Tình hình gà mắc bệnh ORT theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale trên gà lương phượng và chẩn đoán bệnh (Trang 40 - 42)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH ORT

4.2.1. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo lứa tuổi

Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi tiến hành điều tra, thu thập số liệu, tiến hành mổ khám gà chết, kiểm tra bệnh tích và ghi chép lại từ đó đánh giá khả năng thích nghi, nguy cơ nhiễm bệnh. Qua các số liệu thống kê của các hộ gia đình chăn ni gà Lương Phượng theo các phương thức khác nhau, chúng tôi đã

thu thập được số liệu ở tất cả các lứa tuổi của gà. Chúng tôi chia làm 3 giai đoạn: từ 0 – 6 tuần tuổi, từ 7 – 20 tuần tuổi và trên 20 tuần tuổi. Kết quả thu được tổng hợp và trình bày thơng qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tình hình mắc bệnh ORT theo lứa tuổi của gà Lương Phượng tại tỉnh Bắc Ninh Lứa tuổi (Tuần tuổi) Số hộ điều tra (hộ) Số gà điều tra (con) Số gà mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số gà chết (con) Tỷ lệ chết (%) 0 – 6 30 561 304 54,19 171 30,48 7 – 20 46 315 152 48,25 57 18,10 >20 17 152 62 40,79 16 10,53 Tổng 1028 518 50,39 244 23,74

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, ở các giai đoạn phát triển khác nhau số lượng gà nghi nhiễm ORT là khác nhau. Trong tổng số 93 hộ chăn nuôi được điều tra, tỷ lệ nghi nhiễm trung bình chiếm khoảng 50,39% (518/1028). Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 54,19% (304/561) là nhóm gà 0 – 6 tuần tuổi; tiếp theo là nhóm gà 7 – 20 tuần tuổi với tỷ lệ khoảng 48,25% (152/315), nhóm gà có tỷ lệ nhiễm thấp nhất khoảng 40,79% (62/152) là nhóm gà trên 20 tuần tuổi. Trong tổng số 1028 con điều tra và theo dõi, có 244 con chết, chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 23,74% (244/1028). Trong đó, chiếm tỷ lệ chết cao nhất là nhóm gà từ 0 – 6 tuần tuổi, chiếm khoảng 30,48% (171/561); tiếp theo là nhóm gà từ 7 – 20 tuần tuổi với tỷ lệ 18,10% (57/315) và thấp nhất là nhóm gà trên 20 tuần tuổi chiếm 10,53% (16/152).

Có mối liên hệ giữa bệnh ORT và lứa tuổi (p < 0,05).

Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Hinz et al. (1994), bệnh

thường xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà và thấp hơn so với nghiên cứu của Pan et al., (2012). Khi túi khí bị vi khuẩn tấn cơng, chúng làm giảm độ ẩm khơng khí hít vào, dẫn đến mất cân bằng giữa các cơ quan trong cơ thể, sức đề kháng của con vật giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công lên các cơ quan khác (phổi, khí quản) nên bệnh càng trở nên trầm trọng hơn, tỷ lệ chết cao, khoảng 70% (Pan et al., 2012).

Hình 4.1. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo lứa tuổi

Điều này có thể được lý giải như sau: Giai đoạn từ 0 – 6 tuần tuổi, gà chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi, đặc biệt là hàm lượng kháng thể thụ động, phần lớn lượng kháng thể được cung cấp bởi q trình tiêm phịng vaccine của người chăn nuôi. Ở giai đoạn này cũng là giai đoạn mà gà được phòng vaccine nhiều nhất, khi cơ thể gà chưa đáp ứng được miễn dịch một cách đầy đủ, sức đề kháng chưa cao. Cơ thể chưa sản sinh ra được đáp ứng miễn dịch nên gà rất hay mắc một số bệnh truyền nhiễm như Gumboro, E.coli, Newcastle, CRD, thương hàn, bạch lỵ, cầu trùng… làm cho sức đề kháng của gà giảm, nguy cơ nhiễm vi khuẩn

ORT cao hơn.

Ở giai đoạn 7 – 20 tuần tuổi và trên 20 tuần tuổi, gà đã thành thục, miễn dịch đã được đáp ứng đầy đủ, sức đề kháng tốt, nguy cơ nhiễm bệnh giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale trên gà lương phượng và chẩn đoán bệnh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)