Trình độ dân trí của hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 106)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3.Trình độ dân trí của hộ nghèo

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên

4.2.3.Trình độ dân trí của hộ nghèo

Tình hình chung về hộ nghèo phản ánh một phần về tình hình chung, đặc điểm của hộ. Nó phản ánh một phần nguồn lực của hộ, từ đó chúng ta có thể có những tác

động để hộ điều kiện lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể cho từng hộ để hộ có thể phát triển sản xuất kinh doanh, thoát nghèo bền vững.

Trong hộ thì chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến quyết định sản xuất kinh doanh của hộ. Tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng ứng phó với những thay đổi bên ngoài thường linh hoạt hơn nhưng chủ hộ có độ tuổi cao. Qua nghiên cứu, độ tuổi trung bình của các hộ nghèo ở Lương Tài là khá cao. Điều này chứng tỏ để các hộ này thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, thay đổi nghề nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất là tương đối khó khăn.

Trình độ dân trí của người dân chưa thực sự đồng đều. Nhận thức còn hạn chế, chưa tiếp xúc nhiều với bên ngoài nên có tâm lý rụt rè sợ thất bại. Chính vì vậy họ không dám vay tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cũng một phần do trình độ dân trí thấp nên người dân chưa sử dụng hiệu quả triệt để nguồn vốn vay dẫn đến tình trạng kinh tế của người dân không phát triển được. Thêm vào đó là chính người dân cũng chưa thực sự quan tâm tới việc kiểm tra giám sát quá trình thực thi chính sách, thể hiện ở việc người dân thường không nhiệt tình tham gia vào các cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện. Nên rất khó để có thể đánh giá rút kinh nghiệm cho quá trình thực thi chính sách nói chung và quá trình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002 NĐ-CP nói riêng.

Bảng 4.23. Trình độ dân trí, thu nhập của người dân được điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Xã Minh Tân Xã Trung Kênh Xã Lai Hạ Tổng số hộ điều tra Hộ 30 30 30 1. Tuổi bình quân chủ hộ Năm 45,93 47,66 42,48 2. Nhân khẩu/hộ Người 5,55 5,31 4,90 3. Lao động/hộ Người 2,10 1,84 2,33 4. Trình độ văn hóa của chủ hộ

-Cấp 1 Người 6 4 3

-Cấp 2 Người 17 18 20

-Cấp 3 Người 7 8 7

-TC, CĐ, ĐH Người 0 0 0

5. Điều kiện thu nhập

- TB Hộ 3 2 1

- Thấp Hộ 27 28 29

Trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất của hộ. Nếu hộ nào có trình độ cao thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hay thay đổi phương thức sản xuất,... sẽ dễ dàng hơn các hộ có trình độ kém hơn. Qua nghiên cứu, chúng ta dễ dàng nhận thấy đa phần chủ hộ các hộ nghèo đều mới chỉ học đến bậc trung học cơ sở. Do vậy, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hướng dẫn hộ lập kế hoạch sản xuất, đào tạo nghề nghiệp mới cho hộ mà chỉ nên tập trung vào phát triển các ngành nghề sẵn có theo nguồn lực của hộ để phát triển kinh tế hộ. Điều này cũng chứng minh khi trình độ của chủ hộ thấp thì đồng nghĩa với khả năng thoát nghèo thấp. Do vậy, trong trong tương lai ngoài việc tập huấn kỹ thuật sản xuất nâng cao trình độ cho chủ hộ chúng ta cần có biên pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động kế cận của hộ để giúp hộ thoát nghèo bền vững như việc cho vay học tập để hộ đầu tư cho con cái học hành, nâng cao trình độ.

Việc có nhiều lao động ăn theo cũng làm giảm khả năng thoát nghèo của hộ. Qua điều tra, trung bình mỗi hộ có khoảng trên 5 người. Mỗi hộ gia đình thường bao gồm 2 lao động chính, 2 con và một người già. Do vậy, tỷ lệ người ăn theo 2 lao động chính là khá cao, do đó ảnh hưởng lớn đến khả năng tích lũy, tái đầu tư và phát triển kinh tế của hộ. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nghèo của hộ.

Ngoài ra tình hình sử dụng vốn vay của hộ và tâm lý của hộ nghèo cũng ảnh hưởng đến thực thi chính sách tín dụng: Sử dụng vốn vay có hiệu quả là vấn đề không chỉ đặt ra cho người đi vay mà còn đối với cả NHCSXH. Đối với các hộ nghèo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả là cơ sở để tăng thu nhập, tiến tới xóa đói giảm nghẻo và đây cũng là nền tảng để hộ hoàn trả vốn và lãi vay cho ngân hàng. Trong thực tế để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là đối với các hộ nghèo nhằm giúp hộ nâng cao thu nhập và tránh thất thoát vốn các tổ chức tín dụng thường kết hợp với các tổ chức đoàn thể kiểm tra rất chặt chẽ từ khi hộ nghèo tiến hành vay vốn thông qua các phương án sản xuất kinh doanh đến kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình hộ thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh đó. Hầu hết các hộ nghèo đều sử dụng vốn vay thu nhu cầu của mình và theo đúng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ. Đa số các hộ đều sử dụng vốn vay vào trong sản xuất nông nghiệp như đầu tư trồng lúa, rau, chăn nuôi trâu bò, lợn, gà,... Qua nghiên cứu chỉ có 2 hộ là vay vốn về đầu tư mở cửa hàng tạp hóa nhỏ, bán tại địa bàn để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hộ.

Tâm lý chung của hộ nông dân nghèo là rụt rè, tự ti, trình độ dân trí thấp. Phần lớn hộ nông dân nghèo có trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu. Sản xuất của hộ nông dân nghèo còn mang tính tự cung tự cấp, họ ít có điều kiện tiếp xúc với thị trường và thường chỉ biết độc canh cây lúa, không biết mở mang ngành nghề. Mặt khác đa phần hộ nghèo không có kiến thức cơ bản về thị trường và sản xuất hàng hoá, sự trao đổi hàng hoá giữa các hộ gia đình và các vùng với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 106)