KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH MẪN CẢM VỚI MỘT SỐ KHÁNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale trên gà lương phượng và chẩn đoán bệnh (Trang 59 - 62)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH MẪN CẢM VỚI MỘT SỐ KHÁNG

SINH CỦA ORT

ORT là bệnh mới đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn ni, trong khi đó, việc điều trị bệnh ORT gặp rất nhiều khó khăn, do vi sinh vật này nhanh nhờn thuốc nên việc nghiên cứu tính mẫn cảm với một số kháng sinh

của ORT là rất cần thiết. Từ kết quả đó chúng ta có thể chọn được những loại

kháng sinh mà vi khuẩn ORT mẫn cảm để điều trị bệnh và không chọn những

kháng sinh mà vi khuẩn ORT kháng.

Có nhiều cách để đánh giá sự mẫn cảm của vi khuẩn ORT với thuốc kháng sinh trong đó có phương pháp kháng sinh đồ bằng kỹ thuật khoanh giấy khuyếch tán dựa theo nguyên lý Kirby – Bauer là kỹ thuật phổ biến nhất.

Đo đường kính của vịng vơ khuẩn, đem so với bảng tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo nhà sản xuất giấy thử kháng sinh.

Trong nghiên cứu này tiến hành kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT

được phân lập trước đó với 7 loại kháng sinh khác nhau và kết quả được trình bày trong hình và bảng 4.12.

Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT đối với các loại kháng sinh STT Loại kháng sinh Số kiểm tra Kết quả Số mẫn cảm Tỷ lệ (%) Số kháng Tỷ lệ (%) 1 Amoxicillin/Clavulanic acid 9 9 100,00 0 0,00 2 Ampicillin 9 8 88,89 1 11,11 3 Tetracycline 9 9 100,00 0 0,00 4 Erythromycine 9 5 55,56 4 44,45 5 Sulphamethaxazol/ Trimethoprime 9 0 00,00 9 100,00 6 Lincomycine 9 0 0,00 9 100,00 7 Doxycycline 9 0 0,00 9 100,00

Kết quả bảng 4.12 cho ta thấy:

Trong tổng số 9 mẫu ORT phân lập được kiểm tra, mức độ mẫn cảm nhất với 2 loại kháng sinh Amoxicillin/Clavulanic acid và Tetracycline chiếm tỷ lệ 100% (9/9 mẫu); kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây của Võ Thị Trà An và cs. (2014). Sau đó là các loại kháng sinh Ampicillin có độ mẫn cảm chiếm chiếm tỷ lệ 88,89% (8/9 mẫu). Erythromycine là loại kháng sinh chuyên điều trị bệnh đường hô hấp nhưng khi kiểm tra với vi khuẩn ORT tỷ lệ mẫn cảm với thuốc giảm xuống còn 55,56% (5/9 mẫu).

Còn 3 loại kháng sinh Sulphamethoxazol/Trimethoprime, Lincomycine và Doxycycline có tỷ lệ mẫn cảm thấp nhất (0%). Hiện tượng này có thể được giải thích như sau: do các loại kháng sinh này đã được sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài tại các trại nói chung và hộ gia đình nói riêng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nói chung gây ra. Vì vậy, đã gây ra hiện tượng kháng thuốc của chủng vi khuẩn được kiểm tra hoặc chủng vi khuẩn được kiểm tra đã thu nạp được các plasmid kháng thuốc do hiện tượng truyền ngang giữa các loài vi khuẩn khác nhau gây nên.

Hình 4.20. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT đối với các loại kháng sinh trên thạch

1) Kháng sinh Sulphamethaxazol/Trimethoprime; 2) Amoxicillin/Clavulanic acid; 3) Ampicillin; 4) Tetracycline; 5) Lincomycine; 6) Doxycycline và 7) Erythromycin

Tuy nhiên vấn đề kháng kháng sinh đang trở thành một hiểm họa lớn của

nhân loại. Nếu chúng ta, những người chăn nuôi, những bác sĩ thú y không biết sử dụng kháng sinh một cách hợp lý, đúng quy định sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc và gây rất nhiều khó khăn trong phịng trị và kiểm soát dịch bệnh. ORT là một vi khuẩn mới vì vậy việc dùng kháng sinh càng quan

trọng để có hiệu quả trong việc điều trị bệnh và không gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale trên gà lương phượng và chẩn đoán bệnh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)