Phân tích đặc điểm dịch tễtheo không gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 45 - 47)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1.Phân tích đặc điểm dịch tễtheo không gian

4.1. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ LƯU HÀNH MỘT SỐ BỆNH QUAN

4.1.1.Phân tích đặc điểm dịch tễtheo không gian

4.1.1.1. Đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

* Đối với cơ sở sản xuất tôm giống: Ở cấp độ cơ sở tổng số 41/60 (68,33%) cơ sở sản xuất tôm giống dương tính với bệnh hoại tử gan tụy; trong đó tại Ninh Thuận có 27/30 (90%) cơ sở dương tính và tại Bình Thuận có 14/30(47%) cơ sở dương tính; Ở cấp độ mẫu xét nghiệm, tỷ lệ lưu hành tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tương đối cao, cao nhất ở tỉnh Ninh Thuận với tỷ lệ 20,34% (95% CI 17,64 - 23,25%), sau đó mẫu của tỉnh Bình Thuận dương tính là 12,85% (95% CI 10,77 - 15,17%), chi tiết tại Error! Reference source not found..

* Đối với các tỉnh nuôi thương phẩm: Ở cấp độ cơ sở, tổng số105/124 (84,68%) cơ sở nuôi tôm thương phẩm dương tính với bệnh hoại tử gan tụy; trong đó tại Bến Tre có 34/46 (73,91%) cơ sở dương tính, Sóc Trăng có 28/32 (87,50%) cơ sở dương tính và Bạc Liêu có 43/46 (93,49%) cơ sở dương tính với bệnh; Ở cấp độ mẫu xét nghiệm, tỷ lệ lưu hành tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tương đối cao, cao nhất là tỉnh Bạc Liêu với tỷ lệ 35,96% (95% CI 31,61- 40,48%). Như vậy, có thể thấy tỷ lệ lưu hành tác nhân gây bệnh AHPND ở các tỉnh nuôi thương phẩm trung bình là 30,02% (95% CI 24,88- 35,62%) cao hơn các tỉnh sản xuất giống là 16,60% (95% CI 14,21- 19,21%). So sánh này

không có ý nghĩa thống kê với kết quả kiểm định X-squared = 0,59547, df = 2, P = 0,7425.

4.1.1.2. Đối với bệnh đốm trắng

* Đối với cơ sở sản xuất tôm giống: Kết quả nghiên cứu cho thấy tại 2 tỉnh sản xuất tôm giống không có cơ sở nào dương tính với tác nhân gây bệnh đốm trắng

* Đối với các tỉnh nuôi thương phẩm: Ở cấp độ cơ sở, tổng số 13/124 (10,48%) cơ sở nuôi tôm thương phẩm dương tính với bệnh đốm trắng; trong đó tại Bến Tre có 9/46 (19,57%) cơ sở dương tính, Sóc Trăng có 1/32 (3,13%) cơ sở dương tính và Bạc Liêu có 3/46 (6,52%) cơ sở dương tính với bệnh; Ở cấp độ mẫu xét nghiệm, tỷ lệ lưu hành tác nhân gây bệnh đốm trắng tương đối thấp, cao nhất là tỉnh Bến Tre với tỷ lệ 6,08% (95% CI 2,82 – 11,23%). Như vậy, có thể thấy tỷ lệ lưu hành tác nhân gây bệnh đốm trắng ở các tỉnh nuôi thương phẩm trung bình là 3,11% (95% CI 1,07 – 8,15%).

4.1.1.3. Đối với bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô

* Đối với cơ sở sản xuất tôm giống: Ở cấp độ cơ sở, tổng số 2/60 (3,33%) cơ sở sản xuất tôm giống dương tính với bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô; trong đó tại Ninh Thuận có 1/30 (3,33%) cơ sở dương tính, Bình Thuận có 1/30 (3,33%) cơ sở dương tính với bệnh; Ở cấp độ mẫu xét nghiệm, tỷ lệ lưu hành tác nhân gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô tương đối thấp, cao nhất ở tỉnh Bình Thuận với tỷ lệ 2,74% (95% CI 1,01 - 5,87%), thấp nhất ở tỉnh Ninh Thuận với tỷ lệ 0,64% (95% CI 0,02 - 3,50%).

* Đối với các tỉnh nuôi thương phẩm: Ở cấp độ cơ sở, tổng số 8/124 (6,45%) cơ sở nuôi tôm thương phẩm dương tính với bệnh đốm trắng; trong đó tại Bến Tre có 3/46 (6,52%) cơ sở dương tính, Sóc Trăng có 1/32 (3,13%) cơ sở dương tính và Bạc Liêu có 4/46 (8,70%) cơ sở dương tính với bệnh; Ở cấp độ mẫu xét nghiệm, tỷ lệ lưu hành tác nhân gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô tương đối thấp, cao nhất là tỉnh Bến Tre với tỷ lệ 4,05% (95% CI 1,5- 8,61%). Như vậy, có thể thấy tỷ lệ lưu hành tác nhân gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu môở các tỉnh nuôi thương phẩm trung bình là 2,83% (95% CI 2,48 – 7,88%) cao hơn các tỉnh sản xuất giống là1,69% (95% CI 0,52 – 4,69%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh quan trọng trên tôm tại các tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm năm 2016 (Trang 45 - 47)