Phân tích đặc điểm dịch tễ về đối tượng tôm mắc bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 52 - 54)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.3.Phân tích đặc điểm dịch tễ về đối tượng tôm mắc bệnh

4.1. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ LƯU HÀNH MỘT SỐ BỆNH QUAN

4.1.3.Phân tích đặc điểm dịch tễ về đối tượng tôm mắc bệnh

Đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính: So sánh giữa cơ sở nuôi và sản xuất (ương) giống, qua Bảng 4.1 ta thấy, tỷ lệ lưu hành bệnh tương đối cao từ 31,40% (khâu nuôi) đến 18,36% (khâu sản xuất), 8,74% (ương giống). Như vậy, có thể thấy mầm bệnh lưu hành ở khắp mọi nơi, từ cơ sở sản xuất, ương giống đến cơ sở nuôi thương phẩm. Điều này cho thấy nguy cơ bùng phát dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở bất cứ giai đoạn nào trong q trình từ sản xuất đến ương ni.

Vậy, có thể thấy ngay từ giai đoạn sản xuất giống, ương giống đã phát hiện tỷ lệ lưu hành tác nhân gây bệnh 8,74% (đối với tác nhân gây bệnh AHPND). Việc kiểm sốt, xét nghiệm bệnh các lơ tôm giống trước khi đưa vào nuôi thương phẩm là cần thiết để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh.

Đối với bệnh đốm trắng: Không phát hiện thấy tác nhân gây bệnh đốm trắng ở các cơ sở sản xuất (ương) giống, cịn ở cơ sở ni thương phẩm tỷ lệ lưu hành tương đối thấp với tỷ lệ 3,36% (95% CI 1,80- 5,68%). Như vậy có thể thấy, mầm bệnh chỉ lưu hành ở cơ sở nuôi thương phẩm. Tuy tỷ lệ lưu hành không cao nhưng nếu gặp điều kiện mơi trường bất lợi, tơm yếu thì chắc chắn sẽ phát sinh dịch bệnh ngay từ khâu sản xuất và ương giống.

Đối với bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô: Tác nhân gây bệnh tồn tại ở tất cả các cơ sở từ ương, sản xuất giống, nuôi thương phẩm nhưng tỷ lệ lưu hành tương đối thấp, cao nhất là cơ sở ương giống với tỷ lệ 4,2% (95% CI 1,38- 9,53%), cơ sở nuôi thương phẩm 3,12% (95% CI 1,62- 5,38%), thấp nhất là cơ sở sản xuất giống 0,78% (95% CI 0,09- 2,78%).

Ngoài ra, với kết quả tổng hợp theo loại mẫu, qua ta có thể thấy tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tồn tại trong tất cả các mẫu, cao nhất là mẫu môi trường (bùn, nước) với tỷ lệ 27,32% (95% CI 24,97- 29,76%); cịn với mẫu tơm thì mẫu tơm thẻ tỷ lệ dương tính 8,96% (95% CI 6,82-11,5%) cao hơn mẫu tôm sú.

Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh đốm trắng không tồn tại trong mẫu môi trường, thức ăn tươi sống, giáp xác;chỉ tồn tại trong mẫu tôm với tỷ lệ tương đối thấp từ 2,07% (tôm sú) đến 1,63% (tơm thẻ). Cịn đối vơi tác nhân gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô chỉ tồn tại trong mẫu tôm với tỷ lệ lưu hành tác

nhân ở mẫu tôm sú 8,28% (95%CI4,35 - 14,01%) cao hơn mẫu tôm thẻ 1,14% (95% CI0,46 - 2,34%).

Vậy, tỷ lệ lưu hành tác nhân gây bệnh theo tuổi tôm như thế nào? Có sự khác biệt khơng? Với kết quả thể hiện tại Bảng 4.1 cho thấy:

Đối với bệnh AHPND, tác nhân gây bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn, cao nhất là ở mẫu bùn, nước với tỷ lệ 27,09% (95% CI 25,15- 29,11%), tuy nhiên ở giai đoạn lấy mẫu tiếp theo thì tỷ lệ lưu hành giảm mạnh và càng về sau, tỷ lệ lưu hành càng thấp, giai đoạn trên70 ngày tuổi tỷ lệ lưu hành thấp nhất với 5,48% (95% CI 1,51 - 13,44%).

Đối với bệnh đốm trắng: Tác nhân gây bệnh không tồn tại trong môi trường bùn nước nhưng xuất hiện ở mọi giai đoạn phát triển của tôm trong suốt quá trình triển khai đề tài theo mức độ tỷ lệ tăng dần từ tháng thứ nhất đến 35 ngày tuổi có tỷ lệ lưu hành thấp nhất 0,75% (95% CI 0,20 - 1,91%), cao nhất từ 70 ngày tuổi trở lên với tỷ lệ 5,48% (95% CI 1,51- 13,44%).

Đối với bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô: Tác nhân gây bệnh cũng không tồn tại trong môi trường bùn nước, nhưng tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, tỷ lệ lưu hành tăng dần theo tuổi của tôm, cao nhất là giai đoạn trên 70 ngày tuổi với tỷ lệ 4,11% (95%CI 0,86 - 11,54%).

Như vậy, tôm càng lớn, sức đề kháng với tác nhân gây bệnh càng lớn, kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản trước đây. Việc triển khai các biện pháp phòng bệnh tăng sức đề kháng cho tôm ngay từ giai đoạn giống là vô cùng quan trọng nhằm hạn chế thiệt hại cho người nuôi.

Kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy đối với bệnh AHPND: Khơng có sự khác biệt nhiều giữa cơ sở khơng có chứng nhận thực hành ni tốt với các cơ sở có chứng nhận. Cụ thể ở các cơ sở khơng có chứng nhận tỷ lệ lưu hành là 21,9% (95% CI 20,35- 23,51%), vơi các cơ sở có chứng nhận tỷ lệ lưu hành 14,29% (95% CI 6,38-26,22%) cũng không chênh lệch nhiều so với cơ sở khơng có chứng nhận.

Đối với bệnh đốm trắng: Có sự khác biệt giữa cơ sở khơng có chứng nhận thực hành nuôi tốt với cơ sở được chứng nhận, cụ thể ở các cơ sở có chứng nhận (BAP hoặc BAP và Global GAP) khơng có sự lưu hành của tác nhân White spot

syndrome virus, còn cơ sở khơng có chứng nhận thì có tỷ lệ lưu hành của tác nhân gây bệnh đốm trắng với tỷ lệ tương đối thấp 1,74% (95%CI 0,93- 2,95%).

Việc sai kháckhông đáng kể này có thể do các cơ sở được chứng nhận chưa triển khai đầy đủ theo đúng hướng dẫn, yêu cầu như các tiêu chí nên khơng kiểm sốt được tác nhân gây bệnh, vì vậy không thấy sự sai khác về tỷ lệ lưu hành giữa cơ sở được chứng nhận và khơng được chứng nhận. Mặt khác, có thể thấy, trong các tiêu chí của Global GAP, không đặt nặng vấn đề an toàn dịch bệnh, chủ yếu tập trung quản lý ao ni, hướng tới an tồn thực phẩm, hồn tồn không đề cập đến giám sát dịch bệnh chủ động – đây có thể là nguyên nhân dẫn đến khơng có sự sai khác giữa các cơ sở có hoặc khơng có chứng nhận như

Error! Reference source not found.nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 52 - 54)