệnh đốm trắng ở các ao nuôi (Nguyễn Văn Hảo, 2000).

2.4.2.2. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

Theo Alday-Sanz et al.(2002), Vibriosis là bệnh vi khuẩn có liên quan đến tỷ lệ chết ở tôm nuôi trên toàn thế giới. Sự nhiễm vi khuẩn Vibriothường xuất

hiện trong các trại sản xuất giống, nhưng dịch bệnh lại hay xảy ra ở ao nuôi tơm. Sự bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra khi các yếu tố môi trường gây nên sự nhân lên nhanh chóng mật độ vi khuẩn đã nhiễm ở mức thấp trong máu tôm hoặc do sự xâm nhập của vi khuẩn vào rào cản vật chủ.

Nghiên cứu về tác nhân gây bệnh Vibrio ở tôm sú (P.monodon),

Jiravanichpaisal et al. (1995) cho rằng có 2 con đường xâm nhập của vi khuẩn là xâm nhập vào gan tụy và xâm nhập vào biểu mô phụ. Sự xâm nhập theo con đường gan tụy lại rất mạnh và thường xảy ra ở giai đoạn ấu trùng và tôm giống, trong khi đó sự xâm nhập theo đường biểu mô phụ xảy ra chủ yếu trên tơm trưởng thành. Điều này là bởi vì ở giai đoạn tơm trưởng thành, hoạt động kháng khuẩn có thể mạnh ở ống gan tụy (Stewart, 1980). Theo Anderson (1988), khi bề mặt cơ thể tôm bị tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập qua con đường này.

Khi nghiên cứu về bệnh Vibrio trong các trại sản xuất tôm giống, Adams (1991) và nhiều tác giả khác cho rằng: Tôm ấu trùng và hậu ấu trùng khi bị nhiễm khuẩn nặng có thể gây hiện tượng phát sáng và chết hàng loạt. Lightner (1996) cũng đã thông báo, trong số các bệnh gây ra ở ấu trùng tơm, bệnh phát sáng là bệnh nhiễm trùng tồn thân và gây thiệt hại lớn nhất. Ngoài ra, ấu trùng tơm bị bệnh phát sáng thì cơ thể trở lên yếu ớt, chuyển màu trắng nhợt và lắng xuống đáy, tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong 1 đến 2 ngày, khi bệnh phát sáng xuất hiện trong trại sản xuất thì việc ngăn ngừa giữa các bể ương ni là rất khó khăn và có thể đợt sản xuất đó bị hồn tồn thất bại.

Khi nghiên cứu về khả năng gây bệnh do vi khuẩn Vibrio trên tôm, nhiều tác giả đã khẳng định hầu hết vi khuẩn Vibrio là tác nhân gây bệnh thứ cấp. Theo Lightner et al. (1998), cơ thể tơm có khả năng đề kháng với vi khuẩn Vibrio, cho nên ngay cả tôm khỏe vẫn tồn tại một lượng vi khuẩn này, chúng chờ cơ hội để tăng số lượng và độc lực gây bệnh cho tôm. Các nghiên cứu về bệnh tơm ở châu Á cho thấy có sự kết hợp giữa vi khuẩn Vibrio với các tác nhân khác như virus, ký sinh trùng… gây tác hại tổng hợp trên tôm. Theo Chanratchakool et al. (1995)

vi khuẩn Vibrio là tác nhân cơ hội tấn công vào tôm nuôi khi tôm bị nhiễm virus đốm trắng, nghiên cứu mẫu bệnh phẩm thì ngồi việc tìm thấy các tiểu thể virus cịn có một số lượng lớn vi khuẩn Vibrio.

Dịch bệnh do vi khuẩn Vibrio trên tôm ngày càng trở nên phổ biến ở các trang trại nuôi thuộc các quốc gia ở châu Á. Theo Musa et al. (2003) mầm bệnh vi khuẩn phổ biến nhất trên tôm he ở Ma-lai-xi-a là V. ordalii, V. anguillarum, V.

vulnificus, V. harveyi và V. Splendilus. Ở Đài Loan những lồi vi khuẩn Vibrio

được tìm thấy gồm: V. tubiashii, V. anguillarum,V. harveyi,V. mereis hoặc V. Damsel (Kou et al., 1998). Ruangpan and Kitao (1991) đã phân lập và xác định

được 5 loài Vibrio (V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. vulnificus, V.

fluvialis và Vibrio spp ) từ tôm sú bị bệnh nuôi ở Thái Lan.

Vào khoảng cuối năm 2009, hội chứng chết sớm (EMS) hay bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) hay đã bắt đầu gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản lượng tơm ở phía Nam Trung Quốc. Năm 2011, dịch bệnh bắt đầu được ghi nhận có xảy ra ở Việt Nam và Ma-lai-xi-a và từ đầu năm 2012 cũng được thông báo ở Thái Lan (Flegel, 2012).

Ở Trung Quốc, sự xuất hiện của EMS/AHPND được thông báo đầu tiên ở Hainan năm 2010 nhưng lúc đó đã khơng được quan tâm. Đến năm 2011 sự xuất hiện của dịch bệnh đã trở nên trầm trọng đặc biệt đối với những trang trại đã từng nuôi tôm trên 5 năm và đối với những trang trại nằm gần biển do sử dụng nước nuôi cá độ mặn cao hơn (độ mặn trên 20ppt). Trong 6 tháng đầu năm 2011, khoảng 80% sản lượng tôm đã bị thiệt hại ở các trang trại nuôi tôm thuộc Hainan, Guangdong, Fujian và Guangxi.

Ở Ma-lai-xi-a, EMS/AHPND được thông báo lần đầu tiên vào cuối năm 2010 ở Johor, sau đó tiếp tục xuất hiện ở Pahang, Perak và Penang trong năm 2011. EMS/AHPND đã gây ra sự suy giảm đáng kể sản lượng tôm thẻ chân trắng, từ 87,000 triệu tấn năm 2010 xuống còn 67,000 triệu tấn năm 2011.

Ở Thái Lan, đến năm 2012 khoảng 0,7% tổng số ao nuôi tôm đã bị nhiễm bởi EMS/AHPND, hầu hết xảy ra ở vùng bờ biển thuộc các tỉnh Rayong, Chantaburi, Trat và Chacheongsao (Flegel, 2012).

2.4.2.3. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô

IHHNV lần đầu tiên được công bố trên tôm P. stylirostris và P. vanamei ở Hoa Kỳ (Lightner et al., 1983)và sau đó là trên tơm P. monodon từ châu Á.

Người ta cho rằng, nó được tìm thấy thơng qua q trình nhập khẩu tơm sú từ Philippine (Lightner et al., 1992; Lightner, 1996; Lightner, 1999). Ở châu Mỹ, IHHNV cịn được ghi nhận ở các trang trại ni tơm ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ, vịnh Carribe và khu vực Indo- Thái Bình Dương. Sự phân bố địa lý và giới tính của tơm là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhiễm virus trong quần đàn.Trong các vùng mà virus gây thành dịch trên các đàn tôm hoang dã thì IHHVN đã được phát hiện trên các mẫu tôm tự nhiên ở các địa phương là từ 0 đến 100%.

Owens (1990) đã báo cáo sự hiện diện của IHHNV trong tự nhiên ở Úc thuộc vùng Ấn Độ- Thái Bình Dương. Năm 2008, dạng lây nhiễm của IHHNV được tìm thấy trên tơm P. monodon nuôi ở Úc (Saksmerprome et al., 2010).

Ở Châu Á,virus này đã được tìm thấy ở kiện hàng tơm P. vannamei nhập khẩu từ tôm nuôi ở Đài Loan vào năm 1986.Sau đó, những báo cáo về sự hiện diện của virus này trên tôm P. monodon hoang dã và nuôi ở các nước thuộc vùng Đông Á (Trung Quốc, Đài Loan), Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippine) và Ấn Độ (Flegel, 1997). Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự hiện diện của IHHNV trên tôm P. monodon hoang dã ở Brunei với sự lưu hành thấp khoảng 14,1% (Claydonet al., 2010). Hơn nữa, sự lưu hành IHHNV ở tôm và cua thu thập từ các vùng nuôi trồng thủy sản lần lượt là 51,5% và 8,3% (Yang et al., 2007). Gần đây virus IHHNV cũng được ghi nhận trên tôm thẻ nuôi ở Hàn Quốc (Kim et al., 2012). Ở nuôi trồng thủy sản nước ngọt, sự xâm nhiễm trong tự nhiên của IHHNV ở giai đoạn ấu trùng và cận trưởng thành của

Macrobrachium rosenbergii được công bố ở miền Nam Đài Loan và Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 35 - 39)