Tình hình gà mắc bệnh ORT theo truyền thống chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale trên gà lương phượng và chẩn đoán bệnh (Trang 44 - 46)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH ORT

4.2.3. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo truyền thống chăn nuôi

Để đánh giá được tình hình nhiễm bệnh ORT trên đàn gà Lương Phượng tại tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã tiến hành điều tra các hộ chăn nuôi tại 3 huyện Yên Phong, Tiên du và Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả thu được tổng hợp và trình bày thơng qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ORT theo thâm niên chăn nuôi Truyền thống nuôi gà (năm) Số theo dõi (con) Số gà mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số gà chết (con) Tỷ lệ chết (%) 1 – 5 389 233 59,90 106 27,25 6 – 10 355 176 49,58 82 23,10 11 – 15 284 109 38,38 56 19,72 Tổng 1028 518 50,39 244 23,74

Kết quả bảng 4.4 cho thấy rằng: Trong tổng số 1028 con gà được điều tra và theo dõi, tỷ lệ gà mắc ORT theo thâm niên chăn nuôi với thời gian 1 – 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 59,90% (233/389), tiếp theo là thâm niên chăn nuôi từ 6 – 10 năm với tỷ lệ 49,58% (176 con mắc trong số 355 con theo dõi). Tỷ lệ mắc bệnh ở thâm niên chăn nuôi 11 – 15 năm là thấp nhất với khoảng 38,38% (109/284).

Tỷ lệ chết theo thâm niên chăn ni cũng có sự khác biệt rõ rệt. Đối với nhóm mới chăn ni 1 – 5 năm, tỷ lệ chết cao nhất chiếm khoảng 27,25, tiếp đến là nhóm từ 6 – 10 năm khoảng 23,10% (82/355) và thấp nhất là nhóm 11 – 15 năm với khoảng 19,72% (56/284).

Hình 4.3 Tình hình mắc bệnh ORT theo truyền thống chăn ni

Điều này có thể được giải thích như sau: Trước tình hình diễn biến bệnh dịch phức tạp, đối với những hộ có thâm niên chăn ni lâu năm, họ có kiến thức và kinh nghiệm học hỏi dài, mặt khác họ có nhu cầu làm giàu từ chính con gà

nên họ ý thức được cơng tác vệ sinh phịng bệnh và chú trọng sử dụng vaccine, vì vậy khả năng nhiễm bệnh truyền nhiễm sẽ thấp hơn, đặc biệt là bệnh ORT.

Đối với các hộ gia đình thâm niên chăn ni ít, kinh nghiệm và kiến thức chăn ni gà cịn kém, chủ yếu là các hộ chăn nuôi để phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình nên cơng tác phịng bệnh cịn chủ quan.

Giữa bệnh ORT và truyền thống chăn ni gà Lương Phượng có mối liên hệ (p < 0,05).

Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của (Saif et al., 2003) trên gà tây, nhiễm vi khuẩn O. rhinotracheale đã phát hiện ở giai đoạn 2 tuần tuổi với tỷ lệ tử vong cao, thường khoảng 1 – 5% và có thể lên đến 50%. Điều này có thể giải thích là do điều kiện khí hậu và điều kiện chăn nuôi của nước ta cũng như đối tượng nghiên cứu khác nhau thì tỷ lệ chết và tỷ lệ mắc bệnh do vi khuẩn ORT là khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale trên gà lương phượng và chẩn đoán bệnh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)