NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale trên gà lương phượng và chẩn đoán bệnh (Trang 38)

3.6.1. Mẫu bệnh phẩm

- Gà và các mẫu bệnh phẩm nghi mắc bệnh ORT thu thập được như: phổi, khí quản, phế quản, mẫu Swab (dịch ngoáy miệng, ổ khí quản),…. Lấy ở các trang trại chăn nuôi gà ở các huyện trên tỉnh Bắc Ninh.

3.6.2. Máy móc

- Tủ ấm, tủ -80 oC, kính hiển vi, máy ly tâm, máy votex, máy PCR, máy chạy điện di, máy chụp gel, máy hấp ướt, tủ sấy khô, tủ lạnh bảo quản mẫu, tủ lạnh bảo quản môi trường…

3.6.3. Dụng cụ

Dao, kéo, panh kẹp, khay, đèn cồn, eppendorf, lanmen, lam kính, bộ dụng cụ nhuộm, ống nghiệm, đĩa lồng, pipet, dụng cụ bảo hộ….

3.6.4. Hóa chất

- Hoá chất nhuộm Gram: tím Genxian, đỏ fucxin, cồn axetol 70 độ, dung dịch lugon.

- Thử phản ứng oxydase: giấy thử phản ứng oxydase tẩm 1% dung dịch Tetrametyl-p. Phenylenediamine hydrochloride.

- Thử phản ứng catalase: H2O2 3%.

- Thử phản ứng indol: thuốc thử Kovac’s, nước trypton.

- Kit QIAamp DNA Mini Kit của hãng QIAGEN để chiết tách DNA. - Thử phản ứng kháng sinh đồ: các loại kháng sinh.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM CỦA CÁC HUYỆN TẠI TỈNH BẮC NINH QUA CÁC NĂM TẠI TỈNH BẮC NINH QUA CÁC NĂM

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng. nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Đây là lợi thế để Bắc Ninh lưu thông sản phẩm để phát triển nông nghiệp. Năm 2015, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 82,271.2 km2, dân số 1. 038.299 người. Về mặt hành chính, tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện; 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 17 phường, 6 thị trấn, 102 xã. Bắc Ninh là tỉnh đầu tư phát triển công nghệ cao nên diện tích nông nghiệp ngày càng giảm. Nắm bắt được tình hình đó, Bắc Ninh phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học, tập trung thành từng vùng, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi.

Trong những năm qua. tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Công tác phòng, chống dịch được triển khai thực hiện nghiêm ngặt, tiến hành tiêu hủy con bệnh để tránh lây lan ra nhiều vùng nên sản xuất chăn nuôi của tỉnh có sự chững lại về số lượng đàn. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm của các huyện trong quý I + II trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh qua các năm được thể hiện trong bảng 4.1.

Kết quả bảng 4.1, đánh giá tình hình chăn nuôi gia cầm của cả tỉnh Bắc Ninh ít biến động qua các năm. Năm 2014, trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đạt khoảng 4,6 triệu con nhưng so với cùng kỳ, năm 2015, 2016 lần lượt khoảng 4,2 và 4,5 triệu con. Chăn nuôi gia cầm ở thành phố Bắc Ninh, huyện Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn là những huyện, thành phố nhìn chung có số lượng đàn gia cầm phát triển ổn định trong quý I + II qua các năm. Số lượng đàn gia cầm giảm qua các năm trong 6 tháng đầu năm ở các huyện như: Quế Võ, Yên Phong. Số lượng đàn gia cầm thấp nhất trong toàn tỉnh là ở thành phố Bắc Ninh (6 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 213 nghìn con, bằng 1/2 hoặc 1/3 so với các huyện khác trong tỉnh).

Bảng 4.1. Tình hình phát triển gia cầm của các huyện quí I + II trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh qua các năm

Huyện/ Thành phố Tổng số (nghìn con)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thành Phố Bắc Ninh 206 208 213 Gia Bình 753 524 634 Lương Tài 453 480 528 Quế Võ 683 518 538 Thuận Thành 574 560 582 Tiên Du 639 598 634 Từ Sơn 484 487 525 Yên Phong 900 868 879 Tổng 4692 4243 4533

Nguồn: theo cục Thống kê Bắc Ninh

Điều này có thể giải thích như sau: Trong năm 2015, năm 2016 do ảnh hưởng của thời tiết và tình trạng buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm chưa được kiểm soát chặt chẽ nên tình hình dịch bệnh vào những tháng đầu năm, cuối năm đã xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm. Trong đó, Tiên Du là huyện được đầu tư chăn nuôi theo hướng trang trại, chăn nuôi công nghiệp nên tình hình dịch bệnh được kiểm soát mạnh, công tác phòng bệnh và vệ sinh. Chính vì vậy, so với cùng kì, ở huyện Tiên Du số lượng đàn vẫn đang đà phát phát triển.

Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất trên cả nước. Diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng giảm. Chính vì vậy, Đảng và Chính Quyền Bắc Ninh đang đưa ra nhiều chủ trương và định hướng phát triển chăn nuôi đúng, các chính sách hỗ trợ ban hành kịp thời nhằm đưa tình hình chăn nuôi ở Bắc Ninh sẽ phát triển theo hướng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa trong thời gian tới.

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH ORT TRÊN ĐÀN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TRÊN ĐÀN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

4.2.1. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo lứa tuổi

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra, thu thập số liệu, tiến hành mổ khám gà chết, kiểm tra bệnh tích và ghi chép lại từ đó đánh giá khả năng thích nghi, nguy cơ nhiễm bệnh. Qua các số liệu thống kê của các hộ gia đình chăn nuôi gà Lương Phượng theo các phương thức khác nhau, chúng tôi đã

thu thập được số liệu ở tất cả các lứa tuổi của gà. Chúng tôi chia làm 3 giai đoạn: từ 0 – 6 tuần tuổi, từ 7 – 20 tuần tuổi và trên 20 tuần tuổi. Kết quả thu được tổng hợp và trình bày thông qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tình hình mắc bệnh ORT theo lứa tuổi của gà Lương Phượng tại

tỉnh Bắc Ninh Lứa tuổi (Tuần tuổi) Số hộ điều tra (hộ) Số gà điều tra (con) Số gà mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số gà chết (con) Tỷ lệ chết (%) 0 – 6 30 561 304 54,19 171 30,48 7 – 20 46 315 152 48,25 57 18,10 >20 17 152 62 40,79 16 10,53 Tổng 1028 518 50,39 244 23,74

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, ở các giai đoạn phát triển khác nhau số lượng gà nghi nhiễm ORT là khác nhau. Trong tổng số 93 hộ chăn nuôi được điều tra, tỷ lệ nghi nhiễm trung bình chiếm khoảng 50,39% (518/1028). Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 54,19% (304/561) là nhóm gà 0 – 6 tuần tuổi; tiếp theo là nhóm gà 7 – 20 tuần tuổi với tỷ lệ khoảng 48,25% (152/315), nhóm gà có tỷ lệ nhiễm thấp nhất khoảng 40,79% (62/152) là nhóm gà trên 20 tuần tuổi. Trong tổng số 1028 con điều tra và theo dõi, có 244 con chết, chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 23,74% (244/1028). Trong đó, chiếm tỷ lệ chết cao nhất là nhóm gà từ 0 – 6 tuần tuổi, chiếm khoảng 30,48% (171/561); tiếp theo là nhóm gà từ 7 – 20 tuần tuổi với tỷ lệ 18,10% (57/315) và thấp nhất là nhóm gà trên 20 tuần tuổi chiếm 10,53% (16/152).

Có mối liên hệ giữa bệnh ORT và lứa tuổi (p < 0,05).

Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Hinz et al. (1994), bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà và thấp hơn so với nghiên cứu của Pan et al., (2012). Khi túi khí bị vi khuẩn tấn công, chúng làm giảm độ ẩm không khí hít vào, dẫn đến mất cân bằng giữa các cơ quan trong cơ thể, sức đề kháng của con vật giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công lên các cơ quan khác (phổi, khí quản) nên bệnh càng trở nên trầm trọng hơn, tỷ lệ chết cao, khoảng 70% (Pan et al., 2012).

Hình 4.1. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo lứa tuổi

Điều này có thể được lý giải như sau: Giai đoạn từ 0 – 6 tuần tuổi, gà chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi, đặc biệt là hàm lượng kháng thể thụ động, phần lớn lượng kháng thể được cung cấp bởi quá trình tiêm phòng vaccine của người chăn nuôi. Ở giai đoạn này cũng là giai đoạn mà gà được phòng vaccine nhiều nhất, khi cơ thể gà chưa đáp ứng được miễn dịch một cách đầy đủ, sức đề kháng chưa cao. Cơ thể chưa sản sinh ra được đáp ứng miễn dịch nên gà rất hay mắc một số bệnh truyền nhiễm như Gumboro, E.coli, Newcastle, CRD, thương hàn, bạch lỵ, cầu trùng… làm cho sức đề kháng của gà giảm, nguy cơ nhiễm vi khuẩn

ORT cao hơn.

Ở giai đoạn 7 – 20 tuần tuổi và trên 20 tuần tuổi, gà đã thành thục, miễn dịch đã được đáp ứng đầy đủ, sức đề kháng tốt, nguy cơ nhiễm bệnh giảm.

4.2.2. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo mùa vụ

Quá trình theo dõi tình hình mắc bệnh ORT trên đàn gà Lương Phượng tại tỉnh Bắc Ninh được thể hiện thông qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình gà Lương Phượng mắc bệnh ORT theo mùa vụ tại tỉnh Bắc Ninh

Mùa vụ Tuổi (tuần) Số theo dõi Số nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số chết (con) Tỷ lệ chết (%) Thu – Đông 0 – 6 171 91 53,22 52 30,41 7 – 20 101 50 49,50 19 18,81 >20 57 23 40,35 5 8,77 Đông – Xuân 0 – 6 256 151 58,98 87 33,98 7 – 20 156 80 51,28 32 20,51 >20 79 33 41,77 10 12,66 Xuân – Hè 0 – 6 134 62 46,27 32 23,88 7 – 20 58 22 37,93 6 10,34 >20 16 6 37,50 1 6,25 Tổng 1028 518 50,39 244 23,74

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, trong 3 mùa vụ theo dõi thì tỷ lệ nhiễm bệnh do

ORT gây ra trên đàn gà Lương Phượng tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong vụ Đông – Xuân là cao nhất, trung bình chiếm 58,77% trong đó nhóm gà từ 0 – 6 tuần tuổi chiếm 58,98% (151/256), tiếp theo đến là gà từ 7 – 20 tuần tuổi chiếm 51,28% (80/156) và ở gà lớn hơn 20 tuần tuổi chiếm 41,77% (33/79).

Mùa Thu – Đông là mùa có tỷ lệ nhiễm cao thứ 2, tỷ lệ nhiễm trung bình là 49,85%, trong đó nhóm gà từ 0 – 6 tuần tuổi vẫn có tỷ lệ nhiễm cao nhất, chiếm 53,22% (91/171), tiếp theo là nhóm gà từ 7 – 20 tuần tuổi chiếm 49,50% (50/101) và gà trên 20 tuần tuổi chiếm thấp nhất là 40,35% (23/57).

Vào mùa Xuân – Hè, tỷ lệ nhiễm bệnh suy giảm hô hấp do vi khuẩn ORT là thấp nhất và trung bình chiếm 43,27%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm ở gà từ 0 – 6 tuần tuổi là 46,27% (62/134), gà từ 7 – 20 tuần tuổi chiếm 37,93% (22/58) và gà trên 20 tuần tuổi là 37,50% (6/16).

Hình 4.2. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo mùa vụ

Bên cạnh đó, hình 4.2 cũng cho thấy rằng: trong 3 vụ, mùa Đông Xuân có tỷ lệ chết cao nhất, trung bình chiếm khoảng 26,27%, tiếp theo là mùa thu đông với tỷ lệ 23,10%. Mùa xuân hè chiếm tỷ lệ chết thấp nhất, chỉ khoảng 18,75%.

Cụ thể như sau: đối với vụ Đông Xuân, vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, từ rét, lạnh chuyển sang tiết trời mát mẻ, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng chưa tốt, sức chống chịu của con vật suy giảm nên tỷ lệ chết ở gà 0 – 6 tuần tuổi là 33,98% (87/256), gà 7 – 20 tuần tuổi là 20,51% (32/156), gà trên 20 tuần tuổi là 12,66% (10/79).

Tỷ lệ chết của gà 0 – 6 tuần tuổi ở vụ Thu – Đông là 30,41% (52/171), thấp hơn vụ Đông - Xuân. Và tỷ lệ chết của gà 7 – 20 tuần tuổi là 18,81 (19/101), và của gà trên 20 tuần tuổi là 8,77% (5/57).

Ở vụ Xuân - Hè, tỷ lệ chết là thấp nhất trong 3 vụ với trung bình khoảng 18,75%, trong đó gà từ 0 – 6 tuần tuổi chiếm 23,88% (32/134), gà từ 7 – 20 tuần tuổi là 10,34%, gà trên 20 tuần tuổi khoảng 6,25% (1/16).

4.2.3. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo truyền thống chăn nuôi

Để đánh giá được tình hình nhiễm bệnh ORT trên đàn gà Lương Phượng tại tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã tiến hành điều tra các hộ chăn nuôi tại 3 huyện Yên Phong, Tiên du và Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả thu được tổng hợp và trình bày thông qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ORT theo thâm niên chăn nuôi Truyền thống nuôi gà (năm) Số theo dõi (con) Số gà mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số gà chết (con) Tỷ lệ chết (%) 1 – 5 389 233 59,90 106 27,25 6 – 10 355 176 49,58 82 23,10 11 – 15 284 109 38,38 56 19,72 Tổng 1028 518 50,39 244 23,74

Kết quả bảng 4.4 cho thấy rằng: Trong tổng số 1028 con gà được điều tra và theo dõi, tỷ lệ gà mắc ORT theo thâm niên chăn nuôi với thời gian 1 – 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 59,90% (233/389), tiếp theo là thâm niên chăn nuôi từ 6 – 10 năm với tỷ lệ 49,58% (176 con mắc trong số 355 con theo dõi). Tỷ lệ mắc bệnh ở thâm niên chăn nuôi 11 – 15 năm là thấp nhất với khoảng 38,38% (109/284).

Tỷ lệ chết theo thâm niên chăn nuôi cũng có sự khác biệt rõ rệt. Đối với nhóm mới chăn nuôi 1 – 5 năm, tỷ lệ chết cao nhất chiếm khoảng 27,25, tiếp đến là nhóm từ 6 – 10 năm khoảng 23,10% (82/355) và thấp nhất là nhóm 11 – 15 năm với khoảng 19,72% (56/284).

Hình 4.3 Tình hình mắc bệnh ORT theo truyền thống chăn nuôi

Điều này có thể được giải thích như sau: Trước tình hình diễn biến bệnh dịch phức tạp, đối với những hộ có thâm niên chăn nuôi lâu năm, họ có kiến thức và kinh nghiệm học hỏi dài, mặt khác họ có nhu cầu làm giàu từ chính con gà

nên họ ý thức được công tác vệ sinh phòng bệnh và chú trọng sử dụng vaccine, vì vậy khả năng nhiễm bệnh truyền nhiễm sẽ thấp hơn, đặc biệt là bệnh ORT.

Đối với các hộ gia đình thâm niên chăn nuôi ít, kinh nghiệm và kiến thức chăn nuôi gà còn kém, chủ yếu là các hộ chăn nuôi để phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình nên công tác phòng bệnh còn chủ quan.

Giữa bệnh ORT và truyền thống chăn nuôi gà Lương Phượng có mối liên hệ (p < 0,05).

Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của (Saif et al., 2003) trên gà tây, nhiễm vi khuẩn O. rhinotracheale đã phát hiện ở giai đoạn 2 tuần tuổi với tỷ lệ tử vong cao, thường khoảng 1 – 5% và có thể lên đến 50%. Điều này có thể giải thích là do điều kiện khí hậu và điều kiện chăn nuôi của nước ta cũng như đối tượng nghiên cứu khác nhau thì tỷ lệ chết và tỷ lệ mắc bệnh do vi khuẩn ORT là khác nhau.

4.2.4. Tình hình gà mắc bệnh do ORT theo phương thức chăn nuôi

Bên cạnh việc điều tra tình hình mắc bệnh ORT ở gà theo lứa tuổi, theo mùa vụ và thâm niên chăn nuôi, chúng tôi còn điều tra tình hình mắc bệnh ORT theo phương thức chăn nuôi. Kết quả thu được tổng hợp và trình bày thông qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tình hình gà Lương Phượng mắc bệnh ORT theo phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi Số con theo dõi Số con mắc Tỷ lệ mắc (%) Số con chết Tỷ lệ chết (%) Thả vườn 352 143 40,63 48 13,64 Bán chăn thả 328 175 53,35 85 25,91 Nhốt 348 200 57,47 111 31,90 Tổng 1028 518 50,39 244 23,74

Qua bảng 4.5, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về tỷ lệ gà mắc bệnh ORT theo phương thức chăn nuôi như sau: Đối với phương thức chăn nuôi gà thả vườn, tỷ lệ mắc ORT là thấp nhất với khoảng 40,63% (143 con mắc trong 352 con theo dõi); phương thức chăn nuôi bán chăn thả có tỷ lệ mắc cao hơn, khoảng 53,35% (175 con mắc trong số 328 con theo dõi) và tỷ lệ mắc cao nhất là phương thức nuôi nhốt, khoảng 57,47% với 200 con mắc bệnh trong số 348 con theo dõi.

Tỷ lệ chết đối với gà mắc ORT cũng có sự sai khác rõ rệt: đối với phương thức nuôi nhốt, tỷ lệ chết cao nhất 31,90% (111 con chết trong số 348 con theo

dõi), tiếp theo là phương thức bán chăn thả với tỷ lệ chết khoảng 25,91% (85 con chết trong số 328 con theo dõi) và thấp nhất với khoảng 13,64% là phương thức thả chăn nuôi thả vườn (48 con chết trong số 352 con theo dõi).

Có mối liên hệ giữa bệnh ORT và phương thức chăn nuôi trên đàn gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale trên gà lương phượng và chẩn đoán bệnh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)